Tống Y

Chương 361 : Tể tướng sư gia! (1+2+3)

Ngày đăng: 19:23 18/04/20


Dương Đê là một nơi phong cảnh hữu tình vô cùng đặc biệt, từ Nhạc Bình Huyện ăn trưa đến giờ Đỗ Văn Hạo đã từ bỏ thói quen trong mỗi bữa ăn phải uống một chút rượu rồi. Giờ đây hắn chỉ chủ yếu ăn một ít cơm canh đơn giản, qua loa cho qua bữa, sau đó tự nói mình hơi mệt một chút, Liêu Quý Binh và Trương Thiên Ninh dĩ nhiên thấy vậy cũng không dám lên tiếng khuyên can hắn uống rượu gì cả. Sau khi dùng xong bữa, thì Đỗ Văn Hạo bảo mọi người nên đi bộ một đoạn đường, sau đó mới xuống bè trúc lên đường đi tiếp.



Tri Huyện Trương Thiên Ninh cứ tưởng Đỗ Văn Hạo không hài lòng với sự sắp xếp trưa nay của ông ta, chính vì vậy mà ông ta quyết định đi bộ trước đến Dương Đê để chuẩn bị cho chu đáo hơn. Đỗ Văn Hạo dĩ nhiên cũng đồng ý với ý kiến này của ông ta, không những vậy hắn còn bảo Liêu Quý Binh đi cùng ông ta lên trên đó trước nữa.



Lưu Quý Binh nghe vậy thì trong lòng không muốn một chút nào, nhưng đây lại là chỉ thị của Đề Hình đại nhân, ông ta cũng không tiện từ chối, sau khi để lại mấy đứa sai dịch hầu hạ, cũng như bảo vệ cho Đỗ Văn Hạo, ông ta liền cùng với Trương Thiên Ninh vội vã cáo từ, đi trước đến Dương Đê.



Đoàn người của Đỗ Văn Hạo lững thững đi bộ đằng phía sau hai tên sai dịch hướng về phía tây mà đi, cả đoàn người không có vẻ gì vội vàng hấp tấp cả, thời tiết lúc này mát mẻ, sảng khoái, cộng thêm tiếng suối chảy rì rầm bên cạnh, làm cho người ta cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết.



Lúc này Đỗ Văn Hạo mới để ý thấy Liên Nhi lững thững đi tít phía cuối cùng, nàng không hề hé miệng nói lấy một câu, trông dáng vẻ của nàng thì dường như là có tâm sự gì đó. Đỗ Văn Hạo thấy vậy liền cố ý đi chậm lại, tiến về phía Liên Nhi, nhẹ nhàng lên tiếng nói: “Liên Nhi! Nàng một mình đi sau mọi người nghĩ cái gì vậy?”



Liên Nhi đang thơ thẩn bước đi, đột nhiên nghe thấy tiếng người hỏi mình đột ngột như vậy, giật thót mình một cái, lắp ba lắp bắp đáp: “Dạ…Dạ….Không có gì đâu thưa lão gia!”



Đỗ Văn Hạo thấy vậy liền cau mày lại hỏi: “Ta thấy nàng cứ lẩn thẩn một mình, trong nàng cứ buồn buồn sao ấy, Liên Nhi! Nàng đang có chuyện gì sao?”



Trong mắt của Đỗ Văn Hạo thì trong năm người phụ nữ có mặt ở đây, thì người không có cá tính, không có chính kiến nhất chính là Liên Nhi, có lẽ là do nàng sống ở trong cung từ nhỏ, nên cái gì cũng nghe chủ của mình, chủ của mình nói gì cũng đúng, chính vì vậy mà nó đã thành thói quen cố hữu trong nàng. Từ khi Liên Nhi về làm thiếp Đỗ Văn Hạo thì nàng cũng vẫn giữ nguyên thói quen như vậy, bất chấp là phu nhân, hay lão gia, ai nói gì cũng vâng, chưa bao giờ phản bác ai lấy một câu, câu cửa miệng của nàng lúc nào cũng là vâng, dạ, được ạ, tất cả những lời nói của nàng đều rất nhẹ nhàng, khéo léo chiều lòng người, ngay cả một người thích moi móc như Kha Nghiêu cũng không thể nào trông thấy một tất xấu nào của nàng cả. Vậy nhưng, hôm nay Liên Nhi bỗng dưng lại có một tâm sự riêng.



Liên Nhi thấy Đỗ Văn Hạo vẫn cứ hỏi dồn mình như vậy, nàng không biết nên cư xử ra sao, chỉ biết mỉm cười một cách miễn cưỡng, lúc này nàng lại trông thấy Bàng Vũ Cầm quay mặt lại nhìn nàng, Liên Nhi ngay lập tức lí nhí đáp lại: “Đa tạ lão gia đã quan tâm đến thiếp! Nói thực lòng, thiếp không có chuyện gì cả đâu, xin lão gia đừng lo lắng!”



Tuyết Phi Nhi đứng gần đó, nên cũng nghe thấy cuộc nói chuyện giữa Đỗ Văn Hạo và Liên Nhi, thấy Liên Nhi lí nhí như gà mắc tóc, nàng liền lên tiếng nói: “Tướng công! Nếu như chàng muốn moi những tâm sự từ miệng của Liên Nhi, thì ngoại trừ việc chuốc cho Liên Nhi say ra, thì chẳng còn cách nào khác đâu!”



Mọi người nghe Tuyết Phi Nhi nói như vậy thì liền cười ồ lên vui vẻ.



Kha Nghiêu lúc này trong miệng vẫn đang ăn mấy quả rừng do Liêu Quý Binh dâng lên cho mọi người nếm thử, cũng cong môi lên nói: “Nếu đã như vậy thì tối hôm nay chúng ta phải chuốc cho Liên Nhi tỷ say không biết gì mới được, muội cũng muốn nghe xem những lời tự đáy lòng của Liên Nhi tỷ rốt cuộc nó ra sao!”



Liên Nhi thấy mọi người mồm năm miệng mười nói sẽ không tha cho nàng tối ngày hôm nay, thì bất chợt gương mặt của nàng nóng bừng, đỏ ửng lên, Liên Nhi cúi đầu lí nhí nói: “Muội…Muội đúng là không nghĩ gì cả, thật mà!”



Lâm Thanh Đại thấy vậy bèn mỉm cười nói: “Mấy người các muội cũng đừng làm khó Liên Nhi nữa, Liên Nhi không muốn nói, thì cho dù chúng ta có ép Liên Nhi uống say, thì muội ấy cũng không nói câu nào cả đâu!”



Đỗ Văn Hạo thấy vậy cũng cười nói chen vào: “Thanh Đại nói đúng lắm! Liên Nhi có chuyện gì bao giờ cũng cất kín trong lòng, không thổ lộ với ai bao giờ cả. Thôi thì để ta thử đoán xem, Liên Nhi lúc này đang nghĩ gì vậy! Nàng bây giờ chắc đang lo lắng cho nương nương của nàng đúng không hả?”



Liên Nhi nghe Đỗ Văn Hạo đoán trúng tâm sự của mình như vậy, thì vô cùng ngạc nhiên, nhưng hơn thế thì vẫn là một niềm cảm kích hiện rõ trên gương mặt thanh tú của nàng, Liên Nhi khẽ gật đầu đáp lại câu nói của Đỗ Văn Hạo.




Ông lão này dáng người gầy gầy, hai mắt híp lại với nhau như hai sợi chỉ mảnh, tưởng chừng như nó hòa lẫn với những nếp nhăn ở trên mặt của ông ta, nếu đứng từ phía xa nhìn, thì thậm chí còn không biết mắt ông ta nằm ở chỗ nào trên những nếp nhăn đó nữa!



Ông lão bước theo tên Nha Dịch vào bên trong, tên Nha Dịch liền tiến tới giới thiệu ông ta xong, thì ông ta cúi người thi lễ nói: “Lão phu là Thẩm Thăng Bình! Bái kiến Đề Hình đại nhân! Đây là thư giới thiệu của Ninh công công!” Nói xong ông lão liền lấy trong người ra một bức thư, sau đó tiến lên một bước cúi người đưa cho Đỗ Văn Hạo.



Đỗ Văn Hạo tiếp lấy bức thư, đưa lên xem, quả nhiên đúng là nét bút của Ninh công công, hắn liền xé phong bì thư ra, sau đó giở bức thư ra đọc. Sau khi đọc xong bức thư của Ninh công công, Đỗ Văn Hạo mới biết ông lão đứng trước mặt hắn là một nhân vật vô cùng lợi hại.



Người này chính là người đã đỗ Tiến Sĩ vào năm Thiên Hỉ thứ hai, được Văn Nghiêm Bác vô cùng xem trọng và kính nể, sau đó còn để ông lão này làm Mộ Binh, từ đó về sau ông lão này luôn theo sao Văn Nghiêm Bác, rồi đưa ra kế sách, vạch ra đường đi nước bước để hỗ trợ cho công việc của Văn Nghiêm Bác, làm một vị Sư Gia của Tể Tướng.



Sau khi Vương An Thạch đỗ Tiến Sĩ, mới bước vào con đường làm quan, thì cái gì cũng không hiểu, cái gì cũng không biết, tính tình lại thẳng, dễ làm mất lòng người, chính vì vậy mà ông ta trong một thời gian dài không làm được cái gì ra hồn cả. Nhưng may mắn thay Tể Tướng Văn Nghiêm Bác khi đó lại vô cùng thích tài văn của ông ta, nên đã giới thiệu ông ta làm Quần Mục Phán Quan, nhậm chức Tri Châu của Thường Châu, Hình Ngục Đề Điểm Giang Đông, đồng thời còn giới thiệu vị Sư Gia Thẩm Thăng Bình của mình đến giúp đỡ cho Vương An Thạch.



Mới đầu, thì Vương An Thạch rất nghe lời Thẩm Thăng Bình, chính vì vậy mà con đường làm quan của ông ta lên như diều gặp gió, chưa đầy mấy năm mà ông ta đã được nhậm chức Độ Chi Phán Quan, sau đó triều đình rất thưởng thức tài năng của ông ta, chuẩn bị đưa ông ta vào Trực Tập Hiền Viện, nhưng Vương An Thạch lại không thức nhậm cái chức nhàn nhã đấy, và Thẩm Thăng Bình liền vạch ra rất nhiều kế sách, cuối cùng ông ta được điều đi làm chức khác là Tri Chế Hạo, chức này là làm thay Hoàng Thượng viết mấy bản văn cáo, điều lệ, và các Hình Ngục, tế lễ tại kinh thành.



Chức quan này có quyền chức rất cao, nhưng Vương An Thạch lại là một người quá thẳng, lại còn tự cho mình tài hoa xuất chúng, nên khi mới nhậm được chức này thì thôi không nghe lời của Thẩm Thăng Bình nữa, chính vì vậy mà ông đã đắc tội với không ít các trọng thần trong triều. Đúng lúc này, thì cũng vừa vặn mẹ của Vương An Thạch bị bệnh mất, triều đình mượn cớ này mà miễn chức quan của ông đi. Sau đó, Vương An Thạch hết hạn tang nhưng vẫn không được triều đình trọng dụng, mãi cho đến khi Tống Thần Tông kế vị, Thẩm Thăng Bình lợi dụng khả năng hiểu biết của ông ta mà đưa ra kế sách, cộng thêm với việc Vương An Thạch cầu xin van nài, triều đình mới trọng dụng Vương An Thạch lần nữa, sau đó điều ông ta đi làm Tri Phủ của Giang Ninh.



Sau đó dưới bàn tay nhào nặn, sắp đặt kỳ diệu của Thẩm Thăng Bình, Tống Thần Tông cuối cùng cũng phát hiện ra được tài năng của Vương An Thạch, đặc biệt là khả năng quản lý tài chính, cũng như xử lý tài chính của ông ta. Sau đó Tống Thần Tông còn cất nhắc Vương An Thạch lên làm Hàn Lâm Học Sĩ kiêm Thị Giảng, rồi sau đó thăng chức lên Tham Tri Chính Sự, toàn quyền xử lý Biến Pháp, sau đó tiếp nhận chức Bình Chương Sự của Đồng Trung Thư, làm lên chức Tể Tướng, toàn quyền thi hành Tân Pháp trên toàn quốc, và bắt đoàn vận động cải cách toàn bộ trên một phạm vi lớn.



Khi biến pháp được thi hành thì gặp rất nhiều trở ngại, hiệu quả thu được cũng thấp, nhưng lúc này Vương An Thạch lại rất được Tống Thần Tông ủng hộ, cộng thêm với việc ông ta nắm quyền hành trong tay, chính vì vậy mà Vương An Thạch không còn cần đến vị Sư Gia Thẩm Thăng Bình nay nữa. Cộng thêm với cái tính cách tự phụ của Vương An Thạch, nên những lời khuyên của Thẩm Thăng Bình không còn có trọng lượng với ông ta nữa, Vương An Thạch bỏ ngoài tai toàn bộ những lời khuyên của Thẩm Thăng Bình, chính vì vậy mà Thẩm Thăng Bình vô cùng đau khổ, rồi ông ta liền xin phép Vương An Thạch cho ông được cáo lão về quê. Vương An Thạch không chần chừ mà đồng ý luôn ý kiến của Thẩm Thăng Bình.



Sau đó không lâu, biến pháp của Vương An Thạch gặp phải làn sóng phản đối vô cùng lớn, ngay cả Tống Thần Tông cũng không còn tin tưởng vào ông ta nữa, đồng thời lúc đó các Hoàng Thân Quốc Thích trong triều liên tục gây sức ép lên biến pháp của Vương An Thạch, Tống Thần Tông bất lực đành miễn chức Tể Tướng của Vương An Thạch, sau đó điều ông ta ra làm Tri Phủ của Giang Ninh.



Và đến lúc này Vương An Thạch mới sực nhớ đến Thẩm Thăng Bình, ông ta liền đích thân đến mời Thẩm Thăng Bình xuất sơn giúp đỡ ông ta, Thẩm Thăng Bình rất nghĩa khí đồng ý ra tay giúp Vương An Thạch một lần nữa. Và Thẩm Thăng Bình đã không làm cho Vương An Thạch phải thất vọng, sau vài lần xoay vòng, Thẩm Thăng Bình đã giúp cho Vương An Thạch hóa giải được gần hết các thế lực đối địch với ông ta, và một lần nữa Vương An Thạch lại được Tống Thần Tông trọng dụng rồi lại ngồi vào chức Tể Tướng. Nhưng ngựa quen đường cũ, tính cách của Vương An Thạch là một căn bệnh vô cùng cố hữu, tự cao tự phụ, khi có quyền lực tối cao trong tay rồi, ông ta lại một lần nữa không để ý đến ai cả, mình thích gì thì cứ làm, và các thế lực trong triều ngay lập tức đều chĩa hết mũi giáo về phía của ông ta, Thẩm Thăng Bình thấy vậy liền lên tiếng khuyên can, Vương An Thạch lại không nghe. Thẩm Thăng Bình lại ngán ngẩm cáo lão về quê, và Vương An Thạch đã đồng ý.



Không có sự giúp đỡ của Thẩm Thăng Bình, cùng với kinh nghiệm trong quan trường của ông ta, Vương An Thạch giờ đây đã sù lên như một con nhím, bất kỳ ai động vào ông ta đều bị ông ta châm cho đến hẹn lại lên, và trong số những người bị Vương An Thạch châm vào có cả người xưa đã từng cất nhắc ông ta là Văn Nghiêm Bác. Dĩ nhiên, Vương An Thạch thì làm gì có đất sống ở cái nơi gian hiểm chốn quan trường, và chính vì vậy mà không lâu sau, Vương An Thạch lại bị bãi quan, điều sang làm một chức nhàn nhã khác. Tiếp sau đó, Vương An Thạch cùng với Tống Thần Tông và Đỗ Văn Hạo đi vi hành, những chuyện gặp trên lúc vi hành khi đó làm cho Vương An Thạch chán nản, ông liền từ quan về quê, sống một cuộc sống không màng đến thế sự.



Thẩm Thăng Bình đã từng phò giúp hai vị Tể Tướng trong triều là Văn Nghiêm Bác và Vương An Thạch, kinh nghiệm chinh chiến nơi quan trường của ông ta vô cùng phong phú, hơn thế nữa ông lại rất hiểu tính cách, cũng như thói quen của bách quan trong triều, là một người rất hợp với những gì mà Đỗ Văn Hạo đang cần, chính vì vậy mà khi Ninh công công nhận được thư của Đỗ Văn Hạo nhờ ông ta giới thiệu cho một vị Sư Gia xong, thì ngay lập tức nghĩ đến Thẩm Thăng Bình. Ninh công công sau đó tự mình đến mời ông ta, đem những câu chuyện của Đỗ Văn Hạo nói cho ông ta biết, rồi dùng hết lời lẽ khuyên nhủ Thẩm Thăng Bình tái xuất giang hồ, phò tá Đỗ Văn Hạo.



Thẩm Thăng Bình tuy mấy năm gần đây đã cáo lão quy ẩn, nhưng những mối quan hệ của ông ta vẫn còn đó, bạn bè thân thích của ông ta ở trong kinh thành nhiều không đếm xuể, Thẩm Thăng Bình lại là một người không chịu ngồi yên một chỗ, trong triều có bất kỳ động tĩnh gì là ông ta đã biết rõ như lòng bàn tay. Và dĩ nhiên một vị thần y mới nổi như Đỗ Văn Hạo ở trong triều thì ông ta cũng biết, và có phần xem trọng hắn. Đối với ông ta mà nói, nếu được Đỗ Văn Hạo mời làm quân sư, thì ông ta cũng sẽ vui lòng phò tá hắn đi tới thành công, cộng thêm với việc Ninh công công nói giúp, nên khi nhận được yêu cầu, Thẩm Thăng Bình lập tức đồng ý.



Sau đó, Thẩm Thăng Bình cầm lấy bức thư giới thiệu của Ninh công công, tự mình đi xuống phía nam, và cuối cùng ở cái nơi phong cảnh hữu tình tại Dương Để thuộc Tĩnh Giang Phủ gặp được Đỗ Văn Hạo.