Tống Y

Chương 332 : Thâm sơn cổ tự

Ngày đăng: 19:22 18/04/20


Đỗ Văn Hạo nói xong bèn đi đến bên chiếc bàn gần đó, đưa bút lên viết phương thuốc chữa trị, sau đó đưa cho Triệu Tam bảo gã đi sang thôn Giáp ở bên cạnh mà cắt thuốc. Triệu Tam đỡ lấy đơn thuốc rồi đưa tay vào trong người moi ra một túi tiền, gã mở ra liền sau đó cung kính dâng lên cho Đỗ Văn Hạo vài lạng bạc nói “Bẩm Ngự Y đại lão gia! Tiểu nhân cũng chỉ có từng này tiền để trả cho đại lão gia, mong đại lão gia và tiểu thư thu nạp lấy ạ!”



Đỗ Văn Hạo nghe vậy bèn tưa tay ra đẩy cánh tay của Triệu Tam về, mỉm cười nói “Lúc nãy là do muội muội của ta có đùa cợt quá lời! Nguyên tắc của ta là nhà nào có tiền thì sẽ thu nhiều, nhà nào khó khăn thì ta thu ít, còn những người nghèo khổ thì thôi, ta miễn phí cho! Xem tình hình kinh tế của gia đình ngươi thì cũng thuộc vào hạng nghèo khổ, vậy nên tiền chẩn đoán này ta miễn phí cho ngươi, cái này coi như là những nhà có tiền trả cho ngươi là được rồi! Không hề có chuyện ơn nghĩa gì ở đây cả! Thôi ngươi mau mau đi cắt thuốc cho mẫu thân của ngươi dùng đi! Chúng ta cũng phải đi rồi!”



Triệu Tam cùng với người vợ của mình nghe vậy liền cúi đầu tạ ơn luôn miệng, sau đó mới đứng dậy tiễn Đỗ Văn Hạo cùng với Kha Nghiêu và Lý Phố ra khỏi nhà của mình.



Vừa ra đến bên ngoài thì Lý Phố đã quay sang Đỗ Văn Hạo nói “Đỗ đại ca! Lúc nãy tại hạ cùng mấy người khác đã dò hỏi thêm rồi, cách cái thôn này một đoạn không xa có một ngôi chùa có tên Báo Quốc Tự, là nơi dựng ngay cổng lên trên núi Nga Mi, hay là chúng ta cùng đến đó ngồi chờ mấy vị phu nhân tới rồi đi lên núi luôn một thể”



Đỗ Văn Hạo nghe vậy thì mỉm cười gật đầu nói “Được! Như thế cũng tiện!”



Sau đó, Đỗ Văn Hạo cùng với Kha Nghiêu leo vào trong xe ngựa, còn Lý Phố phụ trách đánh xe. Trên đường đi, Kha Nghiêu vẫn đang suy ngẫm về tình hình bệnh án vừa rồi, nàng vẫn còn khá nhiều thắc mắc, nên sau khi lên xe Kha Nghiêu không ngừng đưa câu hỏi cho Đỗ Văn Hạo “Đỗ đại ca! Khi nãy đại ca nói cho muội biết về đạo lý của Hàn Chứng và Nhiệt Chứng, muội cũng đã hiểu hơn một chút, nhưng về chuyện dùng thuốc thì huynh có thể giảng giải kỹ hơn cho muội nghe được không Tại sao vị đại phu chữa trị lúc trước lại dùng thuốc Phụ Tử Lý Trung Thang lại không đúng bệnh Và huynh đã kê phương thuốc gì cho mẫu thân của Triệu Tam vậy”



Đỗ Văn Hạo nói “Phụ Tử Lý Trung Thang là một vị thuốc có tính ôn, trong đó có những vị cực kỳ nóng, và ôn dùng để trợ Tâm Dương, thuốc này còn có vị trung ôn giúp tì vị tăng dương khí, hạ ôn giúp thận tăng dương, đây đều là những vị thuốc hồi dương chữa nghịch khí. Ngoài ra vị thuốc này còn có gừng khô, đây là một vị thuốc vô cùng nóng, mà bà cụ của Triệu Tam lại là Nhiệt Chứng, tính hỏa trong người rất vượng, có những lúc thân thể của bà cụ nóng như lò lửa, giờ lại bị uống thêm bài thuốc có đặc tính nóng như thế này, thì chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa! Chính vì bị nóng như vậy mà đầu óc mới quay cuồng bất tỉnh như vậy!”



“Ồ! Vậy là muội đã hiểu rồi! Vậy sao huynh lại bắt muội phun nước vào người bà cụ là có ý gì thế” Kha Nghiêu trợn tròn mắt hỏi.



“Ta để cho muội ngậm rượu phun vào ngực bà cụ chứ không phải phun nước! Muội đừng nhầm lẫn như vậy! Dùng lông ngỗng quẹt nước có mật ong và dùng gương áp vào như vậy là ta muốn bà cụ nôn ra ngoài được, đây là phương pháp giải tỏa nhiệt trong người cơ bản nhất, chỉ cần nôn ra được thì những khí nhiệt trong người đang bị phong bế cũng theo đường miệng nôn ra ngoài, sau khi nôn xong thì thần trí bà cụ cũng đã tỉnh lại, muội cũng thấy rồi đấy, tuy là sức khỏe còn yếu, nhưng ít ra bà cụ không còn bị hôn mê như trước nữa!”



Trong lúc hai người đang mải mê bàn tán thì cỗ xe đã đi đến Báo Quốc Tự.



Lý Phố vốn định phái người đi thông báo cho chủ trì của Báo Quốc Tự cùng với các tăng lữ trong chùa ra nghênh đón, nhưng bị Đỗ Văn Hạo ngăn lại. Hắn giờ đây chỉ muốn mình là một hương khách bình thường đến đây để thăm quan ngắm cảnh, không muốn vì quyền thế của mình mà bắt ép, làm phiền người khác. Chính vì thế mà hắn một mực bảo mọi người không được tiết lộ thân phận thật sự của hắn ra ngoài, để tránh những phiền toái không cần thiết làm mất nhã hứng ngắm cảnh của hắn



Khi cỗ xe ngựa vừa mới đến chân của Báo Quốc Tự, thì Đỗ Văn Hạo đã nhanh chân xuống xe trước tiên, rồi sau đó hắn bước vào bên trong tự.


“Có hiệu quả gì không” Đỗ Văn Hạo hỏi.



“Chẳng có hiệu quả nào cả! Bần tăng vẫn cứ ngày càng phù ra, tiểu tiện đầm đìa, vô cùng khó chịu!” Minh Không nhăn nhó đáp.



Đỗ Văn Hạo nghe xong thì lắc lắc đầu tiếc rẻ nói “Dùng thuốc không đúng bệnh! Thì dĩ nhiên sẽ làm cho người bệnh càng lúc càng khó chịu! Chả trách!”



Minh Không nghe Đỗ Văn Hạo nói vậy thì ngạc nhiên nói “Thí chủ! Bệnh này của bần tăng lẽ nào không phải là phù nề hay sao”



“Đúng là phù nề, ngoài ra bệnh này còn gọi là phù nước nữa, mà nguyên nhân dẫn đến phù nước thì có rất nhiều, bệnh chứng cũng khác, chính vì thế mà kê đơn thuốc cũng không giống nhau, bệnh phù nước này của đại sư chính là Bì Nước!”



“Bì Nước ư” Minh Không hòa thượng nghe xong cũng không thể hiểu nổi bệnh này có nghĩa là gì nữa.



“Ừm! Trong Kim Nặc Yếu Lược có nói ‘Bì Nước kỳ mạch diệc phù, ngoại chứng phù chủng, an chi mạt chỉ, bất ác phong, kỳ phúc như cổ, bất khát!’ (Tạm dịch Bệnh Bì Nước thì mạch phù, biểu hiện bên ngoài là phù nề, ấn vào thì mất hẳn dấu của ngón tay, không sợ gió, bụng dễ trương to như trống, nhưng lại không cảm thấy khát) Điều này hoàn toàn đúng so với bệnh tình của đại sư, cũng được gọi là Bì Nước!”



Kha Nghiêu lúc này trong miệng vẫn còn đang nhai ngấu nghiến, nói “Đỗ đại ca! Thế nào thì được gọi là Bì Nước vậy”



Đỗ Văn Hạo nghe vậy bèn mỉm cười nói “Trong Chu Bệnh Nguyên Hầu Luận có viết ‘Thận hư trạch thủy vọng hành, lưu ích vu bì phu, cố kim thân thể diện mục tất thũng, an chi mạt chỉ nhi vô hạn dã. Phúc như cố nhi bất mãn. Diệc bất khát, tứ chi trọng nhi bất ác phong thị dã. Mạch phù giả, danh duyệt Bì Nước dã!’ ( Tạm dịch Thận hư thì dễ có nước lộng hành, chính vì thế mà nước sẽ biểu hiện trên bên ngoài bề mặt da bên ngoài, làm cho thân thể trở nên phù nề, ấn vào thì có cảm giác như bị mất ngón tay, bụng chướng to, nhưng không khát. Tứ chi nặng mà không sợ gió, mạch phù, cái này có tên gọi là Bì Nước!) Đơn giản mà nói đó chính là Phổi, Thận, Tì bị mất khả năng vận chuyển nước trong cơ thể, hoặc là vận chuyển thất thường làm cho nước bị tràn ngập ra bên ngoài, tạo ra hiện tượng phù nước như vậy!”



Đỗ Văn Hạo nói xong những câu này làm cho lão Phương Trượng cùng với Minh Không hòa thượng mắt chữ o mồm chữ a, kinh ngạc không biết sao tả xiết. Hai người lão tăng cao tuổi như vậy mà nghe cũng phải xuất thần, thì những vị tăng giả khác cũng đều ngưng đũa, ai nấy cũng đều chăm chú nghe lời giải thích của Đỗ Văn Hạo.



Đỗ Văn Hạo lại tiếp tục nói “Chứng Bì Nước của Minh Không hòa thượng là do khí trong phổi bị ách tắc, dẫn đến khí ở trong tì bị hư, không thể vận chuyển bình thường, chính vì thế nên mới làm cho nước dịch bị ngừng hoạt động, khiến nước trong cơ thể bị ứ đọng, đây chính là thực chứng nhưng lại hư ở bên trong. Nước khi mà không được lưu thông thành ra ứ đọng, tạo nên bị phù nề, khi phù nề không được tiêu trừ thì sẽ làm cho chính khí bị mất, chính vì vậy khi chữa bệnh này, trước tiên phải xử lý Thượng Tiêu trước, để trị chứng ứ đọng, sau đó mới bồi bổ Trung Tiêu để khôi phục, cứ thế kết hợp cả hai cách chữa trị như vậy, thì bệnh mới có thể thuyên giảm được!”



Trong lý luận của Trung Y thì cho rằng Phổi, Tì, Thận đều có khả năng vận chuyển nước dịch trong cơ thể, trong đó thì Phổi là thượng nguồn của nguồn nước, Thận là hạ nguồn của nguồn nước, còn tì thì là ở giữa hai nơi để phân phối lưu thông nước đi khắp các vị trí quan trọng trong cơ thể người. Một khi Phổi, Tì, Thận hoạt động vận chuyển nước trở nên thất thường, thì sẽ làm cho nguồn nước trong cơ thể bị ứ đọng, tạo ra tắc nghẽn sẽ tạo ra đờm, hoặc làm cơ thể bị phù nề.