[Dịch]Trùm Tài Nguyên

Chương 633 : Dư âm của năm 1993

Ngày đăng: 02:22 17/09/19

Ngày hôm đó, Phương Minh Viễn và Levski rốt cuộc đã nói những gì, mà Levski và Phương Minh Viễn lại phân chia nhau cái gì, tất cả những người có liên quan sau đó cũng không nói lại chuyện này. Những tài liệu của chính phủ Nga có liên quan cũng được xếp vào loại tuyệt mật, phải sau một trăm năm nữa mới dựa vào tình hình mà xem xét kỹ xem có nên quyết định tiết lộ hay không. Ngay ngày thứ ba sau buổi nói chuyện giữa Phương Minh Viễn với Levski, Phương Minh Viễn liền lên máy bay riêng rời khỏi Mátxcơva, quay lại Hoa Hạ, kết thúc cuộc hành trình đến Mátxcơva lần này của hắn. Nicholas Laski, nửa năm sau được thăng chức làm Chủ tịch công ty Alrosa, trở thành nhân vật số một hoàn toàn xứng đáng của công ty Alrosa. Ông ta nhiệm kỳ cũng được mười lăm năm, tận cho đến khi tự ông ta quyết định từ chức về hưu. Dù là thời kỳ Yeltsin chấp chính hay là thời kỳ Putin cầm quyền sau này, vị trí của ông ta vẫn đứng vững như núi Thái Sơn, không ai có thể làm lung lay. Đương nhiên, tất cả mọi người lúc ấy đều cho rằng ông ta có quan hệ gì đó với cổ đông lớn bí ẩn của công ty Alrosa. Trong những năm khó khăn nhất của công ty Alrosa, nhà mua hàng bí ẩn này mỗi năm đều mua cả trăm triệu đô la Mỹ kim cương nguyên chất từ công ty Alrosa. Chỉ có điều người mua này đến từ đâu, là ai, mọi người không ai đoán được ra, cũng không hề nhận được hồi âm chính thức của Nicholas Laski và công ty Alrosa. Mọi người lại càng không biết, vào thời điểm giao mùa giữa mùa hạ và mùa thu năm 1993, công ty Alrosa bán cho người mua kim cương nguyên chất bí ẩn với giá hơn trăm triệu đô la Mỹ, mà tiền hàng hơn 100 triệu đô la Mỹ này, chuyển qua chuyển lại cuối cùng chẳng biết đã đi đâu. Về phần gia tộc Maxime, ngay ngày hôm sau, sau khi Phương Minh Viễn rời khỏi Mátxcơva, bộ Quốc phòng Nga ra chỉ thị điều tướng quân Maxime đến khu vực biên giới, đảm nhận chức quan thủ trưởng tối cao ở căn cứ nào đó. Tuy rằng nói trên danh nghĩa là thăng chức, nhưng trên thực tế thì mọi người đều cho rằng đây chỉ là cái cớ để đưa ông ta đi sung quân, xa rời trung tâm quân đội, cũng là rời xa đội binh chủng đặc công, từ đó về sau tướng quân Maxime không được triệu hồi lại Mátxcơva để nhậm chức. Sức ảnh hưởng của gia tộc Maxime ở Mátxcơva cũng giảm đi. Ngày thứ năm từ khi tướng quân Maxime bị điều đến căn cứ biên giới, nhà ăn Maxime ở trung tâm thành phố Mátxcơva thay chủ. Ba tháng sau, trên địa chỉ nhà hàng Maxime, tửu lầu đầu tiên của nhà họ Phương ở Mátxcơva chính thức khai trương. Vào ngày khai trương, Phó chủ tịch thành phố Mátxcơva Zakharov đích thân đến tham dự cắt băng, còn có rất nhiều người nổi tiếng ở Mátxcơva cũng đến chúc mừng, trong đó có cả phó tổng Nicholas Laski của công ty Alrosa. Là tửu lầu với đồ ăn kiểu Trung Quốc xa hoa đầu tiên khai trương ở Mátxcơva, tửu lầu của nhà họ Phương kinh doanh rất phát đạt, ngày nào khách cũng đến rất đông, nhưng cho dù là các ban ngành trong chính phủ, hay là các nhân vật cao cấp ở Mátxcơva, ai cũng đều hiểu được rằng tuy rằng nhìn là khối thịt béo ngậy nhưng thật sự nếu có ai muốn mở miệng, có lẽ người đó sẽ bị rụng răng. Đương nhiên, sở dĩ những kẻ lòng tham không đáy này có suy nghĩ như vậy cũng không phải chỉ vì sức uy hiếp của Phó chủ tịch thành phố Mátxcơva và Phó tổng của công ty Alrosa, mà còn vì vào ngày 10 tháng 10 năm 1993, Tổng Thống Nga phái cảnh sát bao vây tòa nhà quốc hội Nga – đường đến Nhà Trắng. Sau việc cắt nước, điện, đường dây điện thoại kéo dài hơn hai tuần lễ, bởi vì hơn mười nghìn người ủng hộ quốc hội và cảnh sát vây quanh "Nhà Trắng" đã xảy ra xung đột vũ trang, phá tan tuyến phòng thủ của quân đội để tập trung trước quảng trường Smolensk. Tiếp đó những người này lại tấn công đài truyền hình “Ostankino” và tòa cao ốc chính phủ thành phố Mátxcơva, làm sáu viên cảnh sát của bộ nội vụ Mátxcơva hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Sau khi biết được tin tức, Tổng Thống Nga lập tức tuyên bố Mátxcơva tiến vào tình trạng cấp bách, lại cử quân chính phủ phong tỏa tòa nhà quốc hội. Trong lúc nhất thời, đạn pháo hạng nặng xung quanh tòa nhà quốc hội bùng nổ, tạo nên một vụ hỏa hoạn lớn, làm một nửa tòa nhà màu trắng biến thành màu đen, hàng trăm bộ đội đặc chủng yểm hộ hỏa lực trên các xe tăng hạng nặng và các máy bay trực thăng có trang bị vũ trang. Một lần hành động đã phá được tòa nhà quốc hội, do đó làm cho cuộc đấu tranh, giằng co giữa hai bên Tổng Thống và Nghị viện đã hơn một năm lấy sự thất bại của quốc hội mà tuyên bố kết thúc. Đương nhiên, những chuyện nội bộ chính trị nước Nga này không hề có quan hệ gì với tửu lầu của nhà họ Phương. Nhưng mà những ngày đó, có hơn năm mươi binh lính đến đóng tại khu phố gần tửu lầu của nhà họ Phương. Tuy trên danh nghĩa là vì để bảo vệ đường phố Arbat, nhưng những người sáng suốt có con mắt tinh đời đều biết rằng đó chỉ là cái cớ mà thôi, cái mà họ bảo vệ thực sự chính là tửu lầu vẫn đang sửa sang của nhà họ Phương. Nếu không thì sao trước khi Liên Xô giải thể chưa từng thấy qua quân đội đến bảo vệ đường phố Arbat trước đó mặc dù đã có bao phen rối loạn? Ngay cả cảnh sát của bộ nội vụ cũng không có mấy người. Dĩ nhiên, cũng không có chú ý tới, ở Viễn Đông, khu vực biên giới giữa Hoa Hạ và Nga, ở ba khu trực thuộc hải quan, một công ty thông quan do Hoa Hạ đầu tư được thành lập không một tiếng động. Hơn nữa trong mấy tháng tiếp theo, công ty thông quan này khuếch trương nghiệp vụ của mình với tốc độ kinh người, đè ép nghiêm trọng không gian tồn tại của một số công ty minh bạch của Nga. Rất nhiều thương nhân của Hoa Hạ đều thông qua những “cửa hải quan không trong sạch” không hợp pháp để vận chuyển hàng hóa đến Nga, đây cũng không phải chuyện gì bí mật. Thế nhưng, qua những cửa này cũng không phải là buôn lậu. Nói một cách chuẩn xác, đó là những người đang giao hàng vào trong Hoa Hạ, giao tiền, nhận hàng rồi giao cho những người đang cần chúng, số còn dư ởgiữa thì chia nhỏ, bao gồm vận chuyển, thông quan, thương kiểm, v.v… hết thảy đều do công ty Nga thu xếp giải quyết. Ban chấp hành hải quan Nga cũng phê chuẩn cho một số cửa này chuyên thực hiện các loại thủ tục thông quan mua bán này. Sau khi hàng hóa thông quan sẽ không để chủ hàng phải chính thức đến hải quan làm đơn khai báo và đơn thuế, hơn nữa chính trị Nga mở rất nhiều cửa, các hiện tượng mọc nhan nhản, đây chính là lý do để các cảnh sát Nga có cớ để vin vào, tùy ý kiểm tra và ngăn cấm hàng hóa của thương nhân Hoa Hạ. Với lại để tạo điều kiện cho các công ty môi giới của Nga, hải quan Nga thiết lập hàng tầng các chướng ngại cho các hoạt động xuất nhập thông thường, khiến lưu trình khai báo hải quan bình thường phiền phức làm người khác phải chán ghét mà chùn bước. Để nắm bắt được nhóm kinh doanh cơ hội này cũng chỉ có thể bất đắc dĩ chọn cách làm “cửa hải quan không trong sạch”. Kỳ thật, ở rất nhiều thời điểm, hàng hóa khi thông qua “cửa hải quan không trong sạch” này cũng phải có chi phí cao hơn so với hải quan bình thường, cái tiết kiệm được chỉ là thời gian. Đời sống trong nước Nga suy thoái, vật dụng hàng ngày thiếu thốn nghiêm trọng, mà sản phẩm công nghiệp nhẹ của Hoa Hạ ở Nga có ưu thế cạnh tranh rất lớn, có thể đáp ứng nhu cầu thay thế thương phẩm kém chất lượng của người dân phổ thông nói chung. Nhưng điều này cũng có nghĩa là những hàng hóa này một khi bị hải quan Nga tịch thu, nhóm thương nhân cũng đành phải bó tay, không có cách nào. Đương nhiên, nếu không muốn như vậy thì phải chịu chi tiền hối lộ hải quan Nga, có thế thì những hàng hóa kia mới có thể đi qua được. Đây chính là quy tắc ngầm trong buôn bán thương mại giữa Hoa Hạ và Nga. Những công ty môi giới hải quan do những quan chức địa phương hoặc các thành phần xã hội đen nắm giữ này cũng giống như hải quan Nga, thông qua những phương pháp như vậy để tìm đủ mọi thủ đoạn bóc lột được nhiều giá trị và của cải của thương nhân Hoa Hạ, miệng đầy dầu mỡ. Vào thời điểm kinh tế nước Nga nhanh chóng xuống dốc, tài sản cá nhân của bọn họ cũng tăng trên diện rộng. Những công ty môi giới hải quan Nga bị dồn ép không gian sinh tồn này hiển nhiên sẽ không ngồi yên nhìn địa bàn của mình bị đối thủ từng bước xâm chiếm, nhưng khi bọn họ tụ hợp sức mạnh của bản thân lại, chuẩn bị đủ loại phương thức khác nhau phòng khi đối phương phản kích, cảnh sát đặc chủng của bộ nội vụ Nga đã tóm gọn tất cả trong một lượt. Những người có chỗ dựa thì bị nghiêm khắc cảnh cáo, không được có thêm bất kỳ hành vi quấy rối châm chích đối phương nào nữa. Còn với những người không có chỗ dựa thì lấy đủ loại tội danh, đưa toàn bộ bọn họ vào trong ngục giam vùng Viễn Đông. Trong một tuần ngắn ngủi, hai phần ba cán bộ và gần một phần ba nhân viêncông tác ở ba công ty hải quan này đã bị sa thải. Đương nhiên, so với những công ty xui xẻo đó thì họ vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều, chỉ có điều là bị điều đi, hạ chức, và sa thải mà thôi. Chỉ có một số người bị đưa ra tòa với tội danh không làm tròn trách nhiệm. Từ đó, công ty thông quan tư nhân Hoa Hạ nắm giữ hơn 70% nghiệp vụ thanh quan xuất nhập khẩu của ba công ty hải quan này. Nhưng bởi vì trong suốt nghiệp vụ, công ty thu phí đúng mức, cũng chưa bao giờ trốn thuế lậu thuế. Ba nơi hải quan Nga này, các khoản thuế hàng năm nộp lên trên, ngược lại còn tăng cao cực kỳ rõ ràng. Mà nhóm thương nhân Hoa Hạ cũng rất vừa lòng, không chỉ vì tốc độ thông quan của nó không thua kém công ty “môi giới” này của Nga, mà còn bởi vì nó có thể cung cấp đầy đủ đơn khai báo và chứng minh thuế quan cho nhóm thương nhân Hoa Hạ, giảm bớt được nỗi lo của họ sau khi nhập hàng hóa vào Nga. Cũng vào mùa đông năm ấy, một xí nghiệp đến từ Mátxcơva Nga, công ty cơ giới động lực Blizzard, chính thức đưa ra yêu cầu góp vốn vào nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây với bộ Công nghiệp tỉnh Tần Tây. Tuy rằng các lãnh đạo của bộ công nghiệp tỉnh Tần Tây rất ngạc nhiên, hiện tại kinh tế nước Nga không ngừng suy giảm, không ngờ còn có thể có xí nghiệp tư nhân Nga đến Hoa Hạ đầu tư, đồng thời còn coi trọng đất lục địa, lại nắm giữ nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây đang trên bờ vực phá sản, nhưng đối với bọn họ mà nói, đây lại là một cơ hội hiếm có để bán phá giá nhà máy thiết bị cán ép Tần Tây, trút bỏ gánh nặng. Mặc dù là đầu tư của nước Nga nhưng cũng là đầu tư của nước ngoài, âm vang tương đương, có thể tạo ra chiến tích huyền diệu, chỉ có điều họ không hề hay biết rằng xí nghiệp này trên danh nghĩa vẫn là của người Nga, quyền sở hữu này sớm đã được chuyển dời 100% vào trong tay Asohon Kagetsu. Cũng vào mùa thu năm ấy, nhóm thương nhân Nga của Mátxcơva cũng đua nhau mua sắm đến nỗi làm người khác hoa cả mắt. Ngân hàng Menatep trong ba tháng ngắn ngủi liên tiếp thu mua hơn mười nhà xưởng xí nghiệp trong nước Nga, tổng tài sản lại một lần nữa được nâng lên cao rõ rệt, làm người khác không thể không suy nghĩ, Mikhail Khodorkovsky rốt cuộc là từ đâu mà có thể gom góp được nhiều tài chính như vậy, đưa những công ty xí nghiệp này về thuộc sở hữu dưới danh nghĩa của ông ta? Phải biết rằng, những nhà xưởng xí nghiệp này đều là xí nghiệp tư nhân, đều là những xí nghiệp được thu mua trong tình hình kinh tế tốt đẹp, có thể trực tiếp sáng tạo ra lợi nhuận. Kết quả này cũng làm cho người Nga càng tin tưởng hơn vào ngân hàng Menatep, trong thời gian ngắn mà mức kinh doanh của ngân hàng cũng tăng lên rõ rệt. Ngày 22 tháng 12, bản dự thảo Hiến pháp mới của nước Nga được chính phủ thông qua, đây là bản dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa được Tổng Thống phác thảo ra, nó trao quyền lực cao nhất cho Tổng Thống, vì nước Nga Tổng Thống đương nhiệm tiến thêm một bước nắm chặt tình hình nước Nga, cam đoan sẽ thực hiện theo Hiến pháp. Nước Nga cứ như vậy mà đi qua năm 1993.