Tống Y

Chương 202 : Tàng thư các của Thái Y cục

Ngày đăng: 19:19 18/04/20


Đỗ Văn Hạo ngửa cổ la lớn: “Được rồi. Ta đã buộc chặt Thanh Đại tỷ vào ta rồi. Mau kéo lên”.



Sợi dây thừng từ từ được kéo lên trên.



Dây thừng buộc chặt vào hông Đỗ Văn Hạo, khi kéo lên thít vào làm hắn cảm thấy đau nhói. Càng lên cao càng đau hơn, cơn đau làm hắn không nhịn được khẽ rên lên.



Lâm Thanh Đại cứ việc rúc đầu trong ngực hắn, nhưng nàng cũng cảm giác thấy sự đau đớn của hắn. Nhiệt độ cơ thể nàng đã khôi phục, sức lực đã hồi phục hơn phân nửa. Nàng nhẹ nhàng rời khỏi người hắn, tay trái nàng bám lấy thắt lưng Đỗ Văn Hạo, tay phải nàng bám vào dây thừng. Sức nặng của hai người liền tập trung vào tay phải nàng.



Đỗ Văn Hạo tự nhiên thấy bên hông mình nhẹ bẫng, vô cùng thoải mái. Hắn nghĩ tới vết thương ở lưng Lâm Thanh Đại nên vội hỏi nàng: “Thanh Đại tỷ, vết thương của tỷ có sao không?”



“Không việc gì. Ngoài da thôi. Yên tâm đi”.



Bọn họ đã để đèn lồng dưới đáy giếng. Bây giờ hai người đang lơ lửng trong bóng tối ở giữa giếng. Đỗ Văn Hạo chỉ lờ mờ nhìn thấy thân thể quyến rũ, những đường cong gợi cảm và đôi mắt sáng ngời. Hắn thấy cả hai sắp lên tới miệng giếng. Tay hắn đặt lên cổ nàng giống như chuẩn bị gây tội ác, hắn hôn vào làn môi thơm, mềm của nàng.



Lâm Thanh Đại “ưm” một tiếng, tay phải hơi nới lỏng. Sợi dây đung đưa, lắc mạnh hai người. Lâm Thanh Đại vội vàng bám chặt. Nàng khẽ sẵng giọng: “Nhìn ngươi. Chỉ biết khi dễ người khác. Chúng ta mà ngã xuống chết là chắc”.



Đỗ Văn Hạo đùa cợt nói: “Được. Hai chúng ta sống không thể đồng giường, chết có thể đồng huyệt, cũng xem như chúng ta là một đôi uyên ương mệnh khổ. Dù xuống âm tào địa phủ cũng làm bạn với nhau”.



Thân thể Lâm Thanh Đại khẽ run lên. Nàng không nói gì, nhìn sâu vào mắt hắn. Nàng thấy hai người còn cách miệng giếng không tới một trượng. Trong bóng tối đen, Lâm Thanh Đại đột nhiên nhích người tới hôn Đỗ Văn Hạo, không để hắn kịp phản ứng nàng lập tức nhích người ra, tay trái lại cầm chặt dây thừng buộc ngang hông hắn. Tay phải nàng ra sức lôi dây thừng, hai người vọt lên cao, bay ra khỏi miệng giếng, nhẹ nhàng rơi xuống bên cạnh giếng.



Bàng Vũ Cầm vội ôm lấy Đỗ Văn Hạo hỏi: “Tướng công, chàng có sao không?”


“Đương nhiên có thể. Bây giờ tiên sinh là giáo sư Thái y cục, không chỉ có thể dùng kim bài tiến vào Tàng thư các mà còn có thể trực tiếp vào Trân bảo các. Ở trong đó đều lưu giữ các sách vở quý hiếm và các tư liệu độc bản vô giá”.



Đỗ Văn Hạo rất cao hứng, Phan cục phán gọi một người hầu dẫn hắn tới Tàng thư các.



Ở đây điển tích y học quả nhiên cực kỳ phong phú, nhiều hơn gấp bội so với tàng thư của Ngũ Vị đường ở huyện thành. Rất nhiều y thư thậm chí hắn chưa từng nghe nói trước đây.



Nguyên hắn tưởng thư tịch ở xã hội cổ đại không nhiều lắm. Bây giờ hắn mới hiểu nguyên nhân xã hội hiện đại không còn nhiều thư tịch thời Tống, không phải thời đó xuất bản ít mà trải qua hơn một ngàn năm, tuyệt đại đa số đã biến mất. Cũng giống như sách của xã hội hiện đại cũng sẽ biến mất sau một ngàn năm nữa.



Đỗ Văn Hạo cảm thấy rất ấn tượng sau khi nhìn quanh một lượt khắp tàng thư các. Sau đó hắn dùng kim bài giáo sư trực tiếp tới Trân bảo các. Nơi này đúng là nơi cất giữ những cuốn sách quý hiếm, nhiều cuốn đã cũ nát. Đương nhiên bên cạnh những cuốn sách quý đó đều có những bản chép tay.



Đỗ Văn Hạo hỏi viên thư lại trẻ tuổi phụ trách tàng thư các xem cuốn sách nào có nói về Thi chú. Viên thư lại chỉ là người phụ trách, hắn không tinh thông y thuật. Hắn cũng không hiểu rõ những cuốn sách nhiều như vậy trong tàng thư các có nội dung gì nên hắn ấp úng không trả lời được câu hỏi của Đỗ Văn Hạo. Đỗ Văn Hạo đành phải tự mình đi tìm.



Hắn quyết định tìm ở các cuốn trong Trân bảo các trước.



Hắn nhanh chóng gặt hái kết quả. Hắn tìm được hơn mười cổ thư có liên quan tới Thi chú. Hắn còn phát hiện một hiện tượng thú vị. Thi chú chỉ được ghi lại trong y thư từ sau đời Đông Hán. Trong các cuốn y thư trước thời kỳ này đều không ghi. Nhưng trong các y thư sau thời Đông Hán lại chỉ ghi lại các triệu chứng bệnh chứ không ghi lại các phương thuốc chữa trị.



Hắn tìm được một cuốn cổ thư bằng da dê không ghi niên đại, trong đó có phương thuốc chữa Thi chú mà Tiền Bất Thu đã nói với hắn, nhưng hắn không tìm được phương thuốc nào khác điều trị chứng bệnh này.



Đỗ Văn Hạo rải các cuốn y thư cổ quý giá xuống đất, hắn ngồi trên chiếu, tay chống cằm, cẩn thận đọc từng quyển một. Bên cạnh một số cổ thư ghi lại cùng một loại triệu chứng về Thi chú, hắn không phát hiện ra bất kỳ phương pháp chữa bệnh hữu ích nào khác.



Lúc này viên thư lại phụ trách Trân bảo các đã quay về. Đó là một lão đầu khắp người sặc mùi rượu, tay cầm một cái hồ lô rượu. Hai mắt lờ đờ nhìn thấy Đỗ Văn Hạo đang ngồi cau mày suy tư dưới đất liền tiến tới chào hỏi. Sau khi biết người đang ngồi đọc sách là tân giáo sư trẻ tuổi của Thái y cục người am hiểu thần kỹ phẫu thuật của Hoa Đà, lão đầu lộ rõ vẻ ngưỡng mộ. Ông ta ngồi xuống, để hồ lô rượu sang bên cạnh, hai mắt lờ đờ nhìn Đỗ Văn Hạo hỏi: “Đỗ tiên sinh đang tìm cái gì vậy?”