Tống Y

Chương 136 : Trung y có thể dùng trong cấp cứu

Ngày đăng: 19:18 18/04/20


Đỗ Văn Hạo chợt nghĩ ra một biện pháp. Hắn vội nói: “Mau! Lấy Ngô thù (một loại cây thuốc), nghiền nhỏ, trộn với dấm chua, xoa ngoài da chỗ huyệt Dũng tuyền!”



Anh Tử vội vàng chạy đi chuẩn bị dược liệu. Khi nàng mang Ngô thù tới, Đỗ Văn Hạo tự mình nghiền nhỏ ra, trộn với dấm chua rồi đưa cho Bàng Vũ Cầm xoa ở vị trí huyệt Dũng tuyền của Chiêm mẫu.



Thật kỳ diệu, không đến thời gian ăn xong bữa cơm, Chiêm mẫu đã ngừng nôn mửa.



Nhìn mọi người trong phòng vất vả vì mình, tâm lý của Chiêm mẫu đã kiên định hơn. Bà thấy vị đại phu trẻ tuổi dùng thuốc xoa vào huyệt đạo ở lòng bàn chân của mình một lúc thì không nôn mửa nữa nên cảm thấy rất tin tưởng Đỗ Văn Hạo.



Đỗ Văn Hạo lại dùng Long đờm tả can thang đã được gia giảm, điều hòa khí dạ dày, chống nôn mửa.



Anh Tử lo chuẩn bị Long đờm tả can thang. Lát sau Bàng Vũ Cầm dùng một cái thìa bón từng thìa cho Chiêm mẫu. Cùng lúc đó nàng vừa đấm lưng Chiêm mẫu vừa dùng bông lau đờm chảy ra ngoài.



Bàng Vũ Cầm giống như một người cháu gái, quan tâm chăm sóc Chiêm mẫu làm cho Chiêm mẫu cảm thấy ấm áp như đang ở nhà. Bà nhìn thấy trên tay áo Bàng Vũ Cầm dính đờm mà mình vừa nôn mửa ra, lại thấy trên mu bàn tay nàng bị mình cào xước xát nhiều chỗ, xúc động, lệ viền quanh mi, giọng nức nở nói: “Cô nương……, lão thân…. Xin lỗi!”



Bàng Vũ Cầm cười nói: “Bà đừng khách sáo. Bà cũng giống như nãi nãi của cháu. Chăm sóc bà cũng như chăm sóc nãi nãi của cháu. Bà cứ nghỉ ngơi, đừng nói chuyện nhiều!”



“Ừ…..” Chiêm mẫu gật đầu giống như một đứa bé ngoan.



Đỗ Văn Hạo và mấy người ở bên cạnh Chiêm mẫu cũng nói chuyện phiếm làm giảm bớt sự căng thẳng của bà.



Tới xế chiều Chiêm mẫu lại có triệu chứng xúc động trở lại. Hơi thở trở nên dồn dập. Chiêm mẫu cố gắng ho khạc ra đờm giống như bọt biển. Hơi thở khò khè mang theo nhiệt. Tứ chi bắt đầu có hiện tượng phù thũng, co quắp. Môi trở nên tím, mạch trầm. Đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Chức năng tim suy giảm. Triệu chứng này còn tên gọi thông dụng khác là “tâm lực suy kiệt” hay suy tim.



Thoạt nhìn cơ thể Chiêm mẫu rất khỏe mạnh, nhưng trước kia chắc chắn đã mắc các bệnh về tim phổi và các loại bệnh khác. Phẫu thuật đã dẫn tới tâm lực suy kiệt. Bởi vì lúc đó phải mổ cấp cứu nên không kịp áp dụng các biện pháp kiểm tra tiền phẫu thuật. Sau khi giải phẫu đã xuất hiện chứng suy tim cấp tính.



Làm sao bây giờ? Y học hiện đại trị chứng suy tim cấp tính chủ yếu dùng tây y. Ví dụ như thở oxi. Nhưng ở Tống triều làm sao có thể tìm được các thiết bị hỗ trợ và thuốc kích thích hô hấp? Vì vậy Đỗ Văn Hạo bắt buộc phải sử dụng Trung y.
Sau khi luồn ống khí quản, mặc dù hô hấp của Chiễm mẫu dần trở lại bình thường nhưng nguy cơ tử vong vẫn chưa được loại trừ. Chiêm mẫu vẫn đang ở trong tình trạng hôn mê bất tỉnh. Rõ ràng viêm phổi đã ảnh hưởng tới chức năng của phổi. Nếu không tiếp tục sử dụng phương pháp điều trị tích cực, thì e rằng nguyên phẫu thuật mở khí quản cũng không cứu được Chiêm mẫu, bà ta sẽ chết vì chứng suy hô hấp.



Trung y có thể điều trị được chứng viêm phổi cấp tính không?



Trong đầu Đỗ Văn Hạo đã có sáu, bảy biện pháp cứu chữa của tây y. Hắn cố gắng làm cho mình tỉnh táo, tay hắn vỗ trán để làm bật ra ý tưởng.



Bệnh viêm phổi trong Trung y thuộc về bệnh “phế”, loại bệnh này Trung y dùng phương pháp điều trị thanh phế, thông khí, giải độc là chính.



Nghĩ về phổi, Đỗ Văn Hạo chợt nghĩ tới y thư của Y thánh Trương Trọng Cảnh (Kim quỹ yếu lược). Trong đó có nói khi phế chưa làm độc thì trị tả phế theo phương thuốc Đại tảo tả phế thang. Phế đã làm độc thì bài nùng giải độc, dùng phương Kết ngạch thang. Hơn nữa Trương Trọng Cảnh còn nói: “Phế mới viêm có thể cứu, phế hóa nùng thì tử” Vậy nên Đỗ Văn Hạo quyết định phải nhanh chữa trị.



Đơn thuốc này Đỗ Văn Hạo chưa từng dùng qua, bây giờ không còn cách nào khác nên hắn quyết định dùng thử. Nếu Y thánh đã viết thế chắc chắn là đúng. Nếu như có vần đề gì xảy ra thì chắc chắn do hắn chẩn đoán sai. Không thể đổ lỗi Y thánh viết sai được.



Đỗ Văn Hạo tự mình chạy đến dược phòng sắc thuốc rồi quay lại. Bàng Vũ Cầm nhận lấy rồi từ từ bón cho Chiêm mẫu.



Sự thật đã chứng minh sau nhiều lần sử dụng phương pháp này trong điều kiện thiếu thiết bị truyền tĩnh mạch, dường như rất hữu hiệu với Trung y cổ truyền. Chỉ cần sử dụng hợp lý thì sẽ không xuất hiện sự tắc ruột.



Bởi vì phát hiện kịp thời, dùng đúng phương thuốc, tình trạng viêm phổi cấp mới phát sinh đã bị áp chế, không trở nên nguy hiểm, không biến thành điều giống như Trương Trọng Cảnh đã nói: “Nùng hóa tử”.



Đến lúc tối trời, Chiêm mẫu dần tỉnh lại, môi đã bắt đầu mấp máy, hơi thở đã dần trở lại bình thường.



Phương thuốc đã có hiệu quả nên vẫn tiếp tục được dùng.



Đỗ Văn Hạo rất vui mừng. Hai lần cấp cứu đã chứng minh Trung y không phải chỉ có thể chữa bệnh từ từ mà còn có thể dùng trong các trường hợp cấp cứu.