Thuyết Đường
Chương 1 : Nghe trẻ hát, Tùy Văn Đế truất Đông Cung
Ngày đăng: 00:55 19/04/20
Truyện nhà Chu.
Khi đó nhà Chu nước mạnh, dân giàu, Bắc Tề Tây Ngụy khởi nghịch ngoài bờ cõi. Chu chủ sai đại tướng Dương Chung làm Nguyên soái con là Dương Lâm làm Tổng quân, cử sáu mươi vạn binh chinh phạt Bắc Tề, Tây Ngụy.
Dương Lâm mặt như nhồi phấn, người cao chín thước, quen dùng đôi long bổng nặng ba trăm cân, sức mạnh như sư tử.
Đại binh nhà Chu đánh dẹp Bắc Tề có trong vòng nửa tháng đã toàn thắng
chiếm giữ hết các thành trì. Dương Chung cho yết bảng an dân rồi kéo
quân về phục mạng Chu chúa. Chu chúa cả mừng phong cho Dương Chung làm
Tùy Công, cai quản nước Tùy để thống nhất giang sơn từ đó, lại phong
Quang Lâm làm Đại nguyên soái chỉ huy cả mười vạn quân binh bộ.
Dương Chung có một con trai là Dương Kiên, mắt sáng như sao bàn tay có
ba chữ Nghiễm Thanh vương. Vợ chồng Dương Chung mừng rằng con trai là
bậc phi thường. Dương Chung chết. Người con đó là Dương Kiên lên nối
tước, là Tùy Công. Chu chủ thấy Dương Kiên tướng mạo khác thường, có ý
nghi. Dương Kiên biết vậy, đem ngay con gái gả cho Thái tử để xóa lòng
nghi kỵ của Chu chủ.
Ít lâu sau, Chu chủ băng hà Thái tử thì nhu nhược. Dương Kiên mượn sức
chú là Dương Lâm truất bỏ Thái tử đoạt lấy giang sơn nhà Chu, lên ngôi
Hoàng đế, cải hiệu là Đại Tùy.
Dương Kiên tự xưng là Tùy Văn Đế, dựng con trưởng là Dương Dũng làm Thái tử, con thứ làm Tấn vương, lại phong Quang Lâm làm Cao Sơn vương phong
Cô thị làm Hoàng hậu. Tùy Văn Đế hết sức sửa sang việc triều chính, văn
thần có Kỳ Đức Lân, Cao Đĩnh, Tô Úy. Võ ban có Dương Tố, Lý Quốc Thiên,
Hạ Nhược Bật, Hàn Cầm Hổ, vua tôi cùng mưu tính sự thâu đoạt Nam Trần.
Đây hãy kể. Trần Hậu Chúa thông minh tuyệt bậc. Chỉ vì đa tửu sắc, ngày
đêm say đắm hai mỹ nhân là Trương Lệ Hoa và Khổng Quý Lân. Lại thêm hai
kẻ quyền gian là Khổng Mạnh, Giang Thông luôn luôn xiểm nịnh lôi kéo
Trần Hậu Chúa vào vòng đọa lạc dâm ô, tiếng xấu đồn đại đi các nước.
Nhân cơ hội đó, Tùy Đế cùng Dương Tố thương nghị, cử đại binh đánh Trần. Con thứ là Dương Quảng tức Tấn vương dầu không quen việc chiến trận
nhưng cũng cứ muốn lĩnh binh mã đánh Trần là vì thấy Thái tử Dương Dũng
nhu nhược nên Quảng có ý đoạt ngôi của anh.
Quảng tâu :
- Chúa Trần hoang dâm vô đạo, không đáng giữ giang sơn, con xin đi chinh phạt.
Vừa lúc ấy có tin báo :
- La Nghệ đã đem binh đến đánh Ký Châu.
Nghe tin Tùy Đế sai Dương Lân đem binh đi cứu giữ Ký Châu.
Đoạn, lại sai Tấn vương làm Đô nguyên soái Dương Tố làm Phó nguyên soái, Trương Đĩnh Cao Mã làm trương sử tư mã. Cầm Hổ, Nhược Bật làm tiên
phong đem hai mươi vạn binh đi đánh Trần.
Tần vương phục mệnh, thống lĩnh tướng sĩ đi như thác.
Quan trấn ải nước Tần thấy dại binh Tùy kéo đến vội dâng sớ về triều cáo cấp. Nhưng Giang Thông, Khổng Mạnh lại dìm giấu sớ đi, vì vậy binh Tùy
thừa thế kéo đến Quảng Nam, qua luôn Thái Thạch.
Tướng giữ Thái Thạch là Từ Tư Kiện thấy quân mã Tùy uy dũng quá, kinh sợ, bỏ thành mà chạy.
Khi đó Trần Hậu Chúa đang ôm gái đẹp trong tay, không biết giặc dã như
sóng bể tràn ngập cả nội địa rồi. Ba ngày sau nghe tin khẩn cấp, vội
giụi mắt ra triều sai hai tướng là Tiêu Mã Kha và Nhân Trung kéo quân ra chống giữ.
Hai bên dàn trận thế. Tướng Trần là Tiêu Mã Kha thúc ngụa múa đao ra
đánh. Tướng Tùy là Hạ Nhược Bật đánh chừng năm mươi hiệp rồi thét to một tiếng đâm Tiêu Mã Kha nhào xuống ngựa chết ngay.
Quân Trần mất tướng chạy xô nhau mà chết. Nhân Trung biết một mình không đương nổi quân Tùy cũng bỏ chạy về xin chịu tội.
Trần Hậu Chủ không quở trách nói :
- Đất nước ta vượng khí đế vương, binh Tùy dẫu dũng mãnh cũng không làm gì ta nổi!
Rồi lại cho Nhân Trung vàng bạc để lấy lòng rồi sai Trung ra đánh nữa.
Trung lo lắng lắm, bất đắc dĩ phải mở cửa thành ra quân. Gặp ngay tướng
Tùy là Hàn Cầm kéo đến. Trung sợ sệt, xuống ngựa, ném giáo đầu hàng.
Trung muốn lập công, hướng dẫn binh Tùy vào lấy thành.
Dân chúng thấy giặc vào nhớn nhác, kêu khóc vang trời đất. Vậy mà ngao
ngán thay, Trần Hậu Chúa ngồi ôm gái đẹp mà chờ tin thắng trận! Cho tới
lúc quân reo ngựa hí vang ầm lên, hôn quân mới cuống cuồng, lật bật
quẳng mũ, ôm đầu chạy trốn.
Quan Bốc sạ là Trương Hiền chạy vào nói :
- Xin Chúa Công cứ đội mũ, mặc giáp ngồi yên ở trên ngai.
Trần Chủ hoảng hốt nói :
- Giặc đông như ong vỡ tổ, sao bảo ta ngồi cho chúng giết?
Nói rồi hai tay dắt hai mỹ nhân, chạy đến bên giếng Cảnh Dương.
Thốt nhiên tiếng quân reo lửa cháy rực tròi. Trần Chủ bay hồn hoảng vía
dắt người yêu nhảy xuống giếng sâu. May mà tiết đông nước chỉ ngang đầu
gối nên chưa đến nỗi xuống suối vàng!
Binh Tùy tìm kiếm hôn quân, không thấy, bắt cung nhân ra hỏi.
Chúng chỉ ra giếng Cảnh Dương. Quân Tùy kéo ồ ra bờ giếng nhìn xuống chỉ thấy sâu như địa ngục, chúng gọi không thấy ai thưa bèn hô nhau lấy đá
ném xuống.
Khi đó, Trần mới kêu lạy, và xin dòng thừng xuống cho lên. Chúng cho thừng xuống kéo hôn quân và hai mỹ nữ lên.
Trần Chúa lên tới mặt đất, sụp xuống lạy tướng sĩ nhà Tùy.
Hàn Nhược Bật phì cười sai giam Trần Chúa vào một nơi canh giữ rất cẩn
mật. Tấn vương tới sau, mừng lắm, truyền chiêu an bách tính.
Sau đó Tấn vương sai Cao Đức Hoàng đi bắt hai mỹ nhân đem vào nội cung dùng.
Cao Đĩnh nói :
- Tấn vương làm Nguyên soái đề binh đi đánh kẻ dâm ô sao bây giờ cũng
lại dùng nữ sắc, e rằng lòng dân không phục, lòng quân không kính.
Đoạn có ý không muốn cho con đi bắt.
Lý Uyên nói :
được đạo tặc hắn tự do phóng xá để lấy vàng bỏ túi, mình rỏ mồ hôi mà
làm cho hắn giàu sang, được công với quan thầy thành ra hữu công vô lao, làm thằng tiểu tốt! Chỉ có thằng tầm thường hạ tiện mới làm như thế, ta làm sao được!
Phàn Hổ đứng dậy ra về.
Hôm sau quan phủ lại hỏi việc mời Thúc Bảo ra sao.
Hổ đã trót khoe tài Thúc Bảo với quan, đành phải đi lần nữa. Tới nơi
Thúc Bảo đi vắng chỉ có Ninh phu nhân. Hổ vào làm lễ, kể việc Thúc Bảo
từ chối không chịu đi làm việc quan cho phu nhân nghe. Phu nhân nói :
- Con ta ương gàn lắm, để rồi ta bảo nó.
Vừa lúc ấy, Thúc Bảo về, nói lớn từ ngoài cửa :
- Mẹ chớ nghe lòi Phàn Hổ. Con dẫu chết cũng không làm việc ấy.
Bà mẹ nói :
- Muốn làm lớn phải làm nhỏ đã, xưa kia ông nội con xuất thân là một tên lính giữ cửa thành sau rồi làm đại nguyên nhung. Con phải nghe lòi Phàn đại ca, cần lấy đường xuất thân đã, con không được cố chấp mà làm buồn
lòng mẹ đó!
Thúc Bảo vốn hiếu thuận đành chịu vâng lời.
Hôm sau Thúc Bảo cùng Phàn Hổ vào phủ chào quan Thứ sử Tế Nam.
Thứ sử hỏi :
- Tráng sĩ là Tần Quỳnh đó chăng Bảo nói :
- Chính thị là tôi đó!
Thứ sử nói :
- Đã từ lâu ta nghe nói đến Tần Quỳnh là một tay hào kiệt, vẫn có lòng
yêu, nay xin mời giữ chức Đô đầu vì nhân dân mà cản giặc giữ sự an toàn
cho người hèn yếu, đó là cái việc của nam nhi.
Thúc Bảo vái lui ra. Phàn Hổ rủ Thúc Bảo đi kiếm chiếc ngựa tốt.
Bèn cùng nhau đến nhà Nhuận Phủ.
Nhuận Phủ hớn hở vái Bảo mà rằng :
- Nghe tin mừng em chưa có lễ vật, đại huynh thứ lỗi cho.
Bảo cười :
- Cái chức mọn ấy, sao đã vội mừng. Chẳng qua ta vâng lời mẹ dạy đó thôi. Nay cần chiếc ngựa tốt, bán cho ta.
Nhuận Phủ chỉ bãi cỏ bên thang có chừng bốn trăm con ngựa mới buôn về nói :
- Tùy hai đại huynh chọn lọc cho thích ý. Ngựa Giang Đông, chẳng con nào bỏ đâu.
Phàn Hổ và Thúc Bảo bước tới ngắm từng con. Qua hết bốn trăm rồi mà Bảo
cứ lắc đầu. Bỗng có tiếng gầm to như sư tử rống rừng xanh. Bảo trừng mắt nhìn kỹ, thấy đó là chiếc ngựa sắc vàng, đứng cao tám thước lông dài
xoắn như mây nhưng mà gầy trơ xương. Bảo hỏi :
- Có cho nó ăn tử tế không mà gầy thế?
Nhuận Phủ nói :
- Nguyên có gã lái buôn ở Quán Tây mới đến dùng nó để tải đồ hàng. Gã
không dùng nữa đệ bỏ ra ba mươi lạng mua, vỗ cho ăn mãi mà không thấy
béo.
Thúc Bảo bước đến gần. Lạ thay con ngựa đó bỗng ngẩng đầu, mở to mắt
nhìn Bảo trân trân, rồi mắt đỏ hoe như gặp chủ cũ. Bảo xem chân, xét
khoáy, biết ngựa hay, bảo Nhuận Phủ rằng :
- Để tôi mua con ngựa gầy này.
Hổ bật cười to :
- Kén ngựa đi đánh giặc, sao lại dùng ngựa ốm?
Bảo mỉm cười không nói. Nhuận Phủ nói :
- Tần đại ca thích tất phải là tuấn mã, đệ xin kính biếu, ta chớ nên bàn tán!
Đoạn sai gia nhân dọn rượu ngoài vườn hoa, dưới gốc cây hòe đại.
Ba người cùng say. Đến lúc mặt trời lặn, Thúc Bảo trả tiền ngựa, Nhuận Phủ giãy nảy không chịu nhận, nói :
- Vật mọn đáng giá là bao. Đệ chỉ cầu huynh một ngày kia khi chiếc ngựa
này như thiên thần dưới cờ Đại súy, ngồi trên ghế võ ban tột bậc giữa
triều đình, thế là cái thằng lái ngựa này được thỏa tấm lòng rồi!
Bảo cười to :
- Ta cũng mong được thế, cho thỏa chí bình sinh.
Rồi, dắt ngựa lên đường. Về nuôi vỗ chừng nửa tháng, con ngựa ấy đã béo
tốt, cao lớn, lông vàng óng như mật ong và lông soáy như mây nổi.
Ai cũng khen Bảo là dòng nhà tướng, sành ngựa lắm.
Từ ngày làm Đô đầu, hễ hôm nào Thúc Bảo cầm đồng giản, nhảy lên yên đi
tuần tiễu là đạo tặc, giặc giã không dám thò đầu ra. Sau chúng rủ nhau
đi hết. Nhiều tráng sĩ muốn kết thân với Bảo. Suốt Sơn Đông rộng lớn,
tiếng tăm Tiểu Mạnh Thường Thúc Bảo vang lừng.
Một hôm thứ sử xét xong hai vụ án sát nhân, cần giải phạm nhân phát vãng ở phủ Lạc Châu và phủ Bình Dương, nhưng sợ dọc đường tù trốn mất nên
sai Thúc Bảo và Phàn Hổ làm việc ấy.
Phàn Hổ đưa tội nhân đi Bình Dương. Thúc Bảo đi Lạc Châu. Bảo lạy biệt
mẹ, đeo hành lý lên vai, giải tội nhân ra đi. Khi đó vào độ thu tàn sang đông. Mây u ám, gió lạnh buốt, lá rừng lác đác trên đường thiên lý. Bảo và Hổ cùng đi một đường, chưa đến chỗ chia tay.
Một bữa kia đến một trái núi cheo leo tên gọi Lâm Đồng sơn. Trên núi có
ngôi đền thờ Ngũ tướng quốc. Thúc Bảo ngậm ngùi nói với Phàn Hổ rằng :
- Ngũ Tử Tư xưa khi ở Lâm Đồng này, còn làm người dân áo vải sức mang
nổi đỉnh ngàn cân. Sau làm tướng, áp chế cả chư hầu. Nay tiện qua dây ta muốn lên núi thắp hương lễ người xưa. Hiền đệ hãy đưa tội nhân ra ngoài ải Lâm Đồng chờ ta.
Phàn Hổ vâng lời giục tội nhân ra ngoài ải.