Tống Thì Hành

Chương 239 : Việc này không bình thường

Ngày đăng: 01:49 20/04/20


Bạch Thì Trung, tự Mông Hanh.



Đỗ tiến sĩ, làm Lại bộ thị lang.



Năm Chính Hòa thứ sáu, Bạch Thì Trung được phong làm Thượng Thư Hữu Thừa, Trung Thư Môn Hạ Thị Lang. Trong lịch sử, gã tiếp nhận Vương Phủ đảm nhiệm chức Thái Tể. Mà nay Vương Phủ bị bãi miễn trước, nhưng bánh xe lịch sử vẫn lao cuồn cuộn về phía trước, Bạch Thì Trung theo đó mà tiếp nhận chức vụ Thái Tể kiêm chức Môn Hạ Thị Lang.



Cũng là một người tài học.



Nhưng gã lợi hại hơn chính là hiến điềm lành, tranh thủ sự sủng ái của Hoàng đế Huy Tông.



Từ giữa năm Chính Hòa gã liền tiến vào “Chính Hòa Thụy ứng ý” được Hoàng đế Huy Tông thưởng thức phong làm Thượng Thư Hữu Thừa, Trung thư Môn hạ Thị Lang. Sau khi tiếp nhận Vương PHủ đảm nhiệm chức Thái Tể thì càng nịnh nọt hiến tặng các vật quý khiến Hoàng đế Huy Tông vô cùng thích thú. Như vậy dựa vào điềm lành mà làm giàu cũng không ngoài dự đoán của mọi người.



Hơn nữa, trước kia Bạch Thì Trung dựa vào Thái Kinh lập nghiệp, nên sau lưng có Thái Kinh chống lưng.



Điềm lành này chưa chắc là toàn bộ của Bạch Thì Trung, có khả năng là của Thái Kinh thông qua Bạch Thì Trung để hiến vào, tranh thủ sự sủng ái của Hoàng đế Huy Tông. Phải biết rằng Thái Kinh nay đang đem hết toàn lực để giành được sự quan tâm của Quan Gia, tiếp tục được nắm quyền lực trong tay.



Suy diễn như thế hết thảy đều hợp tình hợp lý.



Nhưng Ngọc Doãn cũng không biết vì nguyên nhân gì mà cảm thấy phương diện này dường như còn thiếu thứ gì đó.



Nhưng có một điều hắn rõ ràng đó là những tang vật này tuyệt đối không thể xuất hiện ở phủ Khai Phong nếu không chắc chắn có họa sát thân.



Vốn Ngọc Doãn đang do dự nên xử lý chuyện này thế nào thì lại từ miệng Tống Nhân biết được tin tức, Ngọc Doãn đã có chủ ý.



Đi phủ Thái Nguyên xử lý sạch sẽ số tang vật này, trời cao Hoàng đế xa, dù bị phát hiện cũng sẽ không điều tra được có liên quan đến Ngọc Doãn.



Nhưng phái ai đi?



Ngọc Doãn lại một lần nữa do dự.



***



Sau khi rời khỏi phủ Khai Phong, Ngọc Doãn đi thẳng đến lò mổ Liền Kiều, dắt ngựa đi đến Ngự Doanh.



Phủ Hà Nam đã thông tri phủ Khai Phong, vậy chắc không bao lâu nữa Lăng Chấn sẽ nhận được tin tức chuẩn xác.



Thà đến lúc đó trở tay không kịp, không bằng báo trước cho biết.



Ngọc Doãn cũng tin tưởng Lăng Chấn nhất định có thể đảm bảo bí mật cho hắn.



Lúc đi vào Ngự Doanh, Dương Tái Hưng và Cao Sủng đang thử ngựa, vô cùng hứng trí.




Việc điềm lành hiến cho Hoàng đế Huy Tông bị cướp đi, đây chính là vụ án lớn nhất từ Tuyên Hòa tới nay.



Trong lúc nhất thời trinh thám cưỡi ngựa khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cấm quân và quân phố tuần tra.



Đám lưu manh nhàn rỗi ngày thường cũng không dám chạy ra ngoài gây rối để tránh bị rước lấy tai họa.



Ngọc Doãn thì lại rất bình tĩnh, cuộc sống vẫn đi lại như bình thường.



Hàng ngày đi lò mổ Liền Kiều rồi sau đó bắt đầu bắt tay vào mở rộng cửa hàng.



Đồng thời lúc rảnh rỗi viết khúc phổ nhìn vô cùng tiêu dao.



Việc Quan Âm viện tạm thời bị hắn gác lại.



Thời điểm hỗn loan này hắn sao còn tâm tư đi tìm người bái sư học nghệ?



Tuy nhiên, toàn thành Khai Phong mặc dù kiểm tra chặt chẽ nhưng ngoài thành vẫn bình ổn. Lăng Chấn hàng ngày đều lấy cớ để Lăng Uy học nghệ vào thành báo tin cho Ngọc Doãn là hết thảy đều tốt. Cứ như vậy, bất giác tháng bảy lặng lẽ trôi qua, đã sắp bước vào đầu tháng tám. Tòa nhà ngõ Quan Âm đã hoàn công trước đầu tháng tám, khiến Yến Nô rất vui mừng.



Ngọc Doãn đi vào nhà mới nhìn, thấy tường viện cao hai thước, được quét vôi sạch sẽ.



Một tòa nhà rộng xây bốn phòng xá.



Ngay chính giữa là một cao lầu nhỏ hai tầng, vốn là được kiến tạo lại phòng xá trước đó, từ xa nhìn vô cùng bắt mắt.



Hai bên đều có hai gian sương phòng, ở góc đình viện còn có một sân phòng nhỏ, đó là phòng dược theo yêu cầu của An Đạo Toàn. Ở lầu chính bên sườn khác là một khối đất trống, diện tích không quá lớn, ước trăm mét vuông, mặt trên có các cọc gỗ, còn có một vài khí cụ mà Yến Nô mua thêm. Đó là nơi luyện công hàng ngày của Ngọc Doãn.



Sau tường là láng giềng Quan Âm viện.



Đứng ở cửa sổ lầu chính tầng hai có thể nhìn thấy cảnh sắc Quan Âm viện.



Xây dựng nên như thế chẳng những lấy ánh sáng tốt hơn trước gấp trăm lần, hơn nữa hoàn cảnh cũng không có thay đổi chút nào, vẫn thanh tĩnh như trước đây.



Yến Nô nhìn nhà mới lập tức yêu thích.



Hai người sau khi thương lượng một chút, lại trưng cầu ý kiến của An Đạo Toàn rồi quyết định mùng 5 tháng 8 chuyển vào nhà mới.



Thời Bắc Tống, vào nhà mới là một chuyện quan trọng, cần phải bày tiệc mời thân bằng hảo hữu hàng xóm láng giềng đến. Hơn nữa hai người Ngọc Doãn cũng là hộ gia đình lâu đời không thể thiếu quy củ này, đương nhiên cần phải chuẩn bị chu đáo.



Thời gian thoáng cái lại trôi qua, mùng 5 tháng 8 đã tới.