Thập Lý Hồng Liên Diễm Tửu

Chương 7 :

Ngày đăng: 23:44 21/04/20


Sự xuất hiện của Hoa Di Kiếm ở nơi này quả là một bất ngờ. Kỳ thực, ta cũng sớm nên nhận ra người này chính là Huyết Phượng Hoàng. Lúc nàng xoay người, ta còn thấy trên đầu nàng cài một cái Phượng Hoàng trâm. Ta lại không chịu mình bị sắc đẹp mê hoặc, chỉ có thể nói không biết.



Hoa Di Kiếm xưa nay đa nghi, khi thu kiếm không quên liếc ta vài phát.



Biểu hiện trên mặt Tuyết Chi hợp thành muôn dạng, ánh mắt sắc bén giống như lão phụ năm mươi tuổi.



Ta bị bọn họ kẹp ở giữa, dở khóc dở cười.



Cho đến đêm, mọi vật đều im lặng.



Khó có thể tin Tuyết Chi và Hoa Di Kiếm có thể hòa bình chung sống, vừa khéo đúng lúc Tuyết Thiên đi dò hỏi tin tức. Thời cơ tốt, ta tự nhiên lưu lại nghỉ nơi.



Trong khách *** vẫn có du hiệp tìm nơi ngủ trọ, ca nữ xướng vãn, rượu ngon một ly nhạc một khúc.



Bôn ba trên giang hồ cả nam lẫn nữ, nếu là người có tài, tất không ảnh hưởng tuổi tác. Có khi thấy thiếu niên hăng hái nói chuyện giang hồ, tán gẫu võ lâm, chỉ càm thấy vạn phần kinh ngạc. Nhưng lấy lại *** thần nghĩ lại, năm đó khi ta và Lâm Hiên Phượng rời khỏi Loạn Táng thôn, đại để cũng ở tuổi này.



Là vật đổi sao dời.



Vài năm trôi qua, hiện tại nghe những người này trà trước rượu sau nói chuyện phiếm, ta đều thấy mờ mịt, lại hận năm đó lưu lạc giang hồ mà không tìm hiểu.



Giang hồ hưng vong thay đổi, người mới xuất hiện, người cũ thối lui.



Có người bảy mươi mặt còn trẻ, có người bảy thước lưỡng tóc mai.



Có lẽ tại bởi đêm yên lặng, đèn nơi khách *** ngất ngưởng, trừ tiếng mọi người nói nhỏ, chỉ còn lại âm thanh của rượu.



Từ đầu tới đuôi, những người bọn họ đề cập, ta chỉ biết Huyết Phượng Hoàng.



Từ lúc Trọng Liên tại đại hội anh hùng tái nhậm chức, bị thua, võ lâm lại tung tin vịt, thần thoại đều kết thúc bằng cái chết, lời đồn đại chuyện nhảm nhí, danh chấn nhất thời, sẽ thành việc đã qua.



Huyết Phượng Hoàng thường xuyên xuất đầu lộ diện lại không mất đi tính thần bí, chính là hợp với khẩu vị của họ. Lại có không ít người phỏng đoán nàng là nữ tử, khiến họ lại càng trở nên sài lang hổ báo.




Cấm dục bao lâu, nhưng lại nhanh như vậy thành đồ đệ bọn đạo chích.



“Thực xin lỗi, cô nương, ta đã lập gia đình.”



“Nam nhân tam thê tứ thiếp là chuyện bình thường, công tử cần gì phải để ý chuyện đó.



“Không, ta chung thủy với vợ của ta.”



Mắt nàng như xuân thủy, dịu dàng nhìn ta.



“Lâm công tử, người được công tử yêu thương thật hạnh phúc.”



Nàng dò xét một lúc, cách khăn che mặt, nhẹ nhàng chạm môi ta, rồi biến mất trong bóng đêm.



Sau đó, ta giật mình lùi lại mấy bước, đá ngã bình rượu trên mặt đất. Rượu đổ vào dòng nước, cuốn đi giấy hồng.



=======



(1) Tiểu vu kiến đại vu:



Chữ “Vu” ở đây là chỉ người thời xưa chuyên coi việc tế thần là nghề nghiệp để lừa gạt tiền của. Ý câu thành ngữ này là chỉ thầy phù thủy nhỏ gặp thầy phù thủ lớn, tài năng của hai bên khác nhau một trời một vực.



Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tam quốc chí- Ngô thư-truyện Trương Hồng”.



Thời Tam Quốc có một đôi bạn rất thân nhau, một ngươi làm quan ở nước Ngụy tên là Trần Lâm, còn một người làm mưu sĩ cho Tôn Quyền ở Đông Ngô tên là Trương Hồng. Hai người đều có tài năng và rất kính trọng nhau. Họ tuy không sống cùng một nơi, nhưng vẫn thường xuyên viết thư qua lại thăm hỏi nhau và đàm luận về văn học. Một hôm, Trương Hồng nhân nhìn thấy một chiếc gối bằng gỗ lim rất đẹp, liền tức hứng viết luôn một bài phú rồi gửi cho Trần Lâm. Trần Lâm vô cùng tán thưởng bài phú này, rồi nhân một buổi tiệc đã đưa ra cho mọi người xem, và nói một cách tự hào rằng: “Bài phú này thực là tuyệt tác, các ông có biết không, đây là do Trương Hồng người bạn thân của tôi viết đó”. Ít lâu sau, khi Trương Hồng được đọc qua hai giai tác của Trần Lâm là “Võ khố phú” và “Ứng cơ luận” đã phải vỗ tay khen tuyệt. Trương Hồng viết thư cho Trần Lâm tỏ lòng khen ngợi phong cách sáng tác mới mẻ và độc đáo của Trầm Lâm, đồng thời còn khiêm tốn xin học hỏi Trần Lâm. Trần Lâm nhận được thư bạn cũng khiêm tốn hồi thư rằng: ” Tôi ở phương bắc đã không thông thạo tin tức, lại rất ít giao du với các văn nhân, học sĩ, tầm mắt còn rất hạn hẹp, ở chỗ tôi rất ít người viết văn chương, nên tôi trở nên có tiếng tăm cũng tương đối dễ dàng, nhưng đây không có nghĩa là tôi có tài năng xuất chúng, so với ông tôi còn kém xa, đây thật chẳng khác nào tiểu vu gặp đại vu, không thể bày trò pháp thuật được nữa “.



(2): Nhất cổ tác khí.



Chữ “cổ” ở đây là chỉ trống trận, còn “Tác khí” có nghĩa là *** thần hăng hái. Nguyên ý của câu thành ngữ này là chỉ khi bắt đầu chiến đấu thì *** thần binh sĩ rất hăng hái. Nay thường dùng để ví về nhân lúc *** thần mọi người đang dâng cao thì làm ngay cho xong việc. Đây có hàm ý khuyến khích. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tả truyện-Trang Công thập niên”. Thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên miên. Năm 684 trước công nguyên, nước Tề khởi binh tiến đánh nước Lỗ. Lỗ Trang Công dẫn quân ra Trường Chước để quyết một trận tử chiến với quân Tề. Khi nghe quân Tề nổi trống trận chuẩn bị tấn công. Lỗ Trang Công liền vừa định dẫn quân ra nghênh chiến thì bị Tào Khoái ngăn lại, ông cho rằng thời cơ chưa tới, khuyên Lỗ Trang Công hãy chờ đợi xem sao đã. Quân Tề thấy quân Lỗ không có động tĩnh gì lại nổi trống trận lần nữa, nhưng Tào Khoái vẫn cho là thời cơ chưa đến. Quân Tề vẫn thấy quân Lỗ án binh bất động, lại nổi trống trận lần thứ ba để khiêu chiến. Bấy giờ, Tào Khoái mới bảo Lỗ Trang Công rằng: “Thời cơ tấn công đã đến”, kế đó tiếng trống trận của quân Lỗ nổi lên như mưa dồn gió dập, đám quân sĩ đang cố nén chờ đợi nay đã bùng lên như sóng cồn. Quân Tề ba lần định tấn công nhưng không thành, nên *** thần của quân sĩ đã bị tiêu giảm, *** thần rất căng thẳng và mỏi mệt, thậm trí đã có người ngồi xuống nghỉ ngơi, bị quân nước Lỗ đột nhiên xuất kích đánh cho một trận tơi bời. Sau khi giành được thắng lợi, Lỗ Trang Công mới hỏi Tào Khoái rằng: “Vì sao lại phải đợi quân Tề nổi ba lần trống trận rồi ta mới đánh?”. Tào Khoái nói: “Đánh trận là phải nhờ vào *** thần của binh sĩ. Khi đánh trống trận lần thứ nhất là lúc *** thần binh sĩ hăng hái nhất, đánh trống lần thứ hai thì *** thần binh sĩ đã bị tiêu giảm, đánh trống lần thứ ba thì dũng khí của binh lính đã bị hao tận. Bấy giờ, binh lính của ta lao lên trong tiếng trống trận, một đạo quân đang *** thần hăng hái, đánh một đạo quân đã uể oải mệt nhọc thì làm sao mà không thắng”.