Tư Thái Cung Phi

Chương 12 : Nói chuyện phiếm

Ngày đăng: 00:36 19/04/20


Edit: Nguyệt Phi.



Beta: Su Thái phi.



Hoa Thường và Hoàng thượng trò chuyện rất vui vẻ, Hoa Thường cũng cảm thấy như vậy rất rốt, hiểu biết lẫn nhau mới không cảm thấy xa lạ.



Phi tần hậu cung nhiều như mây, nếu ngươi không xinh đẹp tuyệt đỉnh, không có gia thế vững chắc làm chỗ dựa, thì nhất định sẽ bị lãng quên. Cho dù ngươi vừa xinh đẹp vừa có gia thế, nếu như không cùng Hoàng thượng bồi đắp tình cảm thì trong mắt Hoàng đế ngươi chẳng qua chỉ là một ký hiệu mà thôi. Hoàng đế sẽ không có tình cảm với một ký hiệu đâu.



"Hôm qua tới đây, trong cung này còn trống trải mà hôm nay đã đầy đủ hơn nhiều rồi". Hoàng đế nhìn trang trí trong chủ điện, mang theo tán thưởng nhàn nhạt.



Hoa Thường giải thích: "Hôm qua mới vừa vào cung nên chưa kịp sắp xếp gì cả. Hôm nay sau khi thỉnh an trở về, thần thiếp mới lấy những đồ mà Hoàng thượng và Thái hậu ban thưởng và vật dụng thần thiếp mang tới thu dọn một chút, có thể sử dụng thì bày lên, vẫn còn chưa dọn dẹp xong nữa".



Hoàng thượng đi dạo hết các phòng một lát, sau đó nói một câu: "Ái phi thông thái".



Hoàng thượng nói như thế là bởi vì trong thư phòng của Hoa Thường đã bày đầy sách, cổ tịch kim bổn [1] cũng không ít, trên bàn sách màu tím sậm còn trải giấy Tuyên Thành, dường như có thể nhìn thấy trên đó có nét chữ tiểu Khải [2] đẹp đẽ.



[1]: Cổ tịch kim bổn (古籍今本): ý chỉ sách xưa sách nay đều có.



[2]: Tiểu Khải (小楷): kiểu chữ Khải nhỏ viết tay.



Hoa Thường khiêm tốn cười nói: "Thần thiếp đầu thai tốt, được phụ mẫu nhĩ nhu mục nhiễm [3] nên cũng xem như biết được vài chữ".



[3] Nhĩ nhu mục nhiễm (耳濡目染): thành ngữ có ý nghe nhiều thấy nhiều thì sẽ bị ảnh hưởng.



"Ái phi quá khiêm tốn rồi".



Hoa Thường thấy ánh mắt Hoàng đế nhìn về phía bàn sách, cười nói: "Kia là vừa mới động bút sao chép kinh Phật, thần thiếp không biết Thái hậu nương nương thích gì nên tắm rửa thay y phục, cung kính chép một bộ "Kinh kim cương" dâng cho Thái hậu, hy vọng có thể khiến lão nhân gia vui vẻ hơn một chút".



Hoàng đế cầm bản kinh Phật mới vừa chép đoạn mở đầu ở trên bàn lên, chậm rãi khen một câu: "Thường nhi có lòng rồi".



Hoa Thường sửng sốt một chút, lúc trước Hoàng đế vẫn gọi nàng là ái phi, một câu Thường nhi này khiến Hoa Thường trong lúc nhất thời không biết nên phản ứng như thế nào.



"... Thần thiếp có tài đức gì mà có thể được Hoàng thượng khen ngợi như vậy". Vành mắt Hoa Thường hơi đỏ, cúi đầu xuống trả lời.
An Châu: quận Duyên An, quận Du Lâm, quận Lũng Tây, quận Hoài An.



Ninh Châu: quận Ngư Dương, quận Lang Tà, quận Đồng An, quận Tín An.



Hiến Châu: quận Giao Chỉ, quận Lâm Ấp, quận Cao Lương, quận Tây Hải.



Hựu Châu: quận Cao Khâu, quận Phòng Linh, quận Tư Dương, quận Kiềm An.



Tuyên Châu: quận Thượng Dung, quận Xương Ấp, quận Hạ Phi, quận Dự Chương.



Tống Châu: quận Phù Phong, quận Kinh U, quận Tư Lệ, quận Sơn Dương.



Quận trưởng là người quản lí tối cao của quận, mặc dù quận lệ thuộc vào châu nhưng châu lại không có người đứng đầu về hành chính và quân sự tối cao, chỉ có Tuần sát sứ của châu trên danh nghĩa, phụ trách giám sát, cho nên trên thực tế chức quận trưởng mới là người có thực quyền lớn nhất.



Sau lưng Hoa Thường có Hoa thị xuất thân từ quận Lâm Ấp, sau lưng Ôn Tần là Trương thị xuất thân từ quận Thượng Dung. Giữa các quận cũng có chỗ khác biệt, một vùng vừa là thị trấn quan trọng ở biên cương vừa là nơi đất lành, nhất định không giống với vùng đất không có gì cả.



Nói cho đúng thì có tám quận áp đảo hết các quận còn lại. Mà tám quận này cũng đều có các phủ mang tính biểu tượng của riêng mình.



Quận Vĩnh Lai có Hán Dương phủ, quận Lãng Trung có Tứ Thủy phủ, quận Hoài An có Tây Hà phủ, quận Ngư Dương có Mân Trung phủ, quận Tư Dương có Nội Sử phủ, quận Thượng Dung có Hội Kê phủ, quận Xương Ấp có Truy Xuyên phủ, quận Lâm Ấp có Tân Cấp phủ.



Dân gian cũng có lời đồn đãi, hào môn quyền thế nhất Đại Lương, toàn bộ đều có xuất xứ từ tám phủ này. Hiểu rõ tám phủ này, cũng giống như biết rõ tổng hợp lịch sử phát triển của Đại Lương vậy.



Phủ đài là người đứng đầu hành chính cao nhất của phủ, những Phủ đài trong tám phủ này e là còn mạnh hơn cả Quận trưởng của một số quận.



Mà sở dĩ ở hậu cung Hoa Thường và Ôn Tần nhận được lễ ngộ như vậy, đương nhiên không tránh được có liên quan đến xuất thân của các nàng.



Thục phi tuy không ác độc nhưng cũng là ngang ngược kiêu ngạo, nhìn thái độ của nàng đối với Ôn Tần cho dù không vui vẻ thoải mái, nhưng cũng xem như là an nhàn bình hòa.



Dĩ nhiên cái này cũng liên quan đến thái độ của vọng tộc Hà thị ở phía sau Thục phi và vọng tộc Trương thị ở phía sau Ôn Tần. Quan hệ của Hà thị và Trương thị dù không tính là thân thiết nhưng cũng xem như là đồng minh chính trị, cho nên Hoàng đế an bài Ôn Tần đến Tiêu Phòng cung của Thục phi cũng là suy nghĩ đến quan hệ hữu nghị giữa các nàng.



Mà bản thân Hoa Thường lại không cần nhiều lời, nàng xuất thân thế gia, ở trong hậu cung này, hầu như sẽ không phải chịu những chỉ trích ở ngoài mặt.