Thứ Nữ Công Lược

Chương 682 : Dáng điệu ngây thơ (trung)

Ngày đăng: 17:24 30/04/20


Thập Nhất Nương có chút ngoài ý muốn, cười nói “Cháu gái nhà mẹ đẻ ta tới, ngươi nói với Ngũ phu nhân một tiếng, chờ chúng ta đi đến chỗ Thái phu nhân thỉnh an xong, ta sẽ tới đó”.



Nha hoàn kia nghe vội nói “Chúc mừng phu nhân” cười nói “Phu nhân nhà nô tỳ hai ngày trước còn hỏi Đại biểu tiểu thư bao giờ thì tới đây. Vừa đúng lúc, nô tỳ đi bẩm báo với phu nhân một tiếng. Phu nhân nhà nô tỳ biết, không biết sẽ cao hứng như thế nào đây?” Lại nói “Tứ phu nhân để Đại biểu tiểu thư thỉnh an xong thì quay về thôi, tránh cho phu nhân nhà nô tỳ biết vậy lại gọi nô tỳ trở lại mắng nô tỳ không hiểu quy củ”.



Nàng đây là mượn tên Ngũ phu nhân coi trọng Anh Nương. Thập Nhất Nương cười cười cũng không có ngăn cản.



Chỉ chốc lát Anh Nương rửa mặt trang điểm đi ra ngoài.



Hai búi tóc đơn giản hình xoắn ốc cài hai hạt ngọc trai, mặc áo hoa bối tử màu xanh lá mạ cùng màu xanh nhạt ở biên, váy màu trắng, không mềm yếu quá mà còn khá phóng khoáng.



Thập Nhất Nương cười cùng nàng đi đến chỗ của Thái phu nhân.



Qua một tuổi Oánh Oánh đã có thể vịn vào đồ bước đi. Thái phu nhân để cho người cho nàng lên giường gạch, nàng đang vịn kháng bàn bước đi.



Nhìn thấy Thập Nhất Nương nàng ngẩn khuôn mặt nhỏ nhắn lên, gọi “tổ mẫu”, nhưng bởi vì phát âm còn chưa rõ, chữ “tổ” hàm hàm hồ hồ, chữ “mẫu” lại rất rõ, giống như là gọi “Mẫu thân” làm cho mọi người đễu cười một trận.



“Ta lần đầu tiên gặp cô cô cháu, nàng cũng tầm tuổi cháu” Thái phu nhân lôi kéo tay Anh Nương nói chuyện “Chớp mắt một cái, các cháu đều lớn như vậy rồi. Ta cũng già rồi!”. Nói xong lời cuối thì sụt sịt khóc.



“Khổng Tử nói lục thập nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”



(Trích trong câu nói của Khổng Tử mà học trò ông ghi lại trong Luận ngữ: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”



Nghĩa là: “Ta mười lăm tuổi để hết tâm trí vào việc học, ba mươi tuổi tự lập thân, bốn mươi tuổi không nghi hoặc điều gì, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi nghe lời người là hiểu được, bẩy mươi tuổi muốn điều gì là tùy tâm mình mà không vượt ra khuôn phép, quy củ”).



Anh Nương cười nói “Chúng con còn vô cùng hâm mộ ngài đây này”.



Thái phu nhân nghe thế cười ha hả “Ngươi đứa nhỏ này, không ngờ đã đọc qua lời của Khổng Tử rồi” Không ngừng vỗ tay, thần sắc rất vui vẻ “Liền ở lại chỗ ta dùng bữa tối đi. Để ta cho Hâm biểu tỷ học theo” Lại vừa chỉ vào Hạng thị “Cháu cũng ở lại”. Sau đó cho người đi gọi Khương thị “Mang theo Đình ca nhi, cùng nhau tới đây dùng bữa tối đi”.



Anh Nương nhân cơ hội nhìn Thập Nhất Nương một cái.



Thấy Thập Nhất Nương nhìn mình khẽ cười, liền cười đáp ứng “Vâng”.



Thái phu nhân thấy vậy quở trách “Cháu không phải nhìn nàng. Ta muốn giữ cháu lại nàng cũng không dám không đồng ý”.



Hôm nay Thập Nhất Nương cũng không phải là Thập Nhất Nương năm đó, mười năm chủ trì việc bếp núc phủ Vĩnh Bình Hầu, dám trước mặt nàng nói như vậy chỉ có Thái phu nhân.



Cả nhà nghe như vậy lại cười một trận.



“Lòng Thái phu nhân quá thiên vị!” Có người cười vén mành lên đi vào “Chỉ nghĩ đến con trai, con “dâu” của Tứ tẩu, con cũng chưa dung bữa tối đây này”.


Cao, thấp, gần, xa, thấy khác ngay.



Chẳng rõ Lư Sơn hình dáng thật,



Bởi thân đứng ở chính nơi này.



Theogiải thích nghĩa của Thu Tứ ở trang “ góc nhìn.net”



Thực ra “thân tại thử sơn trung” thì chỉ thấy đất và đá và cỏ và cây…, chứ không thấy núi, nói chi mặt mũi thật của núi. “Cái lớn quá không thấy được”( Đạo đức kinh: “Đại âm hy thanh, đại tượng vô hình” ___Tiếng lớn quá không nghe thấy được, hình lớn quá không trông thấy được).



Phải xuống núi, đi đủ xa cho núi nhỏ đủ lại, thì mới bắt đầu thấy.



Nhưng khi ấy thấy không phải một, mà vô số mặt mũi. Cứ mỗi chỗ đứng trông, lại thấy một mặt mũi khác của cái được trông!



Tất cả đều “chân”. Và tất cả đều cục bộ.



Vấn đề không phải “chân diện mục”, mà toàn diện mục.



(*)Ý câu này nói muốn nhìn rõ một vấn đề thì phải nghĩ, nhìn nhận toàn diện, tổng thể vấn đề, chứ đừng nghĩ, nhìn nhận phiến diện.



Thập Nhất Nương đã nói rõ dàng như vậy. Khương thị về phòng suy nghĩ tự nhiên có thể nhìn ra chút đầu mối. Nhưng giữa nhà mẹ đẻ và nhà chồng. Nàng bây giờ thực không biết làm sao cho tốt? Ở trước mặt mẹ chồng nàng không biết làm gì tốt hơn nên giữ trầm mặc.



Cũng không nghĩ Mẹ chồng phá tan cục diện bế tắc này trước. Có nhiều người như vậy, nhưng muốn cho nàng giúp đỡ làm Xuân yến mùng ba tháng ba.



“Nói như vậy, Lão Tứ thật sự định trung tuần tháng ba lên đường trở về?” Nói một đống lời, Thái phu nhân chỉ nghe được câu nói này “Thời điểm hắn viết thư cho ta cũng nói như vậy. Ta còn tưởng rằng hắn là lừa gạt ta đây?”. Vội vàng gọi Thập Nhất Nương sang hỏi “Đến Đoan ngọ bọn họ có thể trở về sao? Con tốt hơn là tính toán, xem tết Đoan ngọ làm như thế nào xong cho phải. Hơn nửa năm rồi hắn không ở nhà đâu!”.



Thập Nhất Nương cười nói “Hầu gia chính là gấp trở về để mừng sinh nhật ngài. Đến tết Đoan Ngọ nhất định sẽ trở về kịp. Lúc đó con lại cùng Nương thương lượng, xem tết Đoan Ngọ này tổ chức làm sao cho tốt”.



Thái phu nhân gật đầu hài lòng “Để cho bọn họ không cần vội vã lên đường, thân thể quan trọng hơn. Sinh thần của ta có trở về kịp hay không cũng không cần gấp. Ta biết hắn hiếu thuận…” Nói hơn nửa ngày.



Khương thị đứng nơi đó nhìn Thập Nhất Nương điềm tĩnh, khuôn mặt tươi cười, trong lòng ngũ vị tạp trần.



Mẹ chồng như vậy có tính hay không là báo trước trước khi chính thức giao việc quản gia cho nàng?.



Hổ Phách cũng có băn khoăn như vậy: “…Chuyện nào cần xin chỉ thị của Tứ thiếu phu nhân? Chuyện nào cân xin chỉ thị của ngài?”.



“Xuân yến làm như thế nào? Cần tiêu bao nhiêu bạc? Bạc này xài như thế nào? Để cho Tứ thiếu phu nhân viết một kế hoạch”. Thập Nhất Nương cười nói “Ta xem các ngươi cứ chiếu theo kế hoạch làm là được. Đến lúc đó mua cái gì? Khách sảnh bố trí như thế nào? Định thực đơn ra sao? Các ngươi cứ cùng Tứ thiếu phu nhân quyết định là được”. Lại nói “Ngươi cùng Văn di nương nói một tiếng, bảo nàng giao một phần sổ sách mấy năm nay trong phủ cho Tứ thiếu phu nhân, như vậy lúc nó làm việc trong lòng cũng có nắm vững”.



Hổ Phách đáp một tiếng rồi đi.