Thuyết Đường
Chương 7 : Vỡ Nam Dương, Ngữ phu nhân tự ải từ phu tướng
Ngày đăng: 00:55 19/04/20
Thấy binh Tùy đã lui, Thiệu mới hơi an tâm, suốt đêm ngày bỏ ăn bỏ ngủ
lên trên mặt thành tuần tiễu. Khi đó tuyết xuống mịt mù. Thiệu nghiến
răng chịu rét, phủ dụ khuyên dỗ ba quân cố tỉnh táo giữ thành. Tối đến,
dưới trại Tùy san sát như bát úp trùng trùng điệp điệp, đèn sáng lờ mờ
trong mưa tuyết. Tiêu Phương lúc nào cũng cắp gươm đi sau Thiệu, thấy
Thiệu lo lắng thở dài thì nói :
- Chủ soái nghĩ xem có phải đi cầu viện binh ở đâu chăng? Chúng vây mãi
tất quân ta hết lương, chán nản, thành sẽ vỡ như không. Chủ soái mau
định liệu.
Thiệu sực nhớ ra nói :
- Ta có người em họ tên là Ngữ Thiên Tích, sức khỏe ghê gớm, võ thuật cao cường lắm, hiện nay xưng Đại vương bên Đà La ở Hà Bắc.
Trên núi có hơn vạn lâu la. Nếu có người cam đoan đến đấy cầu cứu, may ra Tích đương được với sức dũng mãnh của Đô.
Tiêu Phương nói :
- Tiểu tướng xin đi.
Thiệu cả mừng, viết thư đưa Tiêu Phương Phương tạm biệt Vân Thiệu, lên
ngựa phi về cửa bắc. Quân Tùy vây đánh, Phương nổi giận đùng đùng múa
thương đâm luôn một lúc mấy trăm tên, chúng sợ hãi dãn cả ra. Chúng về
báo tổng binh Tân Văn Lễ. Lễ xông ra thì Phương đã phá vỡ ba vòng vây
phóng ngựa khá xa rồi, không đuổi nữa.
Phương đi suốt ngày đêm tới Hà Bắc, chưa biết La Đà sơn trại ở đâu. lúc
ấy mặt trời đã lặn, mây lại che kín, tuyết xuống và gió rét căm căm,
đoái trông bề rừng rậm non cao chẳng thấy nhà cửa đâu hết. Cứ thúc ngựa
đi mãi, bỗng thấy một rặng núi cỏ cao, gió rít ầm ầm, chim kêu vượn hót, suối reo róc rách chợt đâu tiếng thanh la vang động rồi có tiếng nhạc
reo. Tiêu Phương cả người cả ngựa rơi xuống hố. Lâu la cho móc sắc câu
Tiễu Phương lên trói lại.
Chúng dắt ngựa vác thương, giải Tiêu Phương qua mấy quả núi, qua một bãi rộng làm trường luyện võ đến một dinh trại gươm giáo sáng loé.
Chúng dẫn Tiêu Phương vào Tụ nghĩa đường. Chính giữa có một cái ghế cao lót da hổ, dưới chân có chiếc án rải da báo để đặt chân.
Lâu la trói Tiêu Phương vào cái cột, bỗng nổi ba hồi trống, chúng xếp
hàng hai bên. Một Đại vương bước lên ghế ngồi. Tên lâu la già ra quỳ bẩm :
- Hôm nay chúng tôi xuống núi bắt được con trâu mộng, xin lấy bộ tim gan để Đại vương xơi.
Tiêu Phương mở mắt ra thấy chúng cầm dao sáng loáng sắp kề vào bụng mình thì thở dài một tiếng kêu lên :
- Tiêu Phương nầy vì việc quân cơ mà chết ở đây thì thực uổng quá, chỉ
ngại cho Ngữ nguyên soái ta bị chúng bao vây lương hết, quân nản, mà
ngày đêm mỏi mắt chờ quân cứu viện, đau đơn biết bao nhiêu!
Đại vương lắng tai nghe thấy câu “Ngữ nguyên soái” thì vội hỏi :
- Nó nói gì thế bay?
Chúng đáp :
- Bẩm Đại vương, con trâu nó than thở đấy.
Đại vương bảo :
- Dẫn hắn lại đây, ta hỏi.
Chúng dẫn Phương đến trước mặt Đại vương. Hảo hán ấy nói rằng :
- Ngươi vừa than thở chi đó, nói cho ngay kẻo ta mổ bụng.
Phương đáp :
- Chủ soái chúng tôi là Ngữ Vân Thiệu trấn thủ Nam Dương. Hiện nay đại
binh Tùy có Võ Văn Thành Đô uy dũng lắm đang vây khốn Nam Dương, nên Ngữ chủ soái sai tôi đến La Đà trại đưa thư cầu cứu ông hảo hán Ngữ Thiên
Tích là em ruột. Người ấy có thể đối địch với Thành Đô. Nay tôi vào Đại
vương, xin Đại vương tha cho tôi để đi cầu viện binh giải vây cho chủ
soái tôi.
Hảo hán kia vùng đứng dậy, nhảy xuống đất hỏi to :
- Ngươi tên là gì đó?
Phương ngẩng lên nói :
- Tới là thống chế Tiêu Phương dưới trướng Ngũ nguyên soái.
Hảo hán vội mời Phong ngồi lên và nói :
- Tôi chính là Ngữ Thiên Tích, núi này chính là La Đà sơn, xin tướng quân miễn lỗi.
Đoạn sai lâu la dâng rượu. Rượu ba tuần, Tích hỏi :
- Anh tôi làm quan trấn thủ một lòng giữ cõi bờ cho chúa, cớ sao Võ Văn Thành Đô lại cử binh vây khốn, tướng quân cho tôi rõ.
Phong thuật hết việc Thái tử Dương Quảng giết Văn Đế, hại em là Dương
Dũng lại chém Ngữ Kiến Trương, rồi trừ cỏ nhổ gốc, lại đề binh hòng giết Vân Thiệu cho tuyệt dòng họ Ngữ.
Tích nghe xong gầm lên ba tiếng rồi buông tiếng khóc. Phương an ủi hồi lâu. Tích đập bàn mà nói :
- Hôn quân vô đạo tru diệt cha mẹ anh em ta. Nay lại uy hiếp anh ta, ta thề không cùng nó đội một trời.
Phương sục nhớ phong thư, rút bọc lấy ra. Tích đọc xong, lại gầm như hổ
dữ. Sớm hôm sau, Thiên Tích mặc đồ tang rong cờ trắng “Báo phục thù”,
điểm năm nghìn lâu la, còn một nửa để lại cho các đầu mục giữ sơn trại.
Tích lên ngựa xích thố, cùng Phương đem quân xuống núi, ngày đêm đi một
mạch tới núi Thái Hành sơn thì trời mưa tuyết, quân đói quá phải hạ trại nấu cơm.
Trên Thái Hành sơn, có Đại vương Hùng Khoát Hải. Hôm đó Hải đang ngồi trên đại sảnh, lòng mong nhớ nghĩa huynh, băn khoản nghĩ :
- Từ hôm từ biệt, Ngữ Vân Thiệu đại ca ta nói rằng trở về quan ải Nam
Dương, sẽ viết biểu tâu lên triều đình chiêu dụ ta, nay chờ đợi đã mỏi
mòn con mắt mà nào có thấy chi đâu. Đại ca ta là một bậc anh hùng có khi nào lại quên lời ước hẹn.
Khoát Hải càng nghĩ càng buồn bực, rượu say rồi dẫn lâu la xuống núi để
săn bắn và ngóng chờ Vân Thiệu. Khoát Hải mãi theo đuổi hưu nai, cho mấy đầu mục đi tìm hành khách.
Khi ấy có một bọn lái buôn vàng bạc ở Kinh qua đường này. Chúng khôn
ngoan bàn nhau trá hình làm hành khất, rách rưới lôi thôi, vừa đi vừa
rên rỉ. Đi qua chân núi Thái Hành sơn, chúng ùa té chạy. Mấy đầu mục của Hùng Khoát Hải hò lâu la đuổi.
Chúng nhanh chân chạy qua mấy đợt lui, thấy trước mặt có dinh trại cắm
bên dường, bèn chạy thọt vào, quỳ rạp vào dưới chân Ngữ Thiên Tích Đại
vương mà van lạy xin che chở.
Thấy bọn lái buôn đúng là ăn mày, Tích cho chúng vào dinh và bảo quân si thổi cơm cho chúng ăn. Bọn đầu mục của Khoát Hải Đại vương đuổi đến nơi biết là là lái buôn đã trốn vào trại, thì lên tiếng quát tháo ầm ĩ :
- Bọn khốn kiếp nào dám hạ trại ở giang sơn chúng tao đây?
Lâu la của Thiên Tích cười mà đáp :
- Chúng mày không thấy lá cờ của Ngữ Thiên Tích Đại vương Đà La trại cắm trên cành cây kia à?
Bọn đầu mục nói :
- Chúng bay nghe ta nói thì hết vía Chúng ta là đầu mục của Đại vương
Hùng Khoát Hải đây. Muốn sống thì trả bọn lái buôn, kẻo Đại vương ta đến thì thầy trò bay ra ma hết.
Ngay khi ấy, Ngữ Thiên Tích bước ra, nghe bọn đầu mục léo nhéo thì quát
to một tiếng, đuổi đi. Bọn đầu mục thấy Đại vương của mình đã to lớn dữ
dội mà Đại vương này có vẻ dũng mãnh hơn, liến xô nhau chạy. Chúng về
hốt hoảng lên núi tìm Khoát Hải nói rằng :
- Chúng tôi đuổi một bọn lái buôn vàng chúng nấp vào trại của một Đại
vương ở chân núi bên kia Đại vương ấy đánh đuổi chúng tôi và thách Đại
vương đến thì hắn xé làm hai mảnh.
Khoát Hải nổi giận đùng đùng phi ngựa tới, gọi Tích ra mà rằng :
- Đại huynh nên nghĩ tình đồng đạo mà trả ta bọn lái vàng.
Tích nói :
- Chúng là một lũ ăn mày rách rưới, chạy đến xin cơm, có lẽ đại huynh say rượu trông gà hóa cáo đấy thôi.
Hải quát to :
- Nếu vậy thì ta không nể ngươi được nữa. Có giỏi hãy cùng ta tử chiến một phen nào!
Nói rồi múa đôi búa đánh. Tích cả cười giơ cây hỗn kim đang đỡ.
Hai hảo hán sức cùng ngang như đôi mãnh hổ, không ai nhường ai một bước, đánh nhau dự trăm hiệp vẫn không phân thắng bại. Cho tới lúc một trời
đã lặn, mới chịu nghỉ tay, kẻ về trại người tên núi, và hẹn nhau quyết
phân sống chết sớm mai.
Kim xưng danh rồi tiếp :
- Tôi vừa ở tù ra, mẹ con túng đói phải đan giỏ bán, còn ông tên gọi là gì, tiếp đãi thằng Kim tôi như thế này nghĩa làm sao?
Người ấy đáp :
- Tiểu đệ tên gọi Vưu Thông tự là Tuấn Đạt ở đây đã mười đời, từ thuở
nhỏ đã theo cha đi giang hồ buôn đồ châu báu. Mấy năm nay giặc cướp nổi
như ong, một mình đi buôn bán lấy làm lo ngại. Thấy đại huynh vũ dũng
hơn người có ý rủ về đi buôn châu báu cùng, cho có bạn đường xa, đại
huynh nghĩ thế nào?
Kim liền đứng phắt lên, ré chân chạy. Tuấn Đạt đuổi theo xuống thềm kéo tay hỏi :
- Tiểu đệ thất thố câu nào mà đại huynh bỏ đi như vậy?
Kim trừng mắt nói :
- Ông khinh Kim này nghèo rách nên chế giễu Kim đó chăng? Cái thằng khố
trụi áo ôm này làm gì có vàng bạc đầy kho mà bảo rằng đi buôn châu báu
với ông.
Tuấn Đạt nói :
- Tiểu đệ bỏ vốn mà chỉ phiền đại huynh xuất lực thôi.
Kim ngơ ngác hỏi :
- Thế nào là xuất lực, tôi dốt nát, ông đừng nói chữ.
Đạt nói :
- Nghĩa là đại huynh cầm binh khí đi bên tiểu đệ, gặp cướp thì đánh, gặp trộm thì bắt, gặp cường đao dọc đường thì chém giết tha hồ, châu báu
bán được bao nhiêu lãi sẽ chia đôi sòng phẳng.
Kim suy nghĩ :
- Như thế thì thú lắm. Vừa được ăn uống dọc đường, lại được chia vàng
bạc! Nhưng hiềm một nỗi mẹ già tôi yếu lắm, chả chắc chịu cho đi.
Đạt nói :
- Tiểu đệ xin biếu lão mẫu năm mươi lạng bạc và vải lụa, đại huynh về kể rõ, rồi mai sớm đến đây, chúng ta khỏi hành luôn.
Giảo Kim mừng lắm. Đang nói chuyện thì gia nhân dọn rượu hai người cùng
say sưa tới lúc trăng lên, Giảo Kim mới đứng lên bái biệt.
Tuấn Đạt đưa hai mươi lạng bạc, bộ áo mới, hái tấm lụa hoa. Kim nhận rồi ra về.
Tới nhà, Trình mẫu thấy con mặc áo đẹp lại sặc mùi rượu thơm, vội hỏi
nguyên do. Giảo Kim thuật rõ. Bà mẹ mừng rỡ, hai mẹ con lại dọn cơm ăn,
rồi đi nghỉ.
Trưa hôm sau, Tuấn Đạt nóng ruột chưa thấy Kim đến bèn cho gia đinh
khiêng hai kiệu đến đón cả mẹ con Trình mẫu đến gia trang. Kim đỡ mẹ lên kiệu, mình đi đất. Phu kiệu nhất định mời Giảo Kim lên ngồi. Kim gắt :
- Người ta thế này mà ngồi kiệu như một ông quan hay một tiểu thư coi sao được. Ta đi đất lại nhanh hơn.
Lát sau tới trang viện, mẹ con Trình mẫu cùng Tuấn Đạt thi lễ. Đạt cung
kính mời Trình mẫu ngồi lên chiếu trên. Gia nhân bày tiệc.
Rượu vài tuần, Đạt buông chai nói :
- Ta đi buôn đường sá có phần nguy hiểm. Chẳng hay đại huynh dùng khí giới gì?
Kim đáp :
- Tôi quanh năm vào rừng đẵn củi, chỉ quen dùng búa mà thôi ngoài ra chẳng biết dùng khí giới gì khác cả.
Tuần Đạt sai gia đinh lấy cây búa nặng sáunăm cân tên gọi là Bát quái
tuyên hoa phủ. Kim cầm búa múa không ra lối võ gì. Tuấn Đạt nói :
- Tôi cũng có quen đánh búa, xin dạy đại huynh.
Hai người cởi áo ra ngoài sân luyện búa. Chẳng ngờ Đạt dạy được bài
trước, Kim lại quên bài sau, học bài sau lại quên bài thứ nhất, vì Kim
tối dạ quá, Tuấn Đạt không biết làm sao đành bảo thôi hãy vào uống rượu
ăn cơm rồi đi ngủ.
Đêm ấy, Giảo Kim nằm một mình ở gian phòng cạnh vườn hoa, bỗng thấy một
cơn gió thơm ngát tạt vào giường rồi hiện ra một cụ già mặt đỏ như táo
chín, mắt sáng như sao sa. Cụ nói :
- Khải thổ tinh quan mau tỉnh dậy, ta vâng lệnh Ngọc hoàng xuống day
ngươi nghề đánh búa, sau này phò Chân chúa làm nên khanh tướng, ngôi cao tột bực ở trong triều.
Cụ già nói xong, cúi đầu cầm phất trần phẩy khẽ ba cái vào đầu Giảo Kim
rồi lâm râm niệm chú, tức thì Giảo Kim nghe trong mình khoan khoái và
đầu óc tưởng chừng như sáng suốt ra. Đoạn, cụ cầm búa múa tít như mây
vần gió cuốn, một lúc dạo sáu mươi tư bài. Giảo Kim nhìn đến đâu nhập
tâm đến đấy ngay. Dạy xong cụ già nói :
- Ta dạy thế đủ rồi. Khải thổ tinh quan khế nhớ để mai đây giúp Chân
chúa dẹp yên thiên hạ. Dứt lời vút lên mây biến mất. Giảo Kim vỗ tay reo :
- A, giỏi quá!
Tức thì mở mắt, té ra một giấc nam kha. Kim vui sướng nghĩ :
- Tiên ông xuống trần dạy ta võ nghệ. Phải luyện lại ngay kẻo rồi quên
hết. Nhưng hiềm nỗi không có ngựa. Ngồi trên yên mà múa mới hay.
Bèn nhìn quanh quẩn, chợt reo to :
- A có ngựa rồi, ta dùng tấm ván kia làm ngựa, cỡi lên nó mà mua cũng được chứ sao.
Nghĩ, làm luôn: Kim lấy một sợi thừng buộc vào đầu tấm ván, lại quàng
vào cổ giả làm cương, cỡi lên tấm ván, hai tay hai búa chạy quanh nhà mà múa. Sẵn gian buồng đó làm bằng ván hết, nên đang đêm tiếng ngựa gỗ phi làm vang động cả nhà. Tuấn Đạt đang ngủ chập chờn, nghe tiếng động vội
vàng trở dậy tìm đến chỗ động xem sao, trông thấy Giảo Kim đang cỡi ván
huy động đôi búa nặng như mưa đổ tuyết rơi, thì vui mừng quá buột miệng
kêu to :
- Tuyệt lắm! Tuyệt lắm! Võ nghệ đến thế thì vô địch.
Kim đang dồn hết tinh thần để ôn lại võ của tiên, bất ngờ nghe tiếng
phàm nhân, Kim giật mình quên lú mất, chỉ còn nhớ 3sáu bài thôi.
Nhờ bóng trăng Tuấn Đạt nhận rõ từ đầu cảm phục mà rằng :
- Võ nghệ như thế mà ban ngày giấu giếm nhau, tệ thế!
Giảo Kim cười ha hả :
- Trong lúc mới gặp nhau, cha lẽ ta thi thố hết tài năng mang tiếng là
khoe khoang. Có lẽ đâu ta đây tướng mạo hảo hán đến thế này mà dốt đặc
không biết vài mươi miếng búa hay sao, ta nghe nói, người anh hung thì
bao giờ cũng phải nhún nhường.
Đạt kính phục nói :
- Còn những bài sau, xin cho tiểu đệ xem nốt.
Thực tình thì Giảo Kim quên lú mất rồi, bèn nói lảng :
- Muốn xem hết tài ta phải kiếm cho ta con ngựa tốt, võ của ta là lối võ của danh tướng mặc giáp trụ, lên yên múa búa phá thành, chém giặc chứ
phải đâu võ nghệ tầm thường như mấy anh đại hán bán thuốc cao ngoài chợ.
Đạt lại càng kính phục, sai mã nô dắt một chiếc ngựa ra. Con ngựa hý
vang lên, co chân đập tung mặt đất. Kim chú ý nhìn quả là loài chiến mã, dài hơn một trượng, bốn chân thon nhỏ đen như mực, lông xoáy trắng như
hoa mai. Tuấn mã thấy Giảo Kim vỗ vào đầu càng hí như mừng chủ cũ. Kim
mừng nói :
- Hãy cho nó vào chuồng, chờ canh năm ta sẽ thử xem ngựa có tốt thực không.
Gia nhân được lệnh dọn đồ nhắm. Tới khi trời sáng rõ, Kim chếnh choáng
gọi mã nô lại dắt ngựa ra. Kim nhảy phắt lên yên. Tuấn mã hí vang ba
tiếng, sải dài chân phi như gió lướt là là trên mặt đất. Kim mặc cho
ngựa chạy bay theo con đường thẳng, cúi rạp xuống ôm bờm ngựa mà cười ha hả. Chạy chừng vài ba mươi dặm đến một trái núi, thấy một con thỏ ra
vờn trước ngựa rồi lại lao minh chạy. Giảo Kim thúc ngựa đuổi theo. Thỏ
chạy vào một khe sâu biến mất. Con ngựa tự nhiên dừng lại, hí to ba
tiếng như sấm động suýt lật Giảo Kim nhào xuống. Thấy lạ, Kim nhảy xuống đất, bước tới cửa hang cho tay vào, sờ thấy một cái bọc bằng gấm vàng,
giở ra thấy chiếc mũ bằng thép giát vàng lóng lánh, một cái áo giáp sắt
vẩy hoa xanh. Giảo Kim biết là trời cho, bèn đội mũ mặc giáp, tự ngắm
lấy làm thú vị lại nhảy lên yên.
Tuấn mã không chờ giật dây cương lại sải chân phi vun vút về trang viện.