Tống Thì Hành

Chương 49 : Không phải ai cũng là Liễu Tam Biến (Thượng)

Ngày đăng: 01:46 20/04/20


Lý Dật Phong thì ngồi ở bên cạnh, sau một lát do dự, đứng lên bưng một ly rượu:



- Tiểu Ất, ta là người không hiểu chuyện thì không nói. Nhưng bản lĩnh của Tiểu Ất, hôm nay ta quả thực tâm phục khâm phục.



- Ly rượu này, là ta tự đền tội.



- Hả... Sao thế này được.



Ngọc Doãn cũng vội đứng dậy khách sáo.



Trần Đông không kìm được ở bên canh nói:



- Tiểu Ất, Đại Lang, đều là bạn của ta, chớ khách sáo như vậy. Đó là bản tính của Đại Lang, nhưng thật ra cũng không phải người xấu.



- Tiểu Ất đại tài, hôm nay ta đúng là thâm phục khâm phục... Tiếng người trong phố xá tàng long ngọa hổ, hôm nay vừa thấy, mới biết là thật. Nếu Tiểu Ất không chê thì hãy uống chén rượu này để cho chuyện quá khứ tan theo mây khói.



Ngọc Doãn nghe thấy vậy cũng nở nụ cười.



- Đúng là như thế!



Hắn nâng chén, một hơi uống cạn.



Lý Dật Phong và Trần Đông cũng đồng thời cụng ly, ba người ăn rồi uống, liếc nhìn nhau, nhưng không kìm được đồng thời cất tiếng cười lớn. Tiếng cười đó khiến cho những thứ không vui trước đây ném lên chín tầng mây.



Trần Đông ngồi xuống, trêu ghẹo nói:



- Tiểu Ất, ta thấy Chân Nô rất kính nể huynh, nói không chừng sau này, huynh còn có thể trở thành một Liễu Tam Biến về viết nhạc đấy. Chuyện của Đại Lang, vẫn phải xin huynh phí lòng giúp đỡ nhiều thêm mới được.



- Tất nhiên, đó là tất nhiên.



Liễu Tam Biến trong bản nhạc sao?



Ngọc Doãn không dám nghĩ tới...



Nhưng thấy khuôn mặt của Lý Dật Phong ửng hồng, hắn không kìm được sự buồn cười, liên tục đồng ý.



- Đừng ngại, đừng ngại, lại xấu hổ mà lại nghẻo mình!



Lý Dật Phong liên tục xua tay, vẻ mặt ngượng ngùng.



Ngọc Doãn và Trần Đông lại được cười ha hả một trận...




- Thật không?



Lý Dật Phong liền sửng sốt! Y thật sự không có nghĩ nhiều nên không ngờ trong bức thư này, còn có ý nghĩa như vậy. Ngay lập tức khuôn mặt y lại trở nên đỏ hồng. Lần này, y thật sự xấu hổ vô cùng, chỉ lo ghen tị, lại quên hiểu rõ chân ý!



Ngọc Doãn chắc chắn không phải hạng người đầu đường xó chợ.



Trương Chân Nô lại nhìn bức thư đó, lộ ra vẻ ngơ ngẩn mê người. Thật lâu sau, cô nhẹ giọng nói:



- Nếu có thể được Ngọc ca nhi chỉ điểm, thật là một chuyện may mắn lớn!



khuôn mặt như vậy ở hậu thế chính là bộ dạng mê trai điển hình. Lý Dật Phong vốn sinh lòng áy náy nhưng khi nhìn thấy dáng vẻ như vậy của Chân Nô như vậy thì không kìm được cảm thấy chua chua. Vừa đắng, vừa khổ, nhiều cảm giác trộn lại cùng một chỗ, làm Lý Dật Phong không giữ được tự nhiên. Y cầm ly rượu, ngửa cổ, một hơi uống sạch. Đáng chết, không nên dẫn Tiểu Ất tới chỗ này mới đúng...



(*): Liễu Vĩnh (chữ Hán: 柳永, 1004-1054) [1], trước có tên là Tam Biến [2], tự: Kỳ Khanh; là quan nhà Bắc Tống, và là nhà làm từ nổi tiếng ở Trung Quốc.



Liễu Vĩnh là người Sùng An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.



Ông xuất thân trong một gia đình quan lại theo Nho học mấy đời, tuổi trẻ từng sống và học tập ở kinh thành Khai Phong, từng đi thi nhiều lần nhưng đều hỏng, về già mới đỗ Tiến sĩ.



Sau đó, ông lần lượt làm mấy chức quan nhỏ: Triện quan ở Mục Châu, Diêm quan ở Định Hải, Hiểu phong; và làm Viên ngoại lang coi việc đồn điền. Trong các nhà làm từ nổi tiếng thời Bắc Tống, ông là người giữ chức quan nhỏ nhất; nhưng lại là nhà làm từ chuyên nghiệp đầu tiên, cả đời dốc sức vào việc sáng tác từ.



Năm 1054 đời Tống Nhân Tông, Liễu Vĩnh mất lúc 50 tuổi. Tương truyền, khi đó các kỹ nữ đã góp tiền để chôn cất ông, và còn làm lễ truy điệu .



Hiện còn quyển Nhạc chương tập (Tập sách ghi các chương nhạc), có gần 200 bài từ của ông.



Nội dung chủ yếu của từ Liễu Vĩnh là phản ánh tâm trạng buồn bực, bất mãn của đại bộ phận trí thức (trong đó có ông), có tài nhưng không gặp cơ hội trong xã hội phong kiến, hoạn lộ trắc trở, nên đi đến chỗ lạnh nhạt với công danh lợi lộc. Có thể thấy những điều đó trong các bài từ làm theo điệu "Phụng quy vân", "Quy triều quan", "Khán hoa", "Bát thanh Cam Châu", "Vũ lâm linh",....



Ở khía cạnh khác, mặc dù xuất thân trong một gia đình quan lại theo Nho học mấy đời, nhưng Liễu Vĩnh từng "nhiều phen du ngoạn cùng hiệp khách", "thích làm các khúc ca trong hoa dưới nguyệt" ở chốn lầu hồng, như những bài từ làm theo điệu "Hạc xung thiên", "Trường thọ lạc", "Mê tiên dẫn",.... Ở đấy, trên quan điểm của một văn nhân bất đắc chí, ông mô tả cuộc sống của các kỹ nữ, và bày tỏ sự cảm thông với họ. Thành thử, ông làm cho từ có nội dung xã hội nhiều hơn .



Đồng thời, Liễu Vĩnh còn làm khá nhiều bài tả cảnh phồn hoa của thị thành (Khai Phong, Hàng Châu, Tô Châu,...), như những bài từ làm theo điệu "Vọng hải triều".



Ngoài ra, lúc làm Diêm quan ở Định Hải, ông có làm bài thơ "Chử hải ca" (Bài ca nấu muối biển) rất đáng chú ý. Đây là một tác phẩm hiện thực ưu tú, giàu cảm xúc, tả cảnh khổ phơi lọc muối và cuộc sống nghèo cực của những người dân làm muối, đồng thời tố cáo giới quan lại địa chủ đã bốc lột họ .



Về nghệ thuật, nhờ học tập và tiếp thu kinh nghiệm sáng tác của các nhạc khúc dân gian thời đầu Tống và của một số tác giả thời Trung Đường; mà Liễu Vĩnh đã có nhiều sáng tạo: hoặc theo điệu cũ điền lời mới, hoặc tự sáng sáng tạo ra điệu mới; và làm cho ngôn ngữ từ thêm rõ ràng, bình dị vì đã được ông thông tục hóa và khẩu ngữ hóa....



Thứ nữa, ông còn là người đầu tiên làm nhiều “mạn từ” (tức bài từ dài, trong Nhạc chương tập, “mạn từ” chiếm đến bảy tám phần mười), và làm cho nó trở thành một hình thức văn học thuần thục .



Ngoài ra, ông còn là người đã đem tình và cảnh lồng vào nhau, điều mà từ khúc dân gian đời Đường chưa có. Nhờ vậy, từ dân gian có một bước đổi thay khá rõ.



Trong số các nhà làm từ thời Bắc Tống, từ của Liễu Vĩnh được truyền bá rộng rãi , và được nhiều thế hệ sau thừa kế, phát huy. Ông là một nhà văn có ảnh hưởng xã hội tương đối lớn .