Trí Tuệ Đại Tống
Chương 145 : Tặng quà cũng cần học vấn (1)
Ngày đăng: 18:42 19/04/20
Không thể để hết trứng vào một cái giỏ, Vân Tranh đã tính rồi, một người ở trại mỗi năm tiêu khoảng 3 – 5 quan, đó mới chỉ là đủ mức sống cơ bản thôi, nếu muốn thỏa mãn cái miệng của y, thế nào cũng phải tầm 20 quan, chưa kể tiền học, tiền mua giấy bút sách vở, rồi mức sống ở Thành Đô cũng cao hơn, vậy một năm tốn chừng 100 quan đi, nhà họ có ba người, vậy là tầm 300 quan, rồi học chừng ba bốn năm, tiếp đó lên kinh thi cử nữa cũng phải ngót trăm quan, tính sơ sơ đã thấy mất nghìn quan tiền rồi, đây là con số vô cùng hãi hùng vào thời đó.
Thực ra không thể nhiều như vậy, nhưng Vân Tranh đâu định húp cháo loãng, là lều cỏ vẫn dùi mài kinh sử, vậy chẳng thà đi làm thương nhân quách.
Thế là trong lúc chờ đợi trát nhiễm có kết quả, Vân Tranh lại toàn lực đốc thúc chế tác đồ gia dụng, không có cái gì là t vứt đi hết, cả những khúc cây quăn queo hình thù kỳ quái vốn chẳng thể làm được việc gì cũng tận dụng, bảo mọi người tùy theo hình dáng mà sửa thành đầu dê, đầu phượng đầu hổ, sau đó dùng dầu đánh bóng, biến thành những cái gậy chống cổ kính, vô cùng sống động.
Thương Cửu thích nhất ta sán tới bên Vân Tranh hỏi này hỏi nọ: - Vân tướng công, một cái gậy thế này chắc phải bán được tới 20 đồng đấy nhỉ?
- Đây không phải thứ cho tiểu hộ dùng, bỏ 20 đồng mua cái gậy về người ta cười cho, vì tránh bọn họ bị cười, ta quyết định bán với giá 5 quan, tất nhiên riêng cái gậy không đủ, phải làm thêm cái hộp thật đẹp đựng nữa, mà thế thì phải bán 10 quan mất rồi... Cửu thúc! Cửu thúc, chạy là đâu đấy?
Vân Tranh quay đầu lại thì thấy Thương Cửu đã chạy mất rồi, què mà chạy rõ nhanh, ông ta cho rằng Vân Tranh bị điên rồi, trước tiên là đem 5 quan tiền mua vải về chơi làm hỏng hết, giờ lại muốn bán cái gậy gỗ với giá trên trời.
Lắc đầu, Vân Tranh tiếp tục cầm vải đánh bóng gậy trong tay, mắt híp lại như hồ ly, cái gậy đầu tiên sẽ giành cho Tiêu chủ bạ, nghe nói sắp tới thọ 70 của lão già đó rồi, một lão thọ tinh thì không thể thiếu gậy, nhưng mà đem tặng thì lỗ quá, phải có người mua đem tặng nói mới có hiệu quả.
Lam Lam? Lâm huyện lệnh có cô khuê nữ độc nhất này thôi, không nên đi làm tổn thương.
Lương Kỳ? Cũng không được, nha đầu này hơi nhỏ nhen đành hanh đanh đá một chút, nhưng tâm địa tốt, lần trước đi đường thấy vụ tai nạn còn rơi vài giọt nước mắt cho mấy con la bị thương, tha vậy.
…. ….
Truyền thuyết kể rằng, trên ngọn núi này trước kia có một người con hiếu thuận, cha mẹ mất sớm, gia gia hắn vất vả nuôi hắn khôn lớn, đứa bé lớn lên thì chân gia gia cũng ngày càng trở nên yếu ớt, đi lại khó khăn.
Hắn là đứa trẻ ngoan hiếu thuận, nhìn thấy gia gia mỗi ngày trở nên già yếu, một lần buồn bã hắn chất vấn ông trời: Vì sao người già tóc lại bạc, răng lại rụng, chân tay trở nên yếu ớt?
Cây thông trả lời hắn, không đúng, ta càng già càng cao lớn, vững trãi, núi cũng nói, ta càng già càng vững vàng đấy thôi.
Vì thế thiếu niên cho rằng thời gian bất công với gia gia mình, giận lây sang cây thông, định chặt cành xuống làm quải trượng cho gia gia, thay thế đôi chân già yếu, lại uy hiếp núi, nếu không làm đường núi bằng phẳng, hắn sẽ đào núi lấp đầy bắc hải.
Thế là cây thông liền thả những cành tốt nhất của mình xuống, tặng cho thiếu niên làm cây gậy, ngọn núi cũng biến con đường gập ghềnh thành bằng phẳng.
Người thiếu niên dùng cành cây làm mấy cái quải trượng, nhìn gia gia chống quải trượng đi như bay trên đường, đang cao hứng thì phát hiện ngọn núi đang hợp lại, muốn chôn gia gia mình trong đất, vội vàng dùng mấy cây gậy chống giữa hai ngọn núi. Hai bên cứ vậy giằng co bao năm, thiếu niên biến thành trụ đá, gia gia hắn biến thành tảng đá bị chôn vùi một phần trong đất.
Chẳng biết từ bao giờ Đậu Sa huyện lan truyền câu chuyện như thế, trẻ trong trại còn chỉ người ta tới tận tảng đá kia, ai tới nhìn cũng thừa nhận, càng nhìn càng giống một ông lão thật.