Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 21 : Có tiếng mà không có miếng

Ngày đăng: 12:22 19/04/20


Cuộc họp cán bộ may mắn thoát nạn,nhưng ba người hai lớn một bé chúng tôi đều rất phiền lòng.



Vương Bổn Thanh không phải là loại lãnh đạo bụng dạ tốt, phong thái đàng hoàng, nhất định sẽ không bỏ cuộc. Chỉ là không ngờ lại hành động nhanh đến thế, ngay ba ngày sau khi tổ chức cuộc họp cán bộ, Nghiêm Ngọc Thành và Trương Mộc Lâm bị triệu đến ủy ban cách mạng huyện nói chuyện.



Người đứng thứ hai trong ủy ban cách mạng huyện là phó chủ nhiệm Trịnh Hưng Vân và bộ trưởng tổ chức đích thân tìm đến Nghiêm Ngọc Thành nói chuyện. Đại ý là phải làm vững mạnh hơn nữa lực lượng của tổ chức lãnh đạo khu Đài Sơn, quyết định thăng chức cho Nghiêm Ngọc Thành làm phó chủ nhiệm hội ủy viên cách mạng khu Đài Sơn, phụ trách công tác nông nghiệp.



Nghiêm Ngọc Thành vừa nghe tin ấy, chán nản biết bao nhiêu.



Được thăng quan tiến chức, đương nhiên là chuyện tốt. Chỉ là phân công nội bộ của công tác phụ trách nông nghiệp này, lại làm Nghiêm Ngọc Thành cảm thấy điên đầu. Khu Đài Sơn vốn dĩ nông nghiệp đã là chủ yếu, chỉ có điều cai quản ở đấy không tìm thấy một công trường nào cho ra hồn. Cũng có nghĩa là phó chủ nhiệm chính của hội đồng cách mạng khu, mấy người lớn lớn nhỏ nhỏ ấy, sức lực chỉ có thể đổ dồn vào nông nghiệp. Một phó chủ nhiệm mới nhậm chức như ông, chẳng quyết định được gì hết, cũng đồng nghĩa với việc chỉ được đứng ngoài trông vào thôi. Nếu so sánh về thực quyền với công xã hồng kỳ, đấy là hai thứ không thế nào so được.



Có tiếng mà không có miếng! Đây đúng là có tiếng mà không có miếng!



Nhưng là một đảng viên, phục tùng sự sắp xếp của cấp trên là một điều kiện cơ bản. Nghiêm Ngọc Thành có thể gánh đỡ việc cho người khác, nhưng khi rơi lên chính đầu mình, lại chẳng có cách gì. Giả sử vì việc sắp xếp công tác cho mình mà đặt điều kiện với cấp trên, thì hoàn toàn không phù hợp với quan trường lúc đó, chẳng được lợi lộc gì cả.



Năm 1977 không giống sau này, biểu dương và tự biểu dương của cán bộ đã trở thành mốt, không ngại dùng tất cả mọi cách, tự dát vàng lên mặt mình. Còn lúc này vẫn là “phê bình và tự phê bình”



Về lần bổ nhiệm này của Nghiêm Ngọc Thành, nội bộ ủy ban cách mạng huyện cũng phải tranh đấu quyết liệt lắm.



Trịnh Hưng Vân và Vương Bổn Thanh đái không qua ngọn cỏ, đây là bí mật được công khai ở huyện. Vì thế những cán bộ không hợp với Vương Bổn Thanh, tất lẽ dĩ ngẫu sẽ bị quy về”Trịnh phái”. Trịnh Hưng Vân cũng rất mực khiêm nhường, chỉ cần người nào muốn gia nhập, nhất định sẽ đồng ý và tiếp nhận, về sau sẽ xem xét đến năng lực. Thực sự muốn gia nhập lại có thực lực nhất định, sẽ vô cùng trọng dụng. Những người tư chất thuộc hạng xoàng, cũng cố gắng cho sự an toàn nhất dịnh. Chỉ có những ai không chắc chắn thì mới dứt khoát không dùng.



Trong đội ngũ chủ nhiệm công xã huyện, Nghiêm Ngọc Thành cũng là nhân vật khó kiếm. Lần này đóng vai tương phản với Vương Bổn Thanh, Trịnh Hưng Vân nhất định sẽ vắt óc nghĩ cách đưa ông ta vào trận địa của mình. Vì thế khi Thôi Tú Hòa vô cùng ghen ghét đề ra ý kiến phải điều Nghiêm Ngọc Thành xuống làm trạm trưởng trạm khí tượng trong hội nghị chủ nhiệm ủy ban cách mạng huyện, Trịnh Hưng Vân cật lực phản đối, không những thế chẳng ngần ngại đề ra: sử dụng một cán bộ có tài như thế này rất không phù hợp với nguyên tắc của tổ chức.



Đa số phó chủ nhiệm đều gật đầu phụ họa.



Việc này cũng dễ hiểu thôi, ý kiến này của Thôi Tú Hòa đã chạm đến bức xúc của quần chúng. Người đã làm được đến phó chủ nhiệm hội đồng cách mạng huyện, ít nhiều cũng có năng lực thực sự của mình, giả dụ bản thân mình một ngày nào đó không cẩn thận đắc tội với Thôi Tú Hòa, ông ấy cũng làm như vậy, thì thiệt thòi lớn rồi. Cái ông họ Thôi này, ỷ là người thân của Vương Bổn Thanh, cái gì cũng dám nói ra miệng.



Thấy Trịnh Hưng Vân, người đứng đầu trong hàng ngũ phó chủ tịch, lại là người tổ chức nhân sự của phân quản lắc đầu phản đối, mọi người nhất định cũng sẽ hùa theo.



Qua mấy vòng đấu sức, liền có chuyện đương chức phó chủ nhiệm ủy ban cách mạng của khu Thái Sơn lần này.



Trịnh Hưng Vân dù vẫn chưa hài lòng, nhưng cũng không vượt được Vương Bổn Thanh. Hơn nữa dù cho bị mất quyền, nhưng hãnh diện, cũng vẫn chấp nhận được, không biết chừng Nghiêm Ngọc Thành sẽ nhớ công lao của mình.




“Ai nói đùa với anh? Ngày mai anh đi tìm Trương Mộc Lâm, bảo cậu ta điều chỉnh phân công phó chủ nhiệm. Anh không dính vào việc tuyên truyền là được rồi. Người khác có làm loạn thế nào cũng chẳng liên quan gì đến anh.”



Chu tiên sinh cười: “36 kế kế chuồn là hay nhất, đúng là kế hay, chỉ là không trách khỏi có kẻ giở trò, hà hà….”



“Cứ theo xu hướng trước mắt đi đã, tránh được cái gai này rồi tính sau. Có rừng thì lo gì không có củi.”



Cha đau đầu về phương châm lý luận, Trương Mộc Lâm cũng thế. Tất nhiên, cái mà ông đau đầu không phải là có nên tuyên truyền phương châm lý luận của trung ương hay không, mà là làm sao để thuyết phục cha tuân theo quyết định của huyện.



Dù ông ta đã danh chính ngôn thuận trở thành một chân của xã Hồng Kỳ, nhưng danh tiếng lại không bằng cha. Vừa nhậm chức đã ỷ quyền áp ức người khác, có lẽ không hay lắm. Trong huyện mở cuộc họp, cha còn bị Vương Bổn Thanh điểm danh phê bình, có lẽ cũng không dám làm cứng nữa. Trương Mộc Lâm sợ nhất là cha bằng mặt mà không bằng lòng, không ra sức làm việc.



Ông ta chẳng dễ dàng gì leo lên chức này, chỉ muốn làm việc gì đó lấy lòng cấp trên. Việc quan trọng trước mắt là tuyên truyền phương châm lí luận trung ương, nếu làm hỏng việc này, có lẽ cái ghế chủ nhiệm của mình cũng chẳng giữ được.



Vì thế cha chủ động đề nghị ông ta điều chỉnh phân công, ông ta vui không còn gì để nói.



Đúng lúc vừa định đi ngủ, lại có người đắp chăn nhường gối, còn gì tốt hơn thế nữa? vì thế ông ta chẳng khách khí, vội vàng đồng ý, sợ cha hối hận.



Trương Mộc Lâm quyết định sự việc rất nhanh, ngay sau đó liền họp, rồi chỉ định một phó chủ nhiệm đứng gần cuối đảm nhận công tác tuyên truyền, cha được điều làm quản lý tài vụ và trưng thu lương thực. Còn về thứ tự, đáng lẽ cha xếp sau Trương Mộc Lâm, Trương Mộc Lâm vừa thăng chức, cũng như thuyền thêm gió, trở thành phó chủ nhiệm đứng đầu của xã Hồng Kỳ.



Chỉ là người ngoài nhìn vào, ông phó chủ nhiệm họ Liễu này đắc tội với chủ nhiệm Vương và Thôi Ngọc Nhiệm, về sau có lẽ cũng chỉ đi được đến đây thôi, muốn tiến thêm cũng khó.



Ai ngờ cha đã chủ động đề nghị không chủ nhiệm công tác tuyên truyền nữa, Thôi Tú Hòa vẫn không chịu buông tha. Thù này nhất định phải trả, cứ ấm ức mãi chuyện “sự kiện kinh ngạc xã Hồng Kỳ”, bảo người nói với Trương Mộc Lâm, nói là Tấn Tài mới bị Vương chủ nhiệm phê bình trong cuộc họp cán bộ huyện, không thể trọng dụng, xã Hồng Kỳ làm sao có thể bầu ông ta làm phó chủ nhiệm đứng đầu?



Trương Mộc Lâm nhát gan, không dám đắc tội với Thôi Tú Hòa, nghĩ đi nghĩ lại, bất đắc dĩ, chỉ còn cách tìm cha thương lượng.



Dù là phó chủ nhiệm, nhưng việc sắp xếp thứ tự cũng được chăm chút lắm. Cha thấy Trương Mộc Lâm vòng vèo mãi nói ra chuyện này, trong lòng không vui, nét mặt cũng chẳng mấy đẹp đẽ.



Trương Mộc Lâm nói đi nói lại, cha thấy ông ta lo đến toát mồ hôi, cũng thấy tội nghiệp, liền nói: “Chủ nhiệm Trương anh tự quyết định làm thế nào thì làm”, quay người bỏ đi.



Trương Mộc Lâm mặt mũi lúc đỏ lúc trắng, nhưng cũng thở phào một tiếng. Bất luận thế nào, việc khó này cũng đã được giải quyết rồi, cũng ăn nói được với chủ nhiệm Thôi. Thế là trong danh sách phó chủ nhiệm xã Hồng Kỳ, cha từ vị trí đứng đầu bị giáng xuống cuối cùng.