Thệ Bất Vi Phi

Chương 227 : Hứa hẹn

Ngày đăng: 23:55 21/04/20


EDIT: DOCKE



Ta nghĩ, mặc kệ là vua hay là hậu, là dân hay là nô, cả đời này cũng không thể ra đi nữa… Đương nhiên, vẫn phải kiên trì nguyên tắc. 



Ta nói: “Về sau, không cho chàng được cưới thiếp thất…”



Anh trầm mặc một lúc lâu, sau đó ‘Ừm’ một tiếng đáp lại, giọng nói tràn ngập vui sướng.



Ta nói: “Nếu chàng thay lòng đổi dạ, chúng ta liền ly hôn, à không, liền hưu phu…”



Anh đặt cằm lên đỉnh đầu ta, nói: “Được…”



Ta nói: “Còn nữa, không cho chàng ăn hiếp thiếp…”



Anh nói: “Như nhi, nàng không ăn hiếp bổn vương là tốt rồi…”



Hai người chúng ta ôm nhau đứng đó, nói vô số chuyện, không bờ bến. Có thể nói là hứa hẹn, cũng có thể nói đó là những lời tâm tình vô nghĩa. Mãi đến khi có người ở xa xa lớn tiếng nói: “Tiểu Phúc Tử, xem kìa, trời sắp tối rồi…”



Có người lớn tiếng đáp: “Đúng vậy, trời sắp tối rồi…”



Còn có người nói: “Đường khó đi lắm nha…”



Còn có người hùa theo: “Đường đến Thục rất khó, khó tựa lên trời xanh…”



Đây chính là câu nói bậy bạ của ta lúc đang nằm dựa trên lưng Tiểu Phúc Tử sau khi vào Thục. Hắn cũng học hỏi cực nhanh…
Bài ca lúc lên đài U Châu



Trước không thấy người xưa,



Sau không thấy kẻ sắp đến.



Ngẫm trời đất thật vô cùng,



Một mình bùi ngùi rơi lệ.



Trần Tử Ngang là một nhà văn nổi tiếng triều nhà Đường, hai mươi tư tuổi thi đỗ tiến sĩ. Ông là người có kiến thức uyên bác và có hoài bão lớn lao, từng nhiều lần dâng thư cho triều đình luận bàn về chính sự, nên được Võ Tắc Thiên rất mến mộ và được bà cử giữ chức Lân Đài Chính Tự (Tức quan Tư Đồ). Ít lâu sau lại được thăng chức Hữu Thập Di. Sau đó, Trần Tử Ngang cũng từng một thời tham gia quân đội.



Năm 696 công nguyên, Võ Tắc Thiên cử Kiến An Vương Võ Du Nghi dẫn quân sang thảo phạt Khi Tan (Một dân tộc thời cổ Trung Quốc). Trần Tử Ngang lại lần nữa xin gia nhập quân đội và giữ chức tham mưu.



Kỳ thực thì Kiến An Vương không phải là người văn tài võ lược, nên nhiều lần giao chiến đều bị thất bại. Mặc dù Trần Tử Ngang đã nhiều lần bày mưu hiến kế, thậm trí xin lĩnh mười nghìn quân làm tiên phong, nhưng đều bị Võ Du Nghi gạt đi và giáng chức ông xuống làm quân tào.



Trần Tử Ngang có hoài bão nhưng không được tung hoành, trong lòng buồn bực khôn nguôi. Ông leo lên đài U Châu nước Yến, cảnh vật nơi đây khiến ông nhớ đến truyện lịch sử Yến Chiêu Vương trọng dụng đại tướng Nhạc Nghị, Yến Chiên Vương rất mến mộ Nhạc Nghị và phong ông làm đại tướng, và giết hết những tên nịnh thần đã vu oan giáng họa cho Nhạc Nghị. Trần Tử Ngang nghĩ lại việc xưa mà thương cho thân phận mình, trong bao nỗi thương cảm hỗn độn, ông đã ngân lên bài “Đăng U Châu Đài Ca” bất hủ để dãi bày tâm trạng u uất, bi thương của mình. “Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả. Niện thiên địa chi u u, Độc thương nhiên nhi thế hạ”.



Bất đắc chí, năm 38 tuổi, ông lấy cớ cha già, xin từ chức về quê..



Năm 702, Huyện lệnh huyện Xạ Hồng là Đoàn Giản, vì nghe lời xui giục của Tể tướng Võ Tam Tư (cháu Võ Hậu) nên đã hại chết Trần Tử Ngang. Năm đó, ông 41 tuổi.



_________________