Tranh Bá Thiên Hạ

Chương 581 : Bới phần mộ tổ tiên của hắn (1)

Ngày đăng: 09:07 19/04/20


Dương Dịch có lẽ là vị đế vương có tính cách ôn hòa nhất từ khi Đại Tùy lập quốc tới nay. Nhưng điều này không có nghĩa là hắn nhu nhược. Trên thực tế, Đại Tùy lập quốc trăm năm, chưa từng xuất hiện một vị Hoàng Đế nào nhu nhược. Có lẽ điều này liên quan tới việc Đại Tùy không có truyền thống nhường ngôi cho con trai trưởng. Hoàng Đế luôn chọn người giỏi nhất trong số con trai của mình để kế thừa ngôi vị.



Dù quá trình lựa chọncó chút tàn nhẫn.



Có lẽ đây là nguyên nhân căn bản mà Đại Tùy trải qua trăm năm vẫn vững chắc. Không thể phủ nhận rằng, quan địa phương cũng tốt, triều đình đế đô cũng thế, đều tồn tại việc tham ô nhận hối lộ hoặc là vi phạm kỷ cương. Nhưng ít nhất thực lực của Đại Tùy hùng hậu khiến cho người ta cũng phải sợ hãi, nhất là vũ lực. Điều mà cácđời Hoàng Đế Đại Tùy kiêu ngạo nhất, chính là quân đội Đại Tùy chưa từng bại một lần.



Có lẽ các đời Hoàng Đế Đại Tùy đều không quên vết xe đổ của các triều đại trước. Cho nên luôn bảo trì sự coi trọng với quân nhân. Phải biết rằng tiền triều trước khi bị Hoàng Đế Đại Tùy Dương Kiên tiêu diệt, đã từng được xưng là đệ nhất đại quốc của trung nguyên. Quốc gia kia cũng dùng võ lập quốc. Trải qua trăm năm thái bình,, các đời Hoàng Đế về sau dần quên mất đạo lý rằng, dao trong tay nên thường xuyên mài dũa.



Bọn họ đã quen với việc dùng cán bút trong tay viết ra lời hay ý đẹp, lại quên mất bàn tay này vốn nên cầm con dao găm sắc bén mà lạnh lẽo.



Vì phòng ngừa quân nhân làm loạn, Hoàng Đế tiền triều chỉ trọng dụng quanvăn. Kết quả là khi đối mặt với phản quân của Dương Kiên, lại tìm không ra một tướng quân có thể lãnh binh tác chiến. Đại quân được xưng là trăm vạn của tiền triều, bị mấy nghìn phản quân lúc đầu của Dương Kiên nghiền nát, nhanh chóng sụp đổ. Đội quân hổ lang trong tay của Dương Kiên đối mặt với quân đội của tiền triều, đánh trận nào thắng trận đó, cực kỳ dễ dàng thoải mái.



Trên tường của Ngự Thư Phòng ở cung Thái Cực treo một bức tranh chữ. Là Hoàng Đế khai quốc của Đại Tùy, Dương Kiên lưu lại.



"Nhanh như gió, tĩnh như rừng, nhiệt huyết như lửa, vững như núi, biến ảo như âm thanh, động như sấm sét"



Đây là một đoạn văn mà khi Dương Kiên xuất quân phá tan đội quân cuối cùng của tiền triều lưu lại. Mãi cho tới tận bây giờ, chữ ghi trên giấy kia vẫn đỏ thẫm bắtmắt như vậy. Nếu cẩn thận suy nghĩ, đây là một đoạn văn miêu tả cách dụng binh. Nhưng con cháu của Dương Kiên lại cho rằng, đây là lời dặn của Thái Tổ Hoàng Đế nhắn với hậu nhân của mình, làm sao để làm một vị Hoàng Đế tốt.
- Hôm thành Phan Cố bị phá, đúng lúc đội khâm sai tuần tra do triều đình pháitới bị tặc binh bao vây. Chém giết nửa đêm, nhưng do quân địch quá đông đảo, nên toàn bộ đều hy sinh vì nước. Sau cuộc chiến, Hữu Kiêu Vệ Đại tướng quân Lý Viễn Sơn do yêu quý tài năng của Lý Hiếu Tông, nên đã thu mua quan viên của Binh Bộ và Thiên Hộ Tình Nha Cao Thiên Bảo, người phụ trách điều tra việc này. Biến việc thất bại của Lý Hiếu Tông trở thành đại thắng.



Trong chuyện này có mấy chữ mấu chốt. Lý Viễn Sơn do yêu quý tài năng của Lý Hiếu Tông nên mới bao che. Chứ không phải vì Lý Hiếu Tông cũng xuất thân từ Lý gia Lũng Hữu. Nghe qua có vẻ bình thường, nhưng đều cất dấu một vài tin tức sâu xa.



Hầu Văn Cực mặt không biểu tình nhìn Ngu Đông Lai, nói:



- Đây là những việc đã xảy ra, Ngu đại nhân đã nghe rõ chưa?Ngu Đông Lai không phải là kẻ vô năng, cũng không phải là người ngu, nếu không làm sao có thể làm tới Binh Bộ Thượng Thư? Những năm quan trường chìm nổi này, hắn đã sớm hiểu thấu triều đình. Nghe câu kia của Hầu Văn Cực, hắn liền biết mình nên làm như thế nào.



- Tội thần biết tội rồi.



Hắn lại cúi đầu nói với Hoàng Đế:



- Tội thần tham công, biết việc này có kỳ quặc mà không trả rõ, là thất trách, không làm tròn nhiệm vụ của mình. Mong bệ hạ trách phạt, thần không dám giảo biện.



- Trẫm hỏi ngươi