Thật Ư? Thật Ư? Phải Là Hồng Phai Xanh Thắm
Chương 100 : Suy tư lúc giao thừa
Ngày đăng: 12:19 19/04/20
Tết Sùng Đức năm thứ hai là
cái tết đìu hiu nhất kể từ khi Minh Lan xuyên đến, không bày tiệc lớn,
không đốt pháo, quần áo cũng không may thêm vài cái, nhưng mà vắng vẻ
đìu hiu thế nào cũng không cản được khí thế hừng hực của Thịnh Hoành.
Đêm giao thừa, mấy người họ Thịnh cùng nhau ăn bữa cơm tất niên rồi cùng thức đến đêm khuya đón giao thừa.
Thịnh Hoành luôn phô trương là nhà thi thư gia truyền, đương nhiên không cho phép các loại hình giải trí không có giá trị văn hóa như chơi đoán
số, đánh bài được lên chương trình, theo thông lệ, anh Trường Bách mở
màn, mặt không cảm xúc đứng lên cao giọng đọc thơ: ‘Chẳng phải năm mới
không thêm tuổi? Băn khoăn chi cho phí uổng thời gian. Cố gắng sống cho
tận tháng ngày, tuổi trẻ như thế ấy là đáng khen!” (thơ edit kiểu tự chém. +_+)
Bài thơ ‘Thủ Tuế’ của Tô Thức, rất tích cực, rất tiến bộ, rất có ý nghĩa khích lệ.
*Tô Thức: hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn,
nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong
Bát đại gia Đường Tống. Cuối năm Nhâm Dần, bấy giờ Ông đang công tác tại Kỳ Dương; lúc mọi người đang sửa soạn ngày tết, nhớ nhà, Ông làm ba bài thơ Quĩ tuế, Biệt tuế và Thủ tuế. Phong tuc ở đất Tây Thục, quê của
ông, cuối năm người ta tặng đồ ăn cho nhau gọi là “quĩ tuế”; mang rượu
và thức ăn tặng nhau thì gọi là “biệt tuế”; kể từ đêm trừ tịch cho đến
rạng ngày nguyên đán mà không ngủ, gọi là “thủ tuế”, thức đêm để canh
chừng một năm cũ sắp qua và một năm mới sắp đến. Thơ Hán:
“Minh niên khởi vô niên, tâm sự khủng tha đà, nỗ lực tận kim tịch, thiểu niên do khả khoa!”
Thơ ngâm xong cả bàn tiệc lặng ngắt, chỉ có Toàn nhi toe toét khoe mấy
cái răng hạt gạo cười khanh khách, khoa chân múa tay cho cha mình ít mặt mũi. Thịnh Hoành co giật cơ mặt. Minh Lan giật nhẹ khóe miệng. Như Lan
một mình một nỗi lòng. Trường Phong cúi đầu nâng chén rượu. Vương thị
liếc mắt tiếp tục gắp thức ăn cho lão phu nhân, suýt nữa muốn ngửa mặt
lên trời hét lớn – bài thơ này bà ta nghe cũng phát thuộc làu làu rồi (Vương thị vốn là mù chữ mà nghe mãi cũng phải thuộc).
Anh Trường Bách đúng là một đóa hoa hiếm có, giao thừa hàng năm anh Bách đều trước sau như một đọc diễn cảm bài thơ này, nội dung giữ nguyên,
lặp lại y hệt, thậm chí ngay cả biểu cảm cũng như một, chính là không
cảm xúc.
Năm đầu tiên mới cưới, Hải thị còn dịu dàng thùy mị, vẻ mặt đầy sắc xuân say đắm nhìn chồng mới cưới của mình, biểu hiện e thẹn nghe anh áy đọc
thơ diễn cảm. Bây giờ sau hai năm, Hải thị vẻ mặt như không có gì xảy
ra, nhìn ra ngoài cửa sổ, trăng giao thừa vừa sáng vừa lớn nha. (Giao thừa làm gì có trăng)
Sau đó, Trường Phong cảm xúc dào dạt đọc diễn cảm bài thơ ‘Đăng Khoa
Hậu’, giọng điệu trầm bổng du dương “Gió xuân ngựa cưỡi phi ào. Trường
An xem hết vườn nào có hoa”. Thịnh Hoành vuốt râu mỉm cười nghe. nhưng
nghe xong thì sừng sộ lên trách mắng anh ta một trận: “…bớt nóng vội,
nổi da gà. Như Lan thì lại rất hưởng thụ, mặt mày e thẹn tỉ mỉ thêu.
Nhìn cảnh này Minh Lan câm lặng.
Tình yêu là gì? Là Anna Karenina[‘] bỏ chồng bỏ con để đi sống chung bất hợp pháp với người khác lại còn lao đầu vào xe lửa, là Vương Bảo Xuyến
không chịu yên ổn làm tiểu thư mà đi sống cuộc sống nghèo khổ cơ hàn
mười tám năm. Minh Lan không ngẩng đầu lên được, chẳng nhẽ muốn nàng đi
hỏi chú hai Cố một câu, nếu nàng jump, chú có jump theo không à? (tác
giả dung tiếng Anh trong bản raw luôn).
Không đùa nữa! Minh Lan vô cùng xem thường suy nghĩ lung tung của mình.
[‘] Anna Karenina: nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên của đại thi
hào người Nga Levtonstoi, đây là một tiểu thuyết kinh điển về hiện thực
xã hội, về hôn nhân, gia đình, tình yêu đi cùng bất hạnh hay tình yêu đi cùng hạnh phúc? Tác giả muốn xây dựng một nhân vật phụ nữ thượng lưu sa ngã hư hỏng nhưng đáng thương hơn đáng giận và đã thành công. Anna có
chồng và có con trai tuy chồng nhiều tuổi, khô khan và kết hôn vì mưu đồ giai cấp. Nàng nhanh chóng sa ngã và tay người tình Vronski. Họ yêu
nhau say đắm mãnh liệt thực sự và Anna đã có mang, nàng quyết định bỏ
chồng và con đi theo người tình. Họ sống với nhau không công khai vì
Anna không y hôn được, giữa nhiều khó khăn, vất vả cả cuộc sống, họ có
những mâu thuẫn vụn vặt, thiếu tin tưởng do cuộc sống mưu sinh đem lại.
Sau cùng khi Vronski bỏ đi sau cơn giận dỗi, Anna tuyệt vọng và đâm đầu
vào xe lửa để chàng mãi mãi khắc ghi cái chết của nàng.
[‘] Vương Bảo Xuyến là một trong những mỹ nữ Trung Quốc, vốn là con út
trong nhà tể tướng Vương Doãn. Bảo Xuyến không chỉ là thiên kim tiểu thư xinh đẹp mà còn là một cô gái rất thông minh.
Kết quả là quả tú cầu được Bảo Xuyến ném thẳng vào tay của chàng thư
sinh nghèo họ Tiết. Theo quy định, Bảo Xuyến sẽ được gả cho Tiết Bình
Quý. Tuy nhiên, Vương Doãn sau khi biết thân phận nghèo khổ của Tiết thì nhất định không đồng ý. Bảo Xuyến cũng không nghe theo lời cha, nhất
định đòi lấy cho được Tiết Bình Quý vì đó là người chồng trời đã định
đoạt cho cô.
Tuy nhiên, bên nhau chưa được bao lâu thì Tiết được lệnh nhập ngũ. Suốt
18 năm sau đó, mặc dù không nhận được bất cứ tin tức nào của chồng, song Bảo Xuyến vẫn một mực tảo tần chăm sóc mẹ già, chờ đợi ngày chồng trở
về.
Mười tám năm sau, Tiết Bình Quý nhờ lập được công trạng lớn, được phong
làm quan to trong triều đình. Tưởng chừng ông trời có mắt, cuối cùng đã
để cho hai người được đoàn tụ. Thế nhưng, chỉ 18 ngày sau khi hai người
gặp lại, Tiết Bình Quý bạo bệnh qua đời. Sau 18 năm chờ đợi đằng đẵng,
hạnh phúc của Bảo Xuyến chỉ vỏn vẹn 18 ngày và cô quay trở lại cuộc sống lẻ bóng một mình.