Trí Tuệ Đại Tống

Chương 133 : Án thủ

Ngày đăng: 18:42 19/04/20


Làm bài mà bên tai cứ văng vẳng tiếng ngâm Thiên Vấn của Lâm huyện lệnh, trong đó trộn lẫn quá nhiếu tình cảm cá nhân, làm Vân Tranh nghe ra, ông ta cứ nhấn mạnh ngữ khí ở câu cuối, nhất là đoạn "viên xuất tử văn" càng nghiến răng nghiến lợi. Câu này ý tứ diễn giải ra là "vì sao lại có thứ chó má như ngươi", chẳng biết là chửi ai.



Vì suy nghĩ quá nhập tâm, Vân Tranh không để ý Lâm huyện lệnh đã tới bên cạnh, nhìn bài thi của y, cầm bút đỏ vẽ vòng tròn, đặt lên bàn của mình: - Đồng tử kia, đã làm xong bài vì sao không nộp lên, còn ở đây làm gì?



Vân Tranh vội đứng dậy khom người thi lễ: - Vừa rồi nghe huyện tôn ngâm Thiên Vấn, tiểu tử liên tưởng tới ( Nghĩ thiên vấn) ( Toại cổ thiên) ( Thiên đối), những cao nhân tiên cổ đều mô phỏng Thiên Vấn đề đưa ra lời nghi hoặc của mình, các câu hỏi tuy đều có thể nói là sắc xảo, đáng suy nghẫm, vậy mà tiểu tử luôn thấy không có thần, có khí thế hùng hồn, mạnh mẽ như Thiên Vấn.



Lâm huyện lệnh tỏ vẻ ngạc nhiên, nhìn y một lượt: - Ta trừng nghe nói huyện Đậu Sa có thằng nhãi lớn tiếng nói mình sẽ được xướng tên ở Đông Hoa môn, hẳn là ngươi rồi.



- Vâng ạ, đó là di nguyện của gia sư, tiểu tử cố ý để người đời biết, kỳ thực coi đó là roi vọt, nhắc nhở bản thân chớ có lơi lỏng, tránh phụ tâm nguyện của gia sư, không phải cố ý tỏ ra ngông cuồng làm người ta ghét.



Đây gọi là gặp người nói tiếng người, gặp ma nói giọng ma, Lâm huyện lệnh là người đọc sách, là người học vấn cao nhất huyện, nói chuyện với ông ta phải đạt tới tầm tư tưởng, nếu không sẽ bị coi thường ngay.



- Ồ, không biết thiếu lang là môn hạ cao nhân nào, bản quan trấn giữ huyện Đậu Sa, vậy mà không biết có di hiền, là lỗi bản quan. Lâm huyện lệnh chắp tay nói, thái độ cung kính:



Với người xưa, sư thừa cũng quan trọng như gốc gác, trước nay tuy chưa ai hỏi tới câu này, song Vân Tranh đã có chuẩn bị trước từ lâu, nói dối không thèm chớp mắt lấy một cái: - Tiên sư đã cưỡi hạc về tây, tiểu tử giữ nghiêm lệnh của gia sư, không được xướng tên ở Đông Hoa môn, quyết không được nói ra tên gia sư, khiến lão nhân gia hổ thẹn. Xin huyện tôn thứ lỗi.
- Ha ha ha, đã đối chiến mà không có ý chí quyết thắng, nhường nhường nhịn nhịn còn gì là thú vị. Lâm huyện lệnh hứng trí gọi quản gia mang cờ tới, ông ta là người thích đánh cờ, nhưng từ khi nhậm chức ở đây chỉ có thể giải thế cờ cho đỡ thèm, người khác quá kém cỏi, không phải là đối thủ, giờ nghe nói có người tuyên bố thắng mình, tất nhiên vui sướng:



Người xưa chơi cờ chú trọng giết quân, có sở thích biến thái trong việc giết đội quân lớn, nên khai cuộc thường chiếm trung khu, không hề coi trọng phần góc, mà chơi cờ vây thắng bại là ở chỗ đếm xem ai có nhiều mục hơn tức là nhiều đất hơn chứ không phải là ăn quân nhiều hơn, nghe có vẻ là nghịch luận, nhưng nó là chân lý mà người chơi cờ hiện đại nhập môn đã được học.



Quả nhiên mới mở đầu thế trận, Lâm huyện lệnh đặt ngay quân ở thiên nguyên, điểm chính giữa bàn cờ, bao quát bốn phương, công kích tám hướng. Còn Vân Tranh thì đặt cờ ở góc.



Ván cờ chưa diễn ra bao lâu khi Lâm huyện lệnh say sưa từ trung khu đang đánh giết quân của Vân Tranh thì y đã đứng lên chắp tay nói: - Tiên sinh, là thế đấy, học sinh đã thắng rồi.



Hết sức ngạc nhiên, song khi đếm thử số mục, Lâm huyện lệnh mặt đen như đít nồi, ông dàn thế trận lớn, dồn ép Vân Tranh liên tục, bắt quân liên hồi, đánh cực kỳ sảng khoái, vậy mà từ lúc nào Vân Tranh đã chiếm nửa giang sơn, ông ta tiến vào là chết, y thắng thật rồi.



- Chẳng trách ngươi bị ân sư xử phạt, đúng là không quang minh chính đại gì hết, mỹ cảm của thủ đàm bị ngươi phá sạch mất rồi.



Vân Tranh còn chưa đáp đã nghe sau lưng có giọng nói trong trẻo truyền tới: - Cha ơi, thua là thua, sao lại còn kiếm cớ, con đã ném cho cha ba chiếc lá, cha không nhận ra, say sưa bắt quân của người ta, Vân thế huynh phát hiện ra mà cha chẳng biết gì.