Trần Chân

Chương 4 : Tứ hỷ

Ngày đăng: 12:09 18/04/20


Đếm tới đếm lui cũng đến ngày thứ tư tôi ở nhà họ Huỳnh. Theo tục lệ, hôm nay tôi sẽ trở về nhà, gọi là “Tứ hỷ”. Dĩ nhiên Huỳnh Cát cũng sẽ trở về cùng tôi.



Ba ngày qua giữa chúng tôi cũng không còn căng thẳng lắm. Chỉ là Cát hạn chế gặp tôi, không buồn nói chuyện với tôi, còn tôi thì phải theo chị cả học đủ thứ quy tắc bên nhà này, làm gì có thời gian mà quan tâm anh Cát đang nghĩ gì về tôi nữa. Đêm đến, có khi anh ấy ở thư phòng đọc sách, khi thì đi uống rượu say khướt mới về nhà, sau đó cũng trở về phòng riêng mà ngủ, chưa bao giờ bước chân vào phòng tân hôn của chúng tôi.



Có một lần anh cả nói chuyện với Cát về việc này, lúc Tiểu Xuân bưng trà vô phòng tình cờ nghe được chuyện, về thuật lại với tôi. Anh Cát nói với anh cả nhìn tôi chẳng khác nào một đứa trẻ, anh không thể nào xem tôi là vợ được. Tôi cảm thấy buồn ghê gớm, tự nhìn lại mình từ đầu đến chân, ừ thì…



Nhưng mọi buồn bã cũng không ở lại lâu. Nhà Huỳnh so với nhà tôi có nhiều điều mới mẽ. Tôi hết theo chị cả học gia quy lại theo anh cả nghe anh thuyết giảng về tổ tiên gia đình, lắm điều thú vị. Tôi thấy anh chị cả thân thiện lắm, chẳng khác nào anh chị ruột của mình.



Biết hôm nay tôi sẽ về lại nhà nên anh cả chuẩn bị cho tôi một chiếc thuyền sang trọng. Tuy không hoành tráng như chiếc thuyền đưa dâu của tôi nhưng tiện nghi bên trong không thiếu thứ gì.



Ở dưới thuyền, Cát thì hay ra ngoài bong thuyền hóng gió, còn tôi thì nằm bên trong, vừa ăn dâu vừa trò chuyện cùng ba cô hầu.



À, tôi cũng không quên căn dặn ba cô ấy khi về bên nhà tuyệt đối không được thuật lại chuyện hôm lễ cưới diễn ra, không khéo cha mẹ lại lo. Tiểu Xuân ngoài mặt gật gù nhưng có vẻ không cam tâm lắm. Tôi phải mất nửa buổi dưới thuyền để thuyết giảng cho nàng ấy.



Lần này đi về Diễn Châu, cũng mất bốn ngày nhưng sao tôi có cảm giác nhanh hơn hẳn so với lúc tôi từ Diễn Châu đi đến Hải Đông. Có lẽ tôi không còn mang những lo lắng, hồi hộp như khi xuất giá.



Tôi kêu Xuân Mai – cũng chính là nàng hầu của chồng tôi trước đây – giờ dĩ nhiên trở thành hầu gái của tôi luôn vào chỗ tôi đang ngồi. Chị ấy lúc nào cũng mang vẻ mặt lạnh lùng khó chịu, không hiểu sao có thể hợp ý anh Cát đến giờ này.



“Dạ mợ ba kêu em.”



“Chị đem dĩa dâu này ra cho anh Cát ăn với.”



“Dạ thưa mợ ba, cậu ba không thích ăn dâu đâu.”



Tiểu Xuân tức giận đây nghiến: “Chị lạ thật đấy, ăn hay không ăn là chuyện của cậu ba, còn dâu mợ ba kêu chị đem ra cho cậu thì cứ đem ra đi, sao cứ phải nhiều lời.”



Tiểu Hạ phì cười. Tôi biết Tiểu Xuân còn hục hặc chuyện hôm trước Xuân Mai không cho tôi vào thăm anh Cát.



“Vậy thôi chị hỏi anh Cát có muốn dùng gì thì chị chuẩn bị cho anh ấy nhé!” Tôi đóng vai một mợ ba hiểu lễ nghĩa, nhẹ nhàng nói với chị ấy. Tất cả là được học từ chị cả hết. Chị nói dù người đối diện mình có thương hay ghét cũng cố gắng đối xử nhã nhặn vào, đó mới thể hiện mình là một con người hiểu biết.



“Dạ em biết rồi thưa mợ ba.” Xuân Mai trả lời tôi, mặt cũng chẳng có tí cảm xúc nào. Tôi không biết khi xưa mụ không dạy chị ấy cười, hay có ai đã lấy đi dây cảm xúc của chỉ.



Từ xa tôi đã trông thấy núi Mộ Dạ. Ngọn núi ấy bao đời nay vẫn đứng im lìm, quan sát thế sự đổi thay. Quê tôi là cảng biển lớn nhất đất nước, mỗi ngày hằng trăm chuyến thuyền đến rồi đi, hàng hóa giao thương phong phú. Thỉnh thoảng những chàng trai Tống vì phải lòng cô gái Đại Cồ Việt mà ở lại đây xây nhà làm ruộng. Hay cũng có khi những chàng trai quê tôi mê đắm các thiếu nữ Chiêm Thành mà giông thuyền đi đến chốn xa xôi. 



Kia là đền Cuông – nơi thờ phụng vua An Dương Vương vì nước mà đành phải xuống gươm, tự tay giết chết con gái mình.



Tôi muốn giới thiệu cho Cát biết những địa danh quê tôi, nhưng anh đứng cách xa, nhìn trời nhìn mây, vẻ mặt lại như chẳng quan tâm gì đến cảnh vật. Ba nàng hầu của tôi thì cũng chẳng lạ gì nơi này, thế là tôi đành phải hướng dẫn cho Xuân Mai. Chị ấy cũng chịu khó lắng nghe, dù ba cô hầu nhà tôi chán nản quay vào thuyền thì chị ấy cũng đứng lại với tôi hóng gió.
“Từ kinh thành đến. Em vẫn chưa trả lời câu hỏi của anh, em tên gì?”



Tôi đòi anh thả xuống, bởi còn vài trăm thước nữa là đến nhà rồi. Tôi không thể để mọi người thấy tôi bị một người đàn ông lạ mặt bế tôi về đây. Tôi chạy thật nhanh vào nhà, trước đó còn quay lại nói với anh: “Anh ở đây chờ tôi một chút.”



Tôi chạy vèo vô phòng mình làm Nhược Lan giật mình. Tôi lựa chiếc ô đẹp nhất rồi bới bới đống đồ cũ để tìm chiếc áo của anh ta bất chấp câu hỏi của Nhược Lan: “Cô hai đi đâu nữa vậy?”



Tôi chạy vèo ra cổng tìm dáo dác nhưng chẳng thấy anh ta đâu. Rõ ràng tôi đã bảo anh đợi tôi mà anh cũng không đợi, y như lần đó, anh bỏ đi khi tôi còn chưa biết gì về anh. Tôi nghe tim mình trống rỗng, hết nhìn chiếc ô rồi lại nhìn chiếc áo trên tay: “Tôi họ Trần, tên Chân… nhưng tôi đã xuất giá rồi!”



……….



___________________



Chú thích:



(1)  Cổ biệt khúc  - Mạnh Giao



Bản dịch của Nguyễn Tâm Hàn



Khúc biệt ly xưa



Ngọn gió Thu hiu hắt



Giữa nỗi buồn biệt ly



Nhìn nhau lòng quặn thắt



Còn biết nói năng chi



Tim nát từng mảnh vụn



Nghẹn ngào chẳng thành lời



Xa nhau dầy nhung nhớ



Còn chung bóng trăng thôi