[Dịch] Tử Xuyên Tam Kiệt (Tử Xuyên)
Hai trăm năm sau ngày đế quốc Quang Minh tan rã, thế cân bằng tạm thời của đại lục lại một lần nữa bị phá vỡ. Gia tộc họ Lâm, dòng dõi chính thống của đế quốc Quang Minh xưa, nay đã trở thành trung tâm thương mại, lực lượng quân sự thu gọn, tuy tinh mà không nhuệ, lại được lãnh đạo bởi những kẻ ôm giấc mộng đầu cơ, chỉ rình nước đục mà thả câu kiếm lợi. Gia tộc Lưu Phong mất đi người lãnh đạo hùng tài, để lại ba đứa con trai bất tài ngu xuẩn và cô con gái xinh đẹp toàn tài nhưng bị trói buộc bởi lời hứa với người cha đã mất. Ma tộc ở ngoài vùng Viễn Đông hùng mạnh nhất trong hai trăm năm qua, trong khi gia tộc Tử Xuyên, lá chắn của trung tâm nhân loại với Ma tộc lại rơi vào suy thoái.
Bắt đầu từ những nội loạn trong vùng đất của mình, từ những hủ bại của giới quý tộc tích tụ hai trăm năm của bộ máy cai trị, gia tộc Tử Xuyên hùng mạnh đã lạc bại trở thành chiến trường chém giết, thành mồi ngon cho các thế lực xâu xé.
Trên cái nền gia tộc hủ bại bởi những kẻ nhăm nhăm cho lợi ích cá nhân, ba anh em kết nghĩa, ba vị tướng xuất sắc, ba tính cách bất đồng, người trước người sau cùng tỏa sáng rực rỡ. Một Đế Lâm sắc bén, với chủ trương lấy kỷ luật sắt để quản lý, lấy máu để cai trị, lấy kết quả cuối cùng để làm thước đo thành bại; cùng với một Sterling tính cách dung hòa, một lòng trung thành với gia tộc, một quân nhân điển hình; và một Tử Xuyên Tú tài hoa, tình cảm và ham nhàn thành tính đều đã phát triển đến tận cùng con đường mà họ chọn lựa. Ba tính cách ấy, ba vị tướng tài bất khả chiến bại ấy, khi bị sự mục ruỗng của chế độ và sự xô đẩy của thời thế, cùng đi tới tận cùng của lý tưởng mình đã chọn sẽ có kết cục gì?
Tử Xuyên Tam Kiệt là câu chuyện kể về sự phát triển, lớn mạnh, bành trướng và kết thúc của ba tính cách đó, trong bối cảnh loạn lạc của toàn khối đại lục. Đan xen trong đó là những mối tình vượt trên sự thù hận và đối lập, là tình cảm kết nghĩa đệ huynh, cùng những trận chiến hoành tráng, máu đổ thịt rơi khiến người đọc không thể không sôi trào hay cảm thán cho sự nghiệt ngã cho số phận cá nhân trong màn chém giết.
Toàn câu chuyện được xây dựng trong bối cảnh chiến tranh bằng vũ khí lạnh, cung thương, gạch gỗ, một giả thiết của tác giả về một thế giới tàn tạ sau nền văn minh rực rỡ của loài người. Dường như câu chuyện được mô phỏng một số sự kiện có thực đương đại, nên đâu đó trong truyện gợi đến sự sụp đổ dây chuyền của Liên Bang Xô Viết, hay công cuộc viễn chinh thập vạn đại sơn của giải phóng quân Trung Hoa, hay một số mặt trái của xã hội đương đại, hay của những cuộc chiến đẫm máu, đại thanh trừng trong lịch sử. Có thể, đây là nguyên nhân chính để Lão Trư viết truyện trong một thế giới giả tưởng.
Nhân ngày 18 tháng Tám, cũng vào ngày này của năm 779 lịch đế quốc, ngày thành lập "Tú quân đoàn" - đội quân vô địch trong tương lai của Quang Minh vương, xin giới thiệu đại tác phẩm Tử Xuyên Tam Kiệt của tác giả Lão Trư. Cơ cấu xã hội trong truyện Gia tộc Tử Xuyên được cơ cấu theo mô hình quân chủ lập hiến, xã hội có phân biệt đẳng cấp thành: hoàng tộc - quý tộc - bình dân - nô lệ. Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh thời chiến, nên mô hình cũng là mô hình quản lý thời chiến: tướng lãnh quân sự nắm quyền chính dân sự trong tay. Chính xác hơn là tổng đốc cầm binh, tỉnh trưởng lo dân sự nhưng có hàm là kỳ chủ áo đỏ, bằng tổng đốc.
Mô hình quản lý bao gồm:
- Trên cao nhất có gia chủ, thường được gọi là tổng trưởng. Nôm na hiểu là tổng thống/chủ tịch nước/quốc vương. Tổng trưởng ở trong phủ tổng trưởng. Tổng trưởng là vị trí cha truyền con nối, do người mang dòng máu Tử Xuyên nắm giữ.
- Hội nguyên lão. Hội nguyên lão là do dân cử, đại diện cho các địa phương. Dịch ra ngôn ngữ hiện đại là Nghị viện, hay quốc hội. Hội nguyên lão phê chuẩn các bổ nhiệm do Tổng trưởng đề xuất.
- Tổng thống lĩnh: nắm quyền quân đội (điều hành đất nước). Văn phòng làm việc của Tổng thống lĩnh là tòa Thống Lĩnh - tương đương như phủ Thủ tướng. <
Bắt đầu từ những nội loạn trong vùng đất của mình, từ những hủ bại của giới quý tộc tích tụ hai trăm năm của bộ máy cai trị, gia tộc Tử Xuyên hùng mạnh đã lạc bại trở thành chiến trường chém giết, thành mồi ngon cho các thế lực xâu xé.
Trên cái nền gia tộc hủ bại bởi những kẻ nhăm nhăm cho lợi ích cá nhân, ba anh em kết nghĩa, ba vị tướng xuất sắc, ba tính cách bất đồng, người trước người sau cùng tỏa sáng rực rỡ. Một Đế Lâm sắc bén, với chủ trương lấy kỷ luật sắt để quản lý, lấy máu để cai trị, lấy kết quả cuối cùng để làm thước đo thành bại; cùng với một Sterling tính cách dung hòa, một lòng trung thành với gia tộc, một quân nhân điển hình; và một Tử Xuyên Tú tài hoa, tình cảm và ham nhàn thành tính đều đã phát triển đến tận cùng con đường mà họ chọn lựa. Ba tính cách ấy, ba vị tướng tài bất khả chiến bại ấy, khi bị sự mục ruỗng của chế độ và sự xô đẩy của thời thế, cùng đi tới tận cùng của lý tưởng mình đã chọn sẽ có kết cục gì?
Tử Xuyên Tam Kiệt là câu chuyện kể về sự phát triển, lớn mạnh, bành trướng và kết thúc của ba tính cách đó, trong bối cảnh loạn lạc của toàn khối đại lục. Đan xen trong đó là những mối tình vượt trên sự thù hận và đối lập, là tình cảm kết nghĩa đệ huynh, cùng những trận chiến hoành tráng, máu đổ thịt rơi khiến người đọc không thể không sôi trào hay cảm thán cho sự nghiệt ngã cho số phận cá nhân trong màn chém giết.
Toàn câu chuyện được xây dựng trong bối cảnh chiến tranh bằng vũ khí lạnh, cung thương, gạch gỗ, một giả thiết của tác giả về một thế giới tàn tạ sau nền văn minh rực rỡ của loài người. Dường như câu chuyện được mô phỏng một số sự kiện có thực đương đại, nên đâu đó trong truyện gợi đến sự sụp đổ dây chuyền của Liên Bang Xô Viết, hay công cuộc viễn chinh thập vạn đại sơn của giải phóng quân Trung Hoa, hay một số mặt trái của xã hội đương đại, hay của những cuộc chiến đẫm máu, đại thanh trừng trong lịch sử. Có thể, đây là nguyên nhân chính để Lão Trư viết truyện trong một thế giới giả tưởng.
Nhân ngày 18 tháng Tám, cũng vào ngày này của năm 779 lịch đế quốc, ngày thành lập "Tú quân đoàn" - đội quân vô địch trong tương lai của Quang Minh vương, xin giới thiệu đại tác phẩm Tử Xuyên Tam Kiệt của tác giả Lão Trư. Cơ cấu xã hội trong truyện Gia tộc Tử Xuyên được cơ cấu theo mô hình quân chủ lập hiến, xã hội có phân biệt đẳng cấp thành: hoàng tộc - quý tộc - bình dân - nô lệ. Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh thời chiến, nên mô hình cũng là mô hình quản lý thời chiến: tướng lãnh quân sự nắm quyền chính dân sự trong tay. Chính xác hơn là tổng đốc cầm binh, tỉnh trưởng lo dân sự nhưng có hàm là kỳ chủ áo đỏ, bằng tổng đốc.
Mô hình quản lý bao gồm:
- Trên cao nhất có gia chủ, thường được gọi là tổng trưởng. Nôm na hiểu là tổng thống/chủ tịch nước/quốc vương. Tổng trưởng ở trong phủ tổng trưởng. Tổng trưởng là vị trí cha truyền con nối, do người mang dòng máu Tử Xuyên nắm giữ.
- Hội nguyên lão. Hội nguyên lão là do dân cử, đại diện cho các địa phương. Dịch ra ngôn ngữ hiện đại là Nghị viện, hay quốc hội. Hội nguyên lão phê chuẩn các bổ nhiệm do Tổng trưởng đề xuất.
- Tổng thống lĩnh: nắm quyền quân đội (điều hành đất nước). Văn phòng làm việc của Tổng thống lĩnh là tòa Thống Lĩnh - tương đương như phủ Thủ tướng. <
1 Lượt xem| 1 Yêu thích| 1 Theo dõi| 1 Đề cử| 71 Chương