Tống Y

Chương 371 : Thu lưới và thu hoạch (1+2)

Ngày đăng: 19:23 18/04/20


Nữ tử kia chống nạnh đứng ở giữa cửa nhìn Đỗ Văn Hạo đánh giá một phen sau đó còn trừng mắt nhìn Đỗ Văn Hạo theo thói quen rồi mới uốn éo đứng tránh ra. Một nam nhân bụng phệ, dáng vẻ ngồi không mà hưởng bước tới. Người này chính là Chu Tri huyện, huyện Cao Lộc.



"Các ngươi muốn cầm cố ruộng đồng sao?" Chu Tri huyện dài giọng hỏi.



Đỗ Văn Hạo cùng Trầm sư gia sợ hãi, rụt rè đứng ở bên khẽ nói: "Dạ" Hắn lấy mấy tấm khế ước từ trong ngực ra rồi hai tay trình lên. Mấy tấm khế ước này là khi trước Tạ đại phu báo mọi chuyện với Đỗ Văn Hạo. Đỗ Văn Hạo liền xuất tiền ra mua, là nhà mẹ đẻ của con dâu Tạ đại phu chuẩn bị cầm cố ruộng đồng.



Chu Tri huyện không tiếp nhận tấm khế ước. ông ta vẫn ngồi yên trên ghế nói: "Có biết quy củ không?"



Đỗ Văn Hạo ra vẻ ngơ ngác hỏi: "Lão gia, quy củ gì cơ ạ?"



"Thời hạn cầm cố là tám tháng, năm phần lãi. Đến hạn không chuộc coi như là bán".



"Hả?" Đỗ Văn Hạo khẽ giật mình, hắn hơi lắp bắp nói: "Không phải là thời hạn Điển kỳ là một năm, bốn phần lãi sao?"



Chu Tri huyện trừng mắt nói: "Đó là giá của vụ thu hoạch trước. Bây giờ đã sắp lập đông rồi, biết không? Chỉ ít ngày nữa là tới mùa đông khắc nghiệt. Điển kỳ còn tăng lên là nửa năm và sáu phần lợi. Điển hay không Điển là tuỳ ngươi. Nhanh lên, lão gia ta còn có việc".



Đỗ Văn Hạo liếc nhìn Trầm sư gia rồi hắn lắc đầu nói: "Nhiều quá, lời nhiều quá. Nhiều như vậy thì sống sao hả?"



Chu Tri huyện vỗ tay vào lan can, lạnh lùng nói: "Hai gã nhà quê, nói muốn cầm lại không cầm. Ăn no rửng mỡ không việc gì làm tới trêu bản quan sao? Tống chúng ra ngoài".



Thẩm sư gia vội nói: Đại lão gia bớt giận. Chúng ta cầm, chúng ta cầm.



"Hừ!" Lúc này Chu Tri huỵên mới ngồi xuống, hắn sai viên thư lại ghi văn tự cầm cố.



Sau khi văn khế viết xong, ký tên đồng ý, nhận tiền cầm ruộng, Chu Tri huyện cầm lấy tờ văn khế đất đưa cho nữ tử diêm dúa nói: "Ừ, trả ngươi".



Nữ tử kia vui mừng ngạc nhiên, vội vàng thi lễ nói: "Đa tạ Đại lão gia, đa tạ Đại lão gia" rồi vội vàng nhận lấy tờ khế ước.



Đỗ Văn Hạo nói toạc ra với Chu tri huyện xem ra đang líu lưỡi lại: "Lão gia, tiểu nhân còn muốn chuộc lại đất".



"Chuộc lại sao? Ha ha, năm phần lãi, ruộng đất không có thu, ngươi lấy cái gì chuộc lại? Nếu như ngươi có thể chuộc lại thì cũng không cần phải tới đây. Ha ha ha".



Trong lúc Chu tri huyện trắng trợn ngửa mặt lên trời cười như điên cuồng, viên thư lại Hình phòng hấp tấp chạy vào nói: "Đại lão gia, đã xảy ra chuyện…" Thấy trong khách sảnh có người lạ, hắn vội vàng ngậm mồm lại.



Chu tri huyện trừng mắt nhìn hắn nói: "Vội vàng hấp tấp cái gì?"



Viên thư lại tất tả bước tới thì thào vào tai Chu tri huyện: "Có hai phụ nhân tới tố cáo mấy người bộ đầu cưỡng gian và giết chết dân nữ. Hai người đó còn nói mấy người bộ đầu đã nhận tội, họ muốn Đại lão gia ngài ra ngoài nhận tờ khẩu cung".



Chu Tri huyện giật mình kinh hãi, ông ta phất tay áo đứng dậy, bất chấp chuyện trong này, hấp tấp đi ra ngoài cửa.
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây..



Sau một hôi cảm khái, Đỗ Văn Hạo lại tiếp tục đi lên.



Đi được một lúc, đột nhiên Lâm Thanh Đại kinh ngạc kêu lên một tiếng, nàng đứng yên, ngơ ngác nhìn cảnh sắc.



Đỗ Văn Hạo ngạc nhiên, hắn đi tới cạnh nàng hỏi: "Có chuyện gì vậy?"



Lâm Thanh Đại chỉ vào ngọn núi xa xa khẽ nói: "Văn Hạo, chàng xem tại sao ngọn núi kia lại trông quen thuộc vậy?"



Đỗ Văn Hạo chăm chú nhìn hồi lâu vẫn không phát hiện ra có gì quen thuộc liền hỏi: "Trước kia nàng đã tới Lư Sơn sao?"



"Không có. Nhưng cảnh sắc này thật sự thiếp đã thấy ở chỗ nào đó" Lâm Thanh Đại nhíu mày suy nghĩ.



"Trước kia nang đã nhìn thấy cảnh sắc giống như này sao?"



"Không phải" Lâm Thanh Đại lắc đầu nói: "Thiếp chỉ cảm thấy thiếp đã nhìn thấy cảnh này ở đâu đó nhưng mà nghĩ mãi vẫn không ra".



"Là gặp qua trong tranh hả? Đỗ Văn Hạo cười nói. Thời cổ đại không có TV, lại chưa từng nhìn thấy cảnh sắc giống như này trước kia vậy đương nhiên chỉ có thể nhìn thấy trong tranh.



Ánh mắt Lâm Thanh Đại sáng lên: "Không sai. Là nhìn thấy qua bức hoạn. Bức hoạ trong quyển da dê".



"Quyên da dê?" Nhất thời Đỗ Văn Hạo không kịp phản ứng.



"Đúng vậy. Bức tranh lụa kẹp trong Thánh quyển da dê của Bạch Y Xã. Thiếp vẫn cứ cảm thấy trong bức tranh này ẩn giấu bảo bối vậy. Nhất định là có mục đích. Trước khi cất nó đi thiếp đã nhiều lần nghiên cứu kỹ bức hoạ đó nên nhớ rất rõ cảnh sắc của nó. Tuyệt đối không thể sai, cảnh trong bức hoạ đó chính là chỗ này. Đáng tiếc là đã khâu khe hở của Thánh quyển đó lại, bằng không lấy ra sẽ lập tức biết liền".



"Không cần so sánh. Ta tin tưởng con mắt nàng không nhìn lầm" Đỗ Văn Hạo khum tay nhìn cảnh vật nói: "Nàng nói như vậy, ta cũng có chút ấn tượng. Ừ, chính là chỗ này, cảnh vật nơi đây khá giống, không khác biệt gì lớn nên không cần phải lấy bức tranh giấu trong Thánh quyển ra so sánh.



Lâm Thanh Đại gật đầu nói: "Đúng vậy. Thánh quyển da dê đó là thủ bút của Tuệ Viễn đại sư, bức tranh trong đó nhất định cũng là do ông ta giấu vào đó. Đúng rồi, thiếp đã nghe Tri châu Lư châu giới thiệu năm đó Tuệ Viễn đại sư ở Lư Sơn tu luyện ba mươi năm, trong khi đó bức tranh đó vẽ cảnh sắc Lư Sơn. Nhất định trong đó có che giấu bí mật gì".



Đỗ Văn Hạo trêu chọc: "Cứ làm như bức tranh này cất giấu kho tàng vậy? Ha ha ha".



nhưng Lâm Thanh Đại lại không cười: "Hoàn toàn có thể. Bằng không, ông ta vẽ bức tranh giấu trong một chỗ bí mật như vậy làm gì?"



"Có lý. Hay. Chúng ta không có gì làm, hãy tìm hiểu xem vị đại sư Đông Tấn này cất giấu bảo bối gì ở trong núi này?"



* Mấy câu thơ đó do các tiền bối dịch.