Thiết Huyết Đại Minh
Chương 2532 : Kịch chiến nhất phiến thạch (2)
Ngày đăng: 19:35 19/04/20
Đại quân tiên phong sáu vạn Kiến Nô do đích thân Đa Nhĩ Cổn suất lĩnh đã đến dịch trạm Sa Hà, các Sơn Hải Quan và Nhất Phiến Thạch không đầy trăm dặm. Tuy nhiên, Đa Nhĩ Cổn vẫn mang một suy nghĩ, Đa Nhĩ Cổn chưa hoàn toàn tin vào lời của Ngô Tam Quế, y không thể không đề phòng. Vạn nhất nếu như Ngô Tam Quế và lưu tặc thông đồng diễn một vở tuồng, thì Đa Nhĩ Cổn y không chỉ điều vẻn vẹn có sáu vạn quân tinh nhuệ, mà còn có tiền đồ và vận mệnh của nước Đại Thanh.
Cho nên, đại quân tiến vào dịch trạm Sa Hà liền dừng lại, Đa Nhĩ Cổn quyết định đợi sau khi đại quân phía sau đuổi kịp thì sẽ tiếp tục hành quân, đồng thời phái ra số lượng lớn thám mã thăm dò phía Sơn Hải Quan, xem thử rốt cuộc ở đó có xảy ra kịch chiến hay không?
Thám mã được phái đi đã trở về vào buổi tối hôm ấy, báo rằng phía Sơn Hải Quan và Nhất Phiến Thạch đều có tiếng chém giết, đặc biệt là cửa ải Nhất Phiến Thạch lại càng là chém giết vang trời. Có một thám mã còn liều lĩnh leo lên một ngọn núi nhỏ gần đó, phát hiện bên trong cửa ải có hai đội quân đang kịch chiến, tử thương la liệt, không giống như là đang diễn trò.
Nhận được tin tức, Đa Nhĩ Cổn phấn chấn không ngừng, xem ra Ngô Tam Quế thật sự đã phản bội lưu tặc rồi, việc này đối với nước Đại Thanh mà nói không thể nghi ngờ chính là tin tức vô cùng tốt.
(Xin nói rõ: Lúc Hoàng Thái Cực tại vị đã đăng cơ xưng đế, cũng đã sửa quốc hiệu thành “Thanh”, cho nên Kiến Nô tự xưng là Đại Thanh.)
Điều càng khiến cho Đa Nhĩ Cổn mừng rỡ, chính là vào buổi tối hôm ấy Ngô Tam Quế lại chỉ mang theo mười mấy thân binh chạy đến dịch trạm Sa Hà, trình “Quốc thư” lên cho Đa Nhĩ Cổn, dùng danh nghĩa của quan phủ Đại Minh chính thức thỉnh quân Thanh vào diệt giặc. Đương nhiên là Đa Nhĩ Cổn biết “Quốc thư” này là do Ngô Tam Quế ngụy tạo, Sùng Trinh cũng đã chết, thì lấy đâu ra Quốc thư Đại Minh?
Tuy nhiên, Quốc thư là thật hay giả cũng không cần lo lắng, điều quan trọng hơn là cuối cùng quân Thanh có lý do để tiến vào quan ải. Có lời thỉnh cầu của Ngô Tam Quế, quân Thành vào quan đã trở thành tiêu diệt lưu tặc, mang tiếng là “Đội quân nhân nghĩa” báo thù cho Sùng Trinh Đế, mà không còn như mấy lần tiến vào quan ải lần trước, là đội quân man di bắt người cướp của.
Một khi có cái mũ là “Đội quân nhân nghĩa” này, sự phản kháng sau khi quân Thanh vào quan sẽ giảm thiểu đi nhiều, bình định Trung Nguyên cũng không còn là mộng tưởng xa vời nữa. Nhờ hai tên Hán gian trụ cột Phạm Văn Trình và Ninh Hoàn Ngã, cùng với Hồng Thừa Trù đến sau, Đa Nhĩ Cổn cũng tương đối hiểu được văn hóa Hán.
Theo cách nhìn của Đa Nhĩ Cổn, văn hóa Hán là một văn hóa bệnh hoạn, bọn họ quá mức coi trọng những cái hình thức màu mè gọi là “Tam cương ngũ thường, lễ nghi liêm sỷ”. Về mặt này, biểu hiện nhất quán của người Hán chính là tính toán chi li, một bước cũng không nhường, còn đối với một chút lợi ích trên thực tế thì lại thường tỏ vẻ rất khẳng khái.
Nói cách khác, những tên quan hủ bại của Minh triều đã cãi nhau ầm ĩ rất nhiều năm về việc rốt cuộc là Đại Thanh sẽ trở thành thuộc quốc của Đại Minh hay là cùng vai cùng vế với Đại Minh. Bọn họ muốn tranh giành cái quyền làm chủ, vì thế không tiếc tấn công Khẩu Thủy Trượng mười mấy hai mươi năm, nhưng quay đầu lại, quân Đại Thanh vào quan vừa cướp bóc lượng lớn tài sản cùng vừa bắt bớ mấy chục vạn bách tính Đại Minh, bọn họ lại có thể trơ mắt ra mà nhìn, coi như không có gì.
Đa Nhĩ Cổn thầm xem thường cái thứ văn hóa Hán bệnh hoạn này.
Trong con mắt của Đa Nhĩ Cổn, bất kể là dân tộc nào, văn hóa nào, đều phải giống sói, ai mạnh thì người đó là vua, đường đường một Đại Minh triều, đến quốc gia mình, con dân của dân tộc mình cũng không bảo vệ được, còn tranh giành danh phận đại quốc cái rắm gì nữa chứ? Cho dù là giành được danh phận đại quốc, không có vũ lực mạnh mẽ làm hậu thuẫn, người ta muốn xâm lược thì xâm lược, thì có tác dụng quái gì?
Tuy nhiên, Đa Nhĩ Cổn cũng hiểu rõ, Đại Minh là một đế quốc rộng lớn, rộng lớn hơn nhiều so với trí tưởng tượng của y, dân tộc Hán cũng là dân tộc lớn, số lượng người Hán ước tính gấp một ngàn lần người Mãn. Nếu Đại Thanh muốn nhập chủ Trung Nguyên, thì chỉ có lợi dụng văn hóa Hán bệnh hoạn để tăng cường khống chế đối với người Hán, cho nên, lời thỉnh cầu của Ngô Tam Quế đối với quân Thanh mới quan trọng đến bực đó!
Bởi vì thứ mà Ngô Tam Quế đại biểu chính là lập trường của cố Minh, có lời mời từ “Quan phủ” của Ngô Tam Quế, trong lòng những sỹ lâm còn sót lại của Đại Minh sẽ không bài xích quân Thanh nữa, vì theo bọn họ thấy, giờ đây quân Thanh không còn là kẻ xâm lược, mà là đội quân nhân nghĩa giúp Đại Minh giải quyết quốc nạn. Đây chính là cơ sở để Mãn Thanh thống trị Trung Nguyên.
Trong cửa ải Nhất Phiến Thạch, đại doanh lưu tặc.
Lý Tự Thành đang triệu tập các quan văn, võ tướng dưới trướng như Lý Hữu, Lý Thông, Lưu Tông Mẫn, Mã Duy Hưng, Hạ Trân, Tiêu Văn Lâm, Tống Hiến Sách, Cố Quân Ân, Điền Kiến Tú, Lý Quá, Lý Nham đến nghị sự. Ngô Tam Quế vừa phái người mang chiến thư đến, tuyên bố ngày mai quân Quan Ninh sẽ bày trận ở ngoài phía đông cửa ải Nhất Phiến Thạch, quyết chiến cùng nghĩa quân.
Lý Tự Thành nhìn về phía Tống Hiến Sách, hỏi:
- Ý của ngươi thế nào, tên cháu nội Ngô Tam Quế này có thể đầu hàng Kiến Nô không?
- Khó mà nói.
Tống Hiến Sách nói:
- Nếu như Ngô Tam Quế thật sự dám đầu hàng Kiến Nô, vậy thì y sẽ phải mang tiếng xấu muôn đời. Nhưng nếu y không đầu hàng Kiến Nô, thì chắc chắn y sẽ chết không thể nghi ngờ, y quý trọng sinh mạng của mình hơn hay là quý trọng thanh danh của mình hơn, thật sự là vẫn không thể kết luận được.
Bỗng nhiên, mạc liêu tâm phúc Cô Quân Ân bước ra khỏi hàng nói:
- Bẩm Đại Vương, thuộc hạ cho rằng Ngô Tam Quế tuyệt không có khả năng sẽ cấu kết với Kiến Nô.
- Hả?
Lý Tự Thành nói:
- Nói rõ lý do của ngươi đi.
Cố Quân Ân nói:
- Quân Đại Thuận ta vào Kinh mới được hơn một tháng, còn Ngô Tam Quế phản bội lại không đến mười ngày, quãng thời gian ngắn như thế, Ngô Tam Quế sao có thể cấu kết với Kiến Nô chứ? Trước đó, Ngô Tam Quế và Kiến Nô vẫn còn là quan hệ đối địch, cho dù Ngô Tam Quế có lòng hàng giặc, Kiến Nô còn không dám tin nữa là.
Phân tích của Cố Quân Ân có một đạo lý nhất định của nó, chiếu theo lý thì đích xác là như vậy. Cho dù là Ngô Tam Quế có lòng hàng giặc, trước tiên phái người tiếp xúc với Kiến Nô, sau đó Kiến Nô lại phái người hồi âm, trước xác lập lòng tin chính trị lẫn nhau, sau lại đến xác lập quan hệ hợp tác, việc này cần một khoảng thời gian, tuyệt không thể bắt tay nhau trong thời gian ngắn được.
Nhưng đây chỉ là lý lẽ bình thường, thế gian có nhiều việc không thể chiếu thể lẽ thường mà làm, nhất là những người có sự quyết đoán và có thủ đoạn, mọi chuyện bọn họ làm đều không thể nghĩ theo lẽ thường được!
Nhưng điều hiển nhiên là Lý Tự Thành đã bị Cố Quân Ân và Lưu Tông Mẫn thuyết phục, hoặc giả nói là quá mức tự tin đối với mười vạn quân lưu tặc tinh nhuệ dưới trướng của mình rồi. Y dựa vào hơn nửa đời người cực khổ, sau đó một đêm trở thành người sống trong phú quý, cho rằng tiền kia ở trong tay có thể làm tất cả mọi chuyện trên thế gian, Lý Tự Thành thật sự vẫn chưa để Kiến Nô ở Quan Ngoại vào trong mắt.