Trung Khuyển Bị Bệnh Dại

Chương 72 : Phim thảm họa

Ngày đăng: 07:13 19/04/20


– Phim thảm họa.



Cũng không bao lâu sau, tới lượt Lục Lăng Hằng thử vai.



Đây là một bộ phim võ hiệp, niên đại triều nhà Minh, nói về một nhóm hiệp khách võ lâm bị gọi vào triều phân tranh cao thấp. Vào cuối triều nhà Minh, Ngụy Trung Hiền[1] được hoàng đế sủng hạnh, không ít quan viên trong triều phản đối, rất nhiều người muốn lật đổ ông ta. Ngụy Trung Hiền muốn diệt trừ phe đối lập, nhưng không thể quang minh chính đại làm, cho nên phải mượn đến nhân sĩ võ lâm trên giang hồ. Ông ta tìm được một người rất nổi danh trên giang hồ, kiếm khách Bạch Văn Bằng. Thê tử của Bạch Văng Bằng bị bệnh nặng, mà kiếm khách này không có tiền chữa trị cho thê tử, Ngụy Trung Hiền đồng ý chữa trị thật tốt cho vợ y, điều kiện là y giúp ông ta ám sát một viên quan thanh liêm. Bạch Văn Bằng ám sát thành công, kết quả sau khi thành công rồi y cũng bị diệt khẩu. Ngụy Trung Hiền lại phái người đi giết thê tử của y, thê tử của y nghe thấy tin đồn thổi, giao con gái cho một người bằng hữu, còn mình thì tự sát.



Phần tiếp theo câu chuyện là mười mấy năm sau. Con gái của Bạch Văn Bằng đã hai mươi tuổi, chuyên tâm luyện võ ở phái Côn Lôn, định bụng luyện võ công thật giỏi sau đó đi tìm Ngụy Trung Hiền báo thù. Mà viên thanh quan năm đó bị Bạch Văn Bằng giết cũng có một người con trai chừng mười tuổi, sau khi viên thanh quan chết, người cho trai vào Thanh Thành, khổ học võ công phái Thanh Thành, cũng muốn báo thù cho phụ thân, chỉ là y không biết tất cả đều là quỷ kế của Ngụy Trung Hiền. Sau khi Ngụy Trung Hiền giết Bạch Văn Bằng xong đã nói dối là Bạch Văn Bằng sợ tội nên trốn đi, cho nên con trai của viên thanh quan kia muốn tìm Bạch Văn Bằng báo thù cho cha mình.



Hai người con trai và con gái này cũng chính là nam nữ chính trong phim “Đại võ lâm”. Nữ chính còn có một người sư huynh, là một thiếu niên căn chính miêu hồng hiền lành thành thật, toàn tâm toàn ý với nữ chính, chỉ tiếc là nữ chính một lòng muốn báo thù, không hề chú ý tới tình cảm của sư huynh. Lúc này võ lâm tổ chức một đại hội luận võ, người thắng cuộc có thể giành được thanh kiếm độc nhất vô nhị, nghe nói đây là thanh kiếm đệ nhất thiên hạ. Mà thanh kiếm kia chính là bảo kiếm bên người Bạch Văn Bằng, nghe tin này, đương nhiên nam nữ chính muốn đi đoạt kiếm, mà sư huynh giúp đỡ sư muội nên đi cùng, ngoài ra còn có một nữ hiệp giang hồ cũng tới tham dự đại hội luận võ, đây đều là những nhân vật chính trong phim. Tiếp theo câu chuyện là các cảnh tình cảm hiểu lầm tương sát cẩu huyết quen thuộc. (Căn chính miêu hồng: chỉ người kiên quyết, vững vàng)



Nhưng đại hội luận võ này thật ra là âm mưu của Ngụy Trung Hiền. Sau khi hoàng đế Sùng Trinh[2] lên ngôi, địa vị của ông ta bị uy hiếp, ông ta muốn nhân đại hội võ lâm này để chiêu mộ người có thể lợi dụng được.



Kết phim, sư huynh kia chết vì nhân vật nữ chính, nhân vật nữ chính chết, nam chính hiểu được chân tướng cùng nữ thứ hai liên thủ giết Ngụy Trung Hiền, sau đó lang bạt giang hồ.



Đây là một kịch bản tạp bí lù, trước đây lúc Lục Lăng Hằng mới đọc xong kịch bản, trong đầu chỉ có bốn chữ —— không thể tin nổi. Giờ có rất nhiều kịch bản phim, võ hiệp thôi còn chưa đủ, phải pha thêm cung đấu vào, đủ loại linh tinh lang tang nhét vào với nhau, hơn nữa Ngụy Trung Hiền trở thành bia ngắm nhận đủ đạn bom, cái xấu gì cũng nhét vào ông ta. Nhưng với thị trường quốc nội bây giờ, chỉ cần có diễn viên tên tuổi và pha cảnh đẹp, dù cho phim có tệ nữa cũng vẫn hót hòn họt. Bộ phim nói về thuyết âm mưu trong triều đình, nghe có vẻ đao to búa lớn lắm.



Vai mà Lục Lăng Hằng muốn thử là vai con nuôi của Ngụy Trung Hiền, đệ nhất cao thủ thái giám, cảnh của nhân vật này có ba loại, một là đứng bên cạnh làm nền cho Ngụy Trung Hiền, thứ hai là xum xoe bợ đỡ Ngụy Trung Hiền, thứ ba là ngăn cản nam nữ chính, cũng may mắn có một hai pha đánh nhau. Kết cục của nhân vật này là vì cứu Ngụy Trung Hiền mà chết.



Không bao lâu đến lượt anh thử vai.



Lần thử vai này phải mặc trang phục cổ trang, hơn nữa nhân vật này trang điểm đậm, bởi vì là thái giám nên mặt đánh phấn rất trắng, còn kẻ mắt rất đậm. Nhưng nhân vật Uông Lăng này không phải người ẻo lả, y là đệ nhất cao thủ Đông Hán[3], y không phải tỏ vẻ nữ tính mà là thể hiện ra vẻ nhu hòa trung tính.



Lục Lăng Hằng đi vào phòng thử vai, anh vào vị trí, cũng không chào hỏi giám khảo, đứng thẳng lưng, hơi ngước đầu, dùng ánh mắt kiêu căng nhìn lướt qua mọi người.



Vài giám khảo thử vai đều gật đầu.
“Không đâu.” Thẩm Bác Diễn nhìn đồng hồ đeo tay, “Cô đến đúng giờ mà.”



Giờ mọi người đã tới đông đủ, Thẩm Bác Diễn gọi vài món ăn, mọi người bắt đầu họp.



Kịch bản hôn quân này Tạ Dụ viết năm năm mới hoàn thành. Bà cũng như Quách Xuyên, cũng đã lăn lộn rất nhiều năm trong cái giới này, nhưng vẫn không lên được. Tác phẩm biên kịch của bà đều rất sâu sắc, khống chế được tốt nhịp truyện và mâu thuẫn trong cốt truyện, cũng đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật, một vai dù nhỏ nhưng cũng có lập trường và cảm xúc hợp lý. Nhưng những kịch bản sáng tác của bà phần lớn đều thiếu tính thương mại hóa, cho nên khó có thể sinh tồn trong thị trường bây giờ.



Giờ thị trường tương đối lộn xộn, tất cả phim ra rạp đều là thảm họa, cốt truyện cẩu huyết, nhân vật và nội dung thì vớ vẩn, phải dựa vào kỹ xảo nhạc đệm và những ngôi sao tên tuổi để thu hút khán giả. Nhưng vậy mà những phim điện ảnh ấy lại bán chạy nhất, thậm chí phim càng tệ, càng nhiều người chê bai thì lại càng nhiều người xem, thậm chí có đoàn phim còn thuê người chê phim, khán giả muốn biết phim tệ đến mức nào nên đi xem. Nhà đầu tư thì chỉ cần tiền, phim gì cũng được chỉ cần kiếm được tiền, nhà đầu tư mặc kệ danh tiếng thế nào. Giống như một sản phẩm thương mại, có đôi khi người dân mua hàng hóa, đơn giản là vì tiếp thị chứ không phải vì bản thân sản phẩm. Mà một câu chuyện có cốt truyện tốt, bởi vì tiền lời thấp, tính mạo hiểm cao, cho nên bị đẩy ra ngoài cuộc chơi.



Mà những bộ phim mờ nhạt như vậy, bởi vì đầu tư ít, thù lao quay phim ít, cho nên không mời được diễn viên nổi tiếng, phân cảnh quay cũng không được tốt. Những đoàn phim như vậy mạng giao thiếp và tài nguyên ít, đến tấm poster cũng không được treo tử tế ở rạp chiếu, sao có thể chống được các phim thương mại có nền tảng lớn.



Tạ Dụ viết rất nhiều câu chuyện, nhưng không có mấy câu chuyện đắt khách, duy nhất có một kịch bản tương đối khá là “Công chúa thái bình” thì bị một đoàn phim mời một biên kịch nổi danh cẩu huyết về sửa lại kịch bản của bà, biến một câu chuyện hay thành câu chuyện tình yêu tổng tài bá đạo với nữ chính ngu ngốc, nhân vật và lời thoại bị bóp méo vặn vẹo, kết quả bà không có tác phẩm nào được đánh giá tốt, nhiều năm như vậy vẫn vô danh.



Nguồn :



Một nhóm người như vậy sắp vào một đoàn, thành ra không ai coi trọng bộ phim này, nếu không có Thẩm Bác Diễn, có lẽ dự án này sẽ sinh non.



Thẩm Bác Diễn hắng giọng một cái: “Chúng ta bắt đầu thôi.”



[1] Ngụy Trung Hiền (魏忠賢) (1568-16 tháng 10, 1627) là một trong những đại hoạn quan nổi tiếng nhất và nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người cầm đầu “đảng hoạn quan” dưới thời Minh Hy Tông trong việc lũng đoạn triều chính, thâu tóm mọi quyền lực trong tay, đồng thời tiêu diệt tất cả những người không cùng phe cánh với mình một cách không khoan nhượng. Vương triều Minh dưới thời Hy Tông suy tàn một cách trầm trọng một phần lớn là do Ngụy Trung Hiền.



[2] Sùng Trinh: niên hiệu của Vua Tư Tông thời nhà Minh bên Trung Quốc, công nguyên 1628-1644.



[3] Đông Hán, là cách gọi khác của Đông xưởng, là cơ quan đặc vụ của hoạn quan thời Thanh, chính xác hơn là thời Minh Thành Tổ. Vốn lên ngôi bằng cách cướp ngai vàng của người cháu, Minh Thành Tổ đa nghi, vì vậy để trấn áp các lực lượng chính trị chống đối, vị hoàng đế này quyết định thành lập Đông xưởng vào năm 1420 để bí mật giám sát các quan lại trong triều đình, các tướng lĩnh trong quân đội, các quan viên bên ngoài, các học giả có tiếng trong xã hội. Viên hoạn quan đứng đầu nổi tiếng là Ngụy Trung Hiền.