Tống Y

Chương 396 : Mừng vui và bi thương

Ngày đăng: 19:23 18/04/20


Hoàng Thái Hậu nói: "Tiểu Tiêu tử, ngươi cùng Đỗ tướng quân đi truyền khẩu dụ của Ai gia để cho hai người Trần mỹ nhân và Mai mỹ nhân tự xử chết theo Hoàng Thượng.



Còn mấy người Dụ Cáp Nhi, Tô tài nhân cùng Thái y thừa Nguỵ Triển miễn tội chết".



Tiêu công công vội vàng khom người nói: "Dạ! Xin nhận ý chỉ của Hoàng Thái Hậu".



Đỗ Văn Hạo vội hỏi: "Hoàng Thái Hậu, vi thần cũng đi tuyên chỉ sao?" "Ừ" Hoàng Thái Hậu mỉm cười nói: "Ngươi tốn sức thuyết phục Ai gia miễn tội chết cho ba người.



Phần ân tình này hãy để các nàng ấy ghi tạc trên người ngươi.



Tương lai sau này hãy để các nàng ấy kết cỏ ngậm vành báo đáp ngươi".



Đỗ Văn Hạo cười hà hà nói: "Đây đều là ân điển của Hoàng Thái Hậu, vi thần hoàn toàn không có chút công lao nào.



Khi vi thần tuyên chỉ sẽ nói rõ".



Lúc này từ xa vang lên tiếng kẻng cầm canh, nghe âm thanh thì lúc này đã là canh hai như vậy chỉ còn cách hạn tự vẫn cuối cùng một canh giờ.



Hoàng Thái Hậu nói: "Mau đi đi, xong xuôi sớm thì đi nghỉ sớm.



Ngày mai khiêng linh cữu, ngươi còn trọng trách cảnh giới ven đường.



Trách nhiệm rất lớn đó".



Đỗ Văn Hạo khom người nói: "Dạ! Vi thần cáo lui".



Đỗ Văn Hạo cùng Tiêu công công đi ra, mang theo một nhóm thái giám và cung nữ đội Nội thị đi thẳng tới trong điện ở bên cạnh điện Phúc Ninh.



Linh cữu của Tống Thần Tông quàn tại điện Phúc Ninh.



Bốn phi tần Dụ Cáp Nhi đang chờ chết theo ở ngay trong điện bên cạnh.



Tiêu công công hiểu rằng Hoàng Thái Hậu muốn Đỗ Văn Hạo đảm đương vai người tốt nên trên đường đi ông ta nói với Đỗ Văn Hạo: "Đỗ tướng quân, lát nữa ngài đừng vội vàng tuyên ý chỉ của Hoàng Thái Hậu.



Đợi khi chúng ta cũng kính tiễn đưa hai vị nương nương kia lên đường, ngài hãy tuyên chỉ.



Thứ nhất hiển lộ ân đức của Hoàng Thái Hậu.



Thứ hai cũng là để nhị vị nương nương tưởng có bạn, yên tâm quy thiên, trong lòng sẽ dễ chịu hơn nhiều.



Thế nào?" Đỗ Văn Hạo gật đầu nói: "Chủ ý của công công cực kỳ nhân từ.



Ty chức há có thể không tuân theo sự sắp xếp sao?" Sau khi hai người thống nhất xong lại dặn dò thái giám và cung nữ đi cùng.



Lúc này đoàn người đã tới trước điện.



Ở bên trong trắc điện, bốn vị nương nương cùng với thị nữ thân tín đang khóc lóc nhưng khi nghe thấy tiếng bước chân vang lên bên ngoài điện, tiếng quát mắng thị vệ lui ra thì hiểu rằng đại nạn đã tới lập tức tiếng khóc bốc lên vang trời.



Tiêu công công mở cửa điện, nghiêm mặt đi vào trong nội đường, nhìn đám nữ tử đang ôm nhau khóc, cất giọng the thé, lạnh lùng nói: "Chúng ta phụng ý chỉ của Hoàng Thái Hậu, tống tiễn các phi tần tuẫn táng.



Những nha hoàn bên cạnh hãy mau mau tránh ra".



Những nữ tử này nào ai có lá gan dám kháng chỉ, các nàng cũng hiểu rằng có cầu xin công công tuyên chỉ cũng vô ích bèn khóc lóc thối lui sang bên cạnh, quỳ trên mặt đất, khóc lóc thảm thiết ngay tại chỗ.



Tiêu công công vẫn không có bất kỳ biểu hiện gì khác, ông ta khoát tay ra hiệu.



Tám thái giám bưng bốn cái khay mạ vàng, bên trên có đặt bốn dải lụa trắng cùng với bốn bình sứ nhỏ tinh xảo.



Tiêu công công nói: "Bốn vị nương nương, ngày mai đưa tang Hoàng Thượng cùng Thái Hoàng Thái Hậu.



Ý chỉ của Hoàng Thái Hậu đã chỉ rõ: Trước giờ tý tối nay xin mười bốn vị nương nương tự tiện.



Đây là dải lụa trắng cùng với Hạc Đỉnh Hồng.



Bốn vị nương nương hãy chọn lấy một thứ mà quy thiên".



Dụ Cáp Nhi mặt đẫm lệ, nghe xong mấy lời này của Tiêu công công, nhất thời cả người run rẩy giống như chim bồ câu nhỏ, tuyệt vọng nhìn Đỗ Văn Hạo, buồn bã nói: "Tướng quân, cứu ta".



Bây giờ Đỗ Văn Hạo muốn tận mắt chứng kiến nhị vị nương nương tự sát.



Mặc dù hắn hiểu rõ Dụ Cáp Nhi đã được miễn tội chết theo nhưng hiện tại không thể nói ra nên chỉ đứng yên lặng mà không có biểu hiện gì.


Dụ Cáp Nhi cùng Tô tài nhân càng cảm kích sự săn sóc chu đáo của Đỗ Văn Hạo, lại một lần nữa tỏ vẻ biết ơn và cám ơn rồi mang theo thị nữ rời đi.



Đỗ Văn Hạo rời khỏi cung Phúc Ninh, Tiêu công công và đội Nội thị thái giám, cung nữ đã đang chờ bên ngoài.



Hai người lại ngồi kiệu đi tới thiên lao.



Thái y thừa Nguỵ Triển vẫn đang còn ở đó chờ chết, cả hai phải tới đó sớm để tuyên chỉ xá tội chết.



Thiên lao ở góc Tây bắc bên ngoài Hoàng thành.



Ở nơi này canh phòng rất nghiêm ngặt.



Trên đường đi Đỗ Văn Hạo và Tiêu công công thương lượng với nhau.



Vì để điều ntra thêm rõ ràng tình huống vụ án nên tạm thời không công bố ý chỉ xá miễn tội chết cho Nguỵ Triển.



Vì thế khi hai người tới Thiên lao, Tiêu công công liền ở bên ngoài phòng trực đợi.



Một mình Đỗ Văn Hạo đi vào phòng giam tra hỏi tình hình.



Đỗ Văn Hạo đi vào hầm ngầm nơi giam giữ tử tù của Thiên lao.



Nguỵ Triển là khâm phạm.



Ông ta bị giam giữ một mình trong một phòng giam âm u ẩm ướt ở sâu nhất trong hầm ngầm.



Thậm chí Đỗ Văn Hạo còn cảm thấy không khí cực lạnh lẽo, bất chợt hắn rùng mình một cái.



Ánh sáng trong hầm ngầm mờ mờ, Đỗ Văn Hạo chỉ nhìn thấy bóng một người nằm cuộn mình trong góc phòng giam, trên cổ đeo một cái gông gỗ, hai chân và hai tay đều bi xiềng xích sắt dài, to bằng ngón tay cái.



Ngay khi Đỗ Văn Hạo vẫn chưa nhận ra người đó là ai, người nọ đã vui mừng, ngạc nhiên hô lên khi nhận ra hắn: "Đỗ đại nhân? Là ngài sao, Đỗ đại nhân?" Chỉ cần nghe âm thanh Đỗ Văn Hạo cũng có thể nhận ra đó là giọng nói của Thái y thừa Nguỵ Triển, hắn liền nói: "Nguỵ đại nhân, ta là Đỗ Văn Hạo.



Ta nghe nói đại nhân bị tống tử lao, ngày mai xử chém nên đặc biệt tới tiễn đưa".



Nguỵ Triển đương nhiên cũng biết tin ngày mai sẽ bị xử chém, nghe vậy ông ta cười sầu thảm nói: "Đa tạ tấm lòng trượng nghĩa của Đỗ đại nhân, lão hủ không dám nhận".



Đỗ Văn Hạo căn dặn cai ngục mang tiệc rượu tới.



Lao đầu Thiên lao biết rõ sự lợi hại của vị tướng quân trước mặt này nên liên tiếp gật đầu đồng ý.



Hắn nhanh chóng đặt mua một tiệc rượu thuộc loại hảo hạng mang tới, bày bát, đũa trên chiếc bàn trong phòng giam.



Đỗ Văn Hạo lại hạ lệnh tạm thời tháo gông cổ của Nguỵ Triển.



Đương nhiên đích thân lao đầu giúp tháo gông trên cổ cho Nguỵ Triển.



Đỗ Văn Hạo cho lao đầu cùng ngục tốt đều tháo lui ra bên ngoài sau đó hắn mời Nguỵ Triển ngồi xuống.



Sau khi cáo lỗi, Nguỵ Triển liền nghiêng người ngồi xuống.



Sau khi cạn chén rượu đầu, Đỗ Văn Hạo nói: "Nguỵ đại nhân, nghe nói hôm Hoàng Thượng băng hà, ngài mải mê rượu chè mà hỏng việc, không kịp thời cứu chữa Hoàng Thượng, phải không? Nguỵ Triển cầm chén rượu.



Uống một hơi cạn rồi cúi đầu nói: "Đại nhân, ty chức không thể cứu chữa Hoàng Thượng, quy tội như vậy, ty chức không có oán thán gì, dù chết cũng không oán.



Nhưng vấn đề là ty chức không ham rượu.



Nhiều năm nay ty chức không uống rượu.



Hơn nữa đại nhân cũng hiểu Ngự y trực trị bệnh bất kỳ lúc nào cũng túc trực bên cạnh Hoàng Thượng.



Ở nơi đó có cơ hội uống rượu sao? Làm gì có rượu mà uống".



Đỗ Văn Hạo gật đầu nói: "Lúc ây đã xảy ra chuyện gì? Ngài có thể nói ta nghe một chút không?" Nguỵ Triển thở dài một tiếng nói: "Ngày mai đã xử chém.



Nói những điều này còn tác dụng gì không? Không bằng hãy nâng ly một hồi, uống say mơ màng ra pháp trường" Nói xong Nguỵ Triển tự tay rót một bát lớn, hắn chắp tay hướng Đỗ Văn Hạo nói: "Đa tạ đại nhân ban thưởng rượu" Nói rồi ông ta nâng bát uống một hơi cạn sạch rồi ho khan một hồi lâu.



Đỗ Văn Hạo đợi cho Nguỵ Triển ho xong mới trầm giọng nói: "Thực không dám dấu giếm, Hoàng Thái Hậu đã hạ chỉ để cho ta điều tra vụ án của ngài.



Nếu như thực sự như ngài nói, có lẽ có cơ hội xoay chuyển".



Nguỵ Triển cười gượng nói: "Cơ hội xoay chuyển? Trưa ngày mai đã bị xử chém, xoay chuyển làm gì? Hơn nữa lão hủ đã luôn nói không biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì thì làm thế nào rửa nỗi oan khuất?"