Thái Tử
Chương 214 :
Ngày đăng: 04:42 19/04/20
Editor: Tuyết Lâm
Cố vấn: Băng Tiêu, Gấu
Beta – reader: Fuyu, Linh Nhi
Vịnh Thiện vội vã thay đổi trạng phục cùng với Vịnh Lâm đến thăm hỏi bệnh tình của phụ hoàng.
Viêm đế bệnh tình chuyển nặng, chỉ một chút thôi cũng đã khiến cho thiên hạ đại loạn, huống hồ lại là phụ tử thân tình nên không cần chuẩn bị kiệu hay mang theo nội thị bên cạnh, huynh đệ hai người cứ thế bất chấp những cơn gió lạnh thấu xương của buổi sáng mùa đông mà bước ra khỏi Thái tử điện.
Ngày hôm qua tuy rằng có chút ánh nắng nhưng lại sớm qua đi, khiến cho một tầng sương dày ngưng tụ trắng xóa, Vịnh Thiện cùng Vịnh Lâm nhìn sắc trời mờ mịt buổi sớm, mơ hồ nghĩ đây ắt hẳn không phải điềm lành làm cho cả hai có chút sợ hãi, cứ đạp lên lớp tuyết dày mà bước nhanh, kết quả không tránh khỏi có chút lảo đảo.
Từ khi chính thất hoàng hậu của Viêm đế mất đi, ngôi vị hoàng hậu nhiều năm liền bỏ trống, Viêm đế cũng không biết nghĩ như thế nào mà hai lần sắc phong Thái tử nhưng đều đem mẫu thân của Thái tử vứt qua một bên, nhất quyết để vị trí cai quản hậu cung không do bất cứ ai nắm giữ, còn về phần tẩm cung của Viêm đế lại bố trí ở nơi xa nhất, đó là Thể Nhân cung.
Vịnh Lâm và Vịnh Thiện bước trong gió lạnh đi qua non nửa hoàng thành, vừa lúc chạy tới Thể Nhân cửa cung thì mồ hôi đã thấm ướt cả y phục.
Bầu không khí ở đây tương đối trang nghiêm nhưng cũng thập phần nặng nề.
Không ít đại thần nghe được tin tức liền lập tức chạy đến tập trung ở cửa cung, có lẽ cũng mới đến chưa bao lâu nên trên trán mồ hôi vẫn còn ướt đẫm. Mọi người trông thấy Vịnh Thiện đi tới liền hơi có chút động tĩnh.
“Thái tử đến rồi.”
“Vịnh Thiện điện hạ.”
Vịnh Thiện xua tay ngăn bọn họ hành lễ rồi dẫn Vịnh Lâm nhanh chóng hướng vào bên trong.
Bảy tám nội thị thường ngày hầu hạ Viêm đế đang đứng khoanh tay ở ngoài cửa phòng canh gác, vừa nhìn thấy Thái tử đi đến liền rón ra rón rén muốn hành lễ thỉnh an nhưng Vịnh Thiện thái độ rộng lượng lập tức miễn lễ cho bọn họ, trên gương mặt hiện rõ sự lo âu nhanh chóng gọi tên quản sự nội thị Ngô Tài lại một bên hỏi, ” Hiện tại bên trong rốt cuộc thế nào? Thái y có nói gì không?”
Ngô Tài cũng vô cùng lo sợ, cẩn thận lắc đầu rồi nhỏ giọng nói: “Thái y còn chưa ra. Hoàng thượng lúc canh tư thức dậy đã nói chuyện không được tự nhiên, nhưng căn dặn không cho nô tài truyền ra ngoài, tối hôm qua Trương thái y đã xin Hoàng thượng cho xem mạch.” Ngừng lại một chút, hắn nhìn sang hai bên tiếp tục hạ thấp âm thanh nói: “Nhưng sáng sớm hôm nay lại truyền chỉ triệu Trần thái y lập tức vào cung.”
Vịnh Thiện sắc mặt trầm xuống.
Trong số các vị thái y, Trần thái y tuy tuổi già sức yếu nhưng lại là người được Viêm đế cực kỳ tín nhiệm, phàm là đại sự trong cung cần người bắt mạch thì nhất thiết phải qua tay người này thì Viêm đế mới có thể tin tưởng được.
Lần trước chân Vịnh Thiện bị thương bị Vịnh Thăng tố giác, Viêm đế chính là đã phái vị Trần thái y này đến để chữa trị.
Lần này nếu không phải có đại sự xảy ra thì vì cớ gì ngay từ lúc sáng sớm hoàng thượng đã hạ chỉ triệu lão tiến cung?
Vịnh Thiện vừa nghĩ vừa phất tay ra hiệu cho tên nô tài đang định bẩm báo quay về chỗ cũ rồi liếc nhìn về phía cửa phòng phong kín của Viêm đế, ngoài cửa nội thị canh gác hết sức nghiêm ngặt, những thị vệ được đặc cách mang kiếm trấn thủ nơi hành lang cũng tăng lên gấp bội, thật là giống như đang bày trận nghênh đón đại địch.
Hắn trong lòng đang cố gắng đè ép một tảng đá lớn vô hình nặng trịch đến mức khó chịu, cũng miễn cưỡng khống chế nét mặt, chỉ để sót lại trên đó một chút thần tình lo lắng.
Vịnh Lâm ngược lại không giấu được tâm sự, nhìn Vịnh Thiện thầm trao đổi với tên nô tài ấy xong liền tiến đến hỏi: “Vịnh Thiện ca ca, phụ hoàng rốt cuộc ra sao? Bệnh có nặng lắm không?”
“Câm miệng!” Vịnh Thiện bỗng dưng quát khẽ, bất mãn trừng mắt nhìn Vịnh Lâm rồi trầm giọng nói: “Ngươi nói bậy cũng không biết lựa chỗ? Phụ hoàng đang lúc tráng niên, ta xem đại khái gần đây khí trời giá lạnh nên Người bị cảm một chút, chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là khỏi.”
“Nhưng...”
“Đừng nói nữa. Thái y đang ở bên trong, muốn biết cái gì chờ một lát nữa bọn họ đi ra rồi hãy nói.”
Vịnh Lâm lần này coi như nghe lời liền ngoan ngoãn ngậm miệng, chỉ là rầu rĩ đứng cùng với ca ca nơi hành lang. Liên tiếp mấy ngày trước, thời tiết mặc dù là mùa đông nhưng vẫn còn ấm áp, vậy mà đến hôm nay bỗng nhiên lại trở nên cực kỳ lạnh lẽo, trời đã dần sáng nhưng gió bắc thổi đến lại càng lạnh thấu xương. Vịnh Thiện dường như chẳng quan tâm đến điều đó, vẫn khoanh tay trầm tĩnh đứng yên hệt như một bức tượng điêu khắc, Vịnh Lâm da dày thịt thô cũng ngoan ngoãn cùng Vịnh Thiện đứng đó, hoàn toàn không muốn gây thêm rắc rối nào cho ca ca nữa.
Đang chán nản chờ từng giây từng phút, lại có một người tự ý tiến vào cửa cung, dường như là một mạch chạy tới nên cũng không nhìn xung quanh, vừa đến trước mặt Vịnh Thiện, Vịnh Lâm mới lập tức dừng bước, hắn thở phì phò, âm thanh không dám quá lớn mà chào hỏi, “Là Thái tử điện hạ à? Vịnh Lâm ca ca cũng tới sao?”
Thì ra là Vịnh Thăng.
Xem ra cũng là vừa nghe được tin tức đã vội vã thay đổi trang phục chạy tới thỉnh an.
Vịnh Lâm tâm tính đơn giản, vừa thấy Vịnh Thăng tới ngay lập tức bắt chuyện thăm hỏi, lại còn thân thiết vỗ vỗ lên vai hắn: “Đã lâu không gặp, Ngũ đệ. Ngươi cũng vội vàng đến đây? Thái y còn chưa ra, huynh đệ chúng ta đành chờ thêm một chút nữa vậy.”
Vịnh Lâm kỳ thực ít nhiều gì cũng biết Thục phi không chỉ cùng Lệ phi bất hoà mà đối với Cẩn phi cũng có tranh đấu gay gắt, nhưng trong mắt hắn, phi tử trong cung dù có đấu đá với nhau thì huynh đệ bọn hắn trước sau gì cũng là thân tình ruột thịt nên không thể nói rõ ai tốt ai xấu.
Vịnh Thiện nhìn thấy Vịnh Thăng thì tâm tình đột ngột biến đổi, ánh mắt lạnh băng nhìn Vịnh Lâm vẫn còn ngây ngây ngốc ngốc cùng Vịnh Thăng ba hoa, thiếu chút nữa đã thưởng cho cái tên đần độn này một cước để trút giận.
Nghĩ thì nghĩ như thế nhưng làm lại là chuyện khác, Vịnh Thiện liền dùng thái độ nên có của một ca ca đối với Vịnh Thăng hòa nhã nói: “Trời lạnh như thế mà còn hấp tấp chạy sang đây, ngươi đối với phụ hoàng thật là có hiếu. Nếu đã tới thì chúng ta cùng nhau đứng chờ.”
Lúc sau Viêm đế mới thong thả tiếp tục: “Có một gia đình dựa vào nghề nuôi ngỗng để kiếm sống, cuộc sống sung túc. Người phụ thân đó có mười nhi tử, mỗi một nhi tử, dù là do chính thê hay tiểu thiếp sinh ra hắn đều rất thương yêu. Thế nhưng có một ngày, một trong số các nhi tử đó mắc phải quái bệnh khiến lão phụ thân rất sốt ruột, vội vã đem bạc thỉnh một đại phu đến xem, không ngờ đại phu thứ nhất lại thúc thủ vô sách (bó tay không có cách), nói rằng bệnh này quá khó khăn nên thỉnh danh y. Lão phụ thân lại lấy thêm nhiều ngân lượng mời một vị danh y, tên kia mặc dù có tiếng nhưng y thuật lại không cao vì thế đã nói với lão phụ thân rằng, tuy hắn biết nguồn gốc của loại bệnh này nhưng nếu muốn viết được đơn thuốc thì thiên hạ ngoại trừ đệ nhất kỳ y thì không ai có thể làm.”
“Giá chẩn trị của kỳ y đưa ra rất dọa người, nhưng lão phụ thân vô cùng yêu thương nhi tử nên cuối cùng đành cắn răng dùng toàn bộ số tiền tích góp được thỉnh kỳ y về nhà. Đại phu này quả nhiên lợi hại, chỉ một cái bắt mạch đã nói nhi tử của hắn bệnh tình không khó, đơn thuốc cũng không hề rườm rà khó khăn mà chỉ cần mỗi ngày đem một trăm khối tim ngỗng tươi hầm trong hai canh giờ, sau đó đem nước cô đặc thành một chén, mỗi ngày uống một lần sẽ khỏi.”
“Lúc đầu, lão phụ thân này theo phân phó của đại phu, mỗi ngày đều đem nước cô đặc từ tim ngỗng đó cho nhi tử uống, quả nhiên vừa uống xong, quái bệnh của con lão gần như khỏi hẳn khiến lão phụ thân hân hoan vô cùng. Nhưng con hắn một ngày không uống dược thì bệnh lập tức nặng thêm, đau đớn không chịu được. Uống dược như thế liên tục trong một tháng, gia đình đó đã giết hết ba nghìn con ngỗng, tất cả tài sản đều nhanh biến mất mà ngỗng cũng đã giết sạch, nhưng lão phụ thân chính là vẫn vô cùng yêu thương con hắn nên vẫn tiếp tục giết ngỗng sắc thuốc cho con.”
“Không ngờ một tháng trôi qua, nga tâm thủy không còn hữu dụng như ngày trước nữa nên lão phụ thân chỉ có thể lại một lần nữa tìm đến kỳ y. Kỳ y nói, nếu muốn thì đương nhiên có thể cứu chữa, nhưng chén thuốc lần này không thể dùng tim ngỗng mà phải dùng tim của một người, mà người này phải là huynh đệ của người bệnh thì dược mới thành công, nếu như dược liệu tốt, người bệnh mười năm cũng chẳng tái phát, thế nên dược liệu sẽ dùng tim nhị nhi tử của gia đình đó. Bởi vì nhị nhi tử kia là người có khả năng nhất trong các huynh đệ, tim của một người thông minh rất thích hợp làm thuốc dẫn.”
“Nghe đại phu nói xong, lão phụ thân liền rơi nước mắt, ngày thứ hai bỗng nhiên dậy thật sớm, tự mình xuống bếp vì nhi tử sinh bệnh của lão làm thức ăn lại thêm một bầu rượu còn nóng, tự mình bưng vào phòng cho nhi tử...”
Viêm đế chậm rãi mà kể, nói đến phân nửa đột nhiên dừng lại.
Vịnh Thiện kinh hãi ngẩng đầu liền bắt gặp ánh mắt đang nhìn xuống của Viêm đế.
Một người với tính cách trầm tĩnh như Vịnh Thiện cũng không tránh khỏi sắc mặt đại biến, gương mặt vì kinh hoàng mà trở nên vặn vẹo.
Viêm đế vờ như không phát hiện sắc mặt tái nhợt của hắn, cười hỏi: “Thái tử, ngươi đoán thử xem Phụ hoàng muốn gì?”
Vịnh Thiện choáng váng hệt như có người đang liều mình đánh từng hồi trống thật lớn làm hắn chấn động, cảm giác đau đớn hệt như có một bầy dã thú bị thương đang vùng vẫy tìm cách cấu xé lẫn nhau, đau đến không rõ huyết sắc.
Hắn kinh ngạc nhìn ánh mắt của Viêm đế, bỗng nhiên run giọng kêu một tiếng, “Phụ hoàng!”
“Nhi tử ngu dốt, đoán không được lão phụ thân kia muốn...” Vịnh Thiện dường như không thể nào hô hấp, tay gắt gao cầm lấy mép đàn mộc trước giường của Viêm đế, đôi môi run rẩy nói: “Nhi tử chỉ biết người chính là vị phụ thân tốt nhất trong thiên hạ, là thiên tử! Chuyện người nhà nghèo không giải quyết được, nhưng với người là tuyệt đối không khó khăn. Phụ hoàng, người là người thông minh lợi hại nhất trên đời, chuyện gì cũng không làm khó được người, Phụ hoàng, đây... đây đều là lỗi của nhi thần, xin phụ hoàng giơ cao đánh khẽ, buông tha cho Vịnh Kỳ ca ca! Cầu xin người buông tha cho Vịnh Kỳ ca ca! Phụ hoàng!”
Vịnh Thiện nói xong, liên tục dập đầu trên đất.
Viêm đế thờ ơ nhìn hắn dập đến mức trán đẫm máu tươi, hữu khí vô lực mà cười cười, “Trẫm là thiên tử nhưng trẫm thực sự cũng muốn làm một phụ thân tốt nhất trong thiên hạ... Thái tử, đừng tự dày vò mình nữa, hãy trở về đi.”
Vịnh Thiện còn muốn tiếp tục van xin nhưng Viêm đế đã gọi thị vệ tiến đến, ra lệnh “Thái tử lo lắng cho bệnh tình của trẫm nên đến giờ vẫn chưa chịu trở về. Các ngươi mau hộ tống điện hạ đi.”
Bọn thị vệ trong Thể Nhân cung cho tới bây giờ đều chỉ nghe Hoàng thượng phân phó, một đạo ý chỉ của Viêm đế vừa ban ra, đâu cần biết ngươi có phải Thái tử điện hạ hay không, ngay lập tức liền đem Vịnh Thiện “thỉnh” ra khỏi Thể Nhân cung.
Tuyết Lâm lảm nhảm tí: các nàng hiểu gì chưa? Lão hoàng đế này thương con thì thương thật nhưng chỉ thương một đứa, sẵn sàng lấy Vịnh Kỳ làm “thuốc” để “chữa bệnh” cho Vịnh Thiện bảo bối của lão…hơ…tội nghiệp hai anh!
P/s: Ta ứ biết lão hoàng đế này muốn gì nhưng mà ta chả thấy ưa lão già này tí nào….Lão mà dám hại Vịnh Kỳ “của ta” ta sẽ băm xác lão ra…..Đáng ghét >’’
(1) Tiêu dao du : Tiêu dao (tiêu diêu) là tự do tự tại, du là ngao du. Tiêu dao du có nghĩa là ngao du, rong chơi tự do tự tại. Những câu chuyện trong Tiêu dao du vận dụng tối đa nghệ thuật tưởng tượng, hư cấu vào ý thức sáng tác, kết hợp với cơ sở sự thật. Biệt tài kể chuyện ngụ ngôn của Trang Tử khiến ông không những xứng đáng là một triết gia mà còn là một tác gia văn học với hàng ngàn tỉ dụ trong văn chương. Vì thế, ông còn được xem là ông tổ của phái văn học u mặc trào lộng của nước Tàu từ xưa đến nay. Văn trong Nam hoa kinh toàn dùng lối nghịch thuyết, tức là lối nói nghịch để bổ túc những chân lý phiến diện của người đời. Bởi vậy, văn chương trong Nam Hoa chân kinh rất ngang dọc, phóng túng, khi nói xuôi, khi nói ngược, nói Đông để đả kích phía Tây, nói phải để tỏ thêm cái quấy, nói quấy để bổ túc cho cái phải.
Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: “Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành”.
“Một con ve và một con chim nhỏ cười chim Bằng rằng: ‘Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến biển Nam làm gì?’. Người đi đến cánh đồng ngoài chân thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no, còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba thăng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết cái gì?”
… Đem loài chim Bằng so với loài côn trùng bé nhỏ (con Côn); chỗ này tư tưởng Trang gặp điểm “bất nhị” của Phật học. Chim Bằng lớn có thú vui lưng chở trời xanh, chim Côn nhỏ có niềm hân hoan chưa bay cao mà đã rơi xuống, suy cho cùng, lớn-nhỏ chỉ là cái bên ngoài, còn tự tại thung dung thì không tách bạch.
Tiêu dao du, ngay từ những dòng đầu đã tỏ cái chí “du tử” của tác giả. Khác với chỗ đắc đạo của Lão Tử “rụt rè như mùa đông lội qua sông, nghỉ ngơi như sợ láng giềng bốn bên, nghiêm chỉnh như một người khách”, chỗ phóng nhiệm của Trang Tử bày biện khoáng đạt, rộng rãi như con chim Bằng bay qua biển Nam… Học thuyết của Trang Tử trong Nam Hoa chân kinh, vì thế trở nên vô cùng sinh động, kiến chiếu dưới nhãn quan của một hành giả đắc đạo “không hành, tuyệt đích”.
(2) Câu này trong đạo đức kinh:
DỊCH NGHĨA
Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.
LỜI BÀN
Trời đất, tức luật thiên nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng thường trách tạo hóa như vậy. Những câu: ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi, có sinh thì có tử… đều diễn ý cái ý “thiên địa bất nhân”. Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn. Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như chó rơm. Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa (Trang Tử – thiên Thiên vận)
Câu đầu, nửa trên ai cũng hiểu như vậy; nửa sau thì ý kiến bất đồng. Đa số cho “bách tính” là dân chúng. Wieger (do Jean Grenier dẫn – tr.79) cho bách tính là trăm quan: quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì trừ đi, vì vua chúa chỉ nên “yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân” cũng như trời đất sinh ra vạn vật chỉ cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm đến cái lợi riêng của một vật nào.
Theo Nguyễn Hiến Lê thì Lão Tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.
Câu sau Lão Tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ. Rất đúng và tài tình. Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch “bất khuất” là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều. Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.
Câu cuối thì Liou Kia-hway hiểu khác hẳn: càng nói nhiều về đạo thì càng không hiểu nó, nó bằng nhập vào đạo. Nhà khác lại dịch là: Nói nhiêu cũng không sao hết được, không bằng giữ mực trung.)