[Việt Nam] Giọt Máu Chung Tình
Chương 12 : Định hôn nhơn, công tử ép duyên em, Giữ thệ ước, tiểu thơ bàn lợi hại
Ngày đăng: 22:52 27/05/20
Thiều quang thấm thoát, qua lẹ dường tên, vừa cuối ba xuân, kế đầu chín hạ. Bạch tiểu thơ bữa nọ đương ngồi trong ngồi trong thơ phòng với thể nữ Xuân Đào, người thì lo săn sóc đường kim mối chỉ, gọi chút làm khuây, kẻ thì đọc truyện xem thi, đặng giải cơn phiền muộn.
Xảy đâu Bạch công tử ngoài cửa bước vô, rồi lại ngồi nơi ghế. Và nói với tiểu thơ rằng: “Nầy em, anh có một việc cần kíp, đến tỏ cho em hay, mấy tháng nay có một người con ông Thiện Hộ ở Hà Đông tên là Vương Bích, đã nhiều phen cậy người đến nói với anh về việc lương duyên của em nhưng anh thấy xuân đường mới khoản, em còn chuốc não đeo sầu, nên anh đình đãi bấy lâu, chưa tỏ ra cho em biết, nay thấy em đã bớt lòng sầu muộn, nên anh đến đây, trước là vưng theo lời di ngôn của nghiêm đường dạy bảo, sau là định cuộc nhơn duyên của em cho hoàn thành; như vậy mới là yên lòng cha nơi chốn tuyền đài, và phận em cũng đặng xong bề gia thất.”
Tiểu thơ nghe nói thì sửng sốt một hồi, rồi day lại trả lời một cách khoan thai tề chỉnh rằng: ” Thưa anh, việc xuân đường mới khoản, lòng em sầu não chưa nguôi, lý đâu trong lúc thủ hiếu cử tang, mà lại tính cuộc hôn nhơn giá thú, như vậy em e chẳng những phận làm con lỗi đạo với mẹ cha, mà lại miệng nhơn thế sanh nhiều lời dị nghị lắm chăng?”
Nói chưa dứt, kế vợ công tử là Trần thị, ngoài cửa hớn hở bước vô; mắt ngó tiểu thơ và cười và nói:
“Cô nương, tôi rất mừng cho cô nó nay gặp cuộc nhơn duyên may mắn đã đặng nơi gởi phận các đằng, tôi nhắm sơ qua, thì duyên đã bén duyên, còn xem kỹ lại, thì lứa cũng nên xứng lứa, ai thì tôi không dám chắc, chớ như Vương Bích nầy, thật là một người đại thương cự phú, mà lại đang tay hào hiệp phong lưu, việc gia tài thì bạc chứa đầy rương, còn bề ruộng đất thì cò bay thẳng kiến. Cô nó nghĩ đó mà coi, ấy cũng là phước nhà hân hạnh, nên khiến cho cô nó gặp chỗ giàu sang, vậy mới phải trang gái sắc chứa nhà vàng, và chẳng hổ phận lầu son treo giá ngọc, nếu chẳng phải bực hào gia vọng tộc, thì vợ chồng tôi dám đâu ép liễu nài hoa. Song tôi nghĩ việc ấy cũng việc nhà, nên phải cạn lời hơn lẽ thiệt cho cô nó rõ.”
Tiểu thơ nói: ” Thưa anh chị, anh chị đã đem lòng thương tưởng, thì em biết bao muôn đội ơn lòng, nhưng mà việc hôn nhơn là một việc rất trọng hệ trong đạo cang thường, xin đình đãi mà lóng đục dò trong, lẽ đâu dám khinh sức mà hứa đùa ừ vội cho đặng. Nếu không dè dặt, thì tôi e lương duyên sẽ trở ra ác duyên, bằng chẳng kén lừa, thì giai ngẫu sẽ thành ra thất ngẫu.
Vả lại những sự tiền tài giàu có ấy, nếu chẳng phải ở nơi giọt mồ hôi mình làm ra, và chẳng phải ở nơi khối trí não lo lắng cực nhọc mà có đặng, thì tiền bạc ấy là một hoạnh tài, và là một sự giàu có bề ngoài đó thôi, nay nó ở người nầy, mai nó sang tay người khác. Nếu mình chẳng có trí não đủ mà kềm chế giữ gìn, thì kẻ khác sẽ dùng mưu kia chước nọ mà giựt dành sang đoạt. Chí như sự trí não trong óc người, là một hòn núi kim sơn, là một nguồn sông lệ thủy, vàng bạc châu báu đều bởi đó mà sanh ra, phú quí vinh hoa, cũng bởi đó mà thành tựu.
Vì vậy nên em chuộng sự giàu có bề trong trí não, hơn là sự giàu có bề ngoài tiền tài; chuộng những người có tư tưởng linh hồn, có tinh thần học thức, biết phò nguy tế nhược, trị quốc tề gia, lúc ở nhà thì biết hiếu sự mẹ cha, giữ gìn giềng mối, khi ra ngoài thì biết tri ân tựu nghĩa, mà đối đãi đồng nhơn, biết lo chấn chỉnh gia can, biết tính kinh dinh quyền lợi, em chuộng là chuộng những kẻ đởm đương nghĩa vụ, biết thương yêu chủng tộc đồng bào, biết giữ cái chí khí trượng phu mà để phương danh cùng võ trụ.
Chí như những kẻ núp theo mái gia tài sự nghiệp của tổ phụ lưu truyền, đặng mà lãng phí chơi bời, đem tên tuổi thân danh mà vùi lấp vào trận mê hồn của huê tường tửu địa, mà làm mặt cao sang, xưng mình rằng giàu có, song xét lại thì trong óc không chút học thức, trong ruột chẳng chút tài năng, coi cái sự nghiệp của tổ phụ sáng tạo như trò chơi, xem xứ sở quê hương như tuồng tha bang dị quốc. Xứ nào rủi mà sanh sản những bực ấy nhiều, thì chẳng bao lâu thành ra một phái du đãng, để mà khuấy nước hại dân, và là một giống sâu mọt của bạc tiền, để làm cho tán gia bại sản; để mà làm bại hoại cái hậu vận của nước nhà, và cuộc tiền đồ của giòng giống.
Vì vậy nên em để mà lừa lọc những người có đức hạnh nhơn tình, chớ chẳng chuộng những kẻ tiền nhiều mà óc trống, dầu em chẳng gặp đặng người đồng tâm hiệp ý, thì thà em liều quá một đời xuân xanh nầy, cũng chẳng ăn năn phiền trách chi hết.”
Công tử nghe tiểu thơ phân tỏ mấy lời, thì mặt xàu mày nhíu, mà tự nghĩ rằng: ” Nếu con nầy mình không lấy oai mà ép buộc, thì việc hôn nhơn ắt chẳng đặng thành. Vả lại mình đã cùng Vương Bích hứa hôn lỡ rồi, nếu để thất ngôn thì mang điều hổ thẹn.” Nghĩ vậy rồi day lại lấy giọng nghiêm nghị mà nói rằng: “Sự nầy em cũng rõ rằng anh vưng lời cha di ngôn trong cơn bịnh ngặt, nên phải tính cho em thành cuộc nhơn duyên, và lấy theo lẽ huynh thế phụ quyền, mà anh cũng đặng cầm quyền khuyên răn trừng trị nữa.
Vả lại nay anh đã hứa gả em cho Vương Bích rồi, và đã định ngày giá thú nội tháng nầy, thì phải cho sính lễ nghinh hôn. Nếu em chối từ dụ dự, chẳng chịu thuận lời, thì anh thề quyết chẳng nhìn một đứa ngỗ nghịch như em, là người đồng bào cốt nhục.”
Tiểu thơ liếc thấy anh mặt đã có gơi hừng hừng sắc giận, thì ngồi lẳng lặng làm thinh. Vợ công tử là Trần thị thấy vậy, day lại nói với tiểu thơ rằng: ” Cô nó phải suy đi xét lại, mà ưng thuận cho rồi, chẳng nên để cho đường đệ bất hòa, mà sanh điều gia đình lộn xộn.”
Tiểu thơ thấy anh chị đều quyết tình ép uổng, thì biết rằng khó nỗi nghịch lời, bèn day lại mà nói rằng: “Em dám đâu nghịch ý, xin anh chị yên lòng, miễn cho gia đạo thuận hòa, dầu anh khiến sao thì em cũng nghe vậy.”
Vợ chồng công tử thấy tiểu thơ bằng lòng thuận ý, thì chẳng xiết vui mừng. Đó rồi dắt nhau hớn hở trở về, và thông tin cho Vương Bích hay, đặng sắm sửa lo bề cưới gả.
Nguyên tên Vương Bích nầy là người hưởng phụ ấm, và cũng một tay lãng hạnh phong tình, ngày lân la tửu điếm trà đình, tối ngả ngớn hoa hồn nguyệt phách. Khi thấy tiểu thơ là một giai nhơn tuyệt sắc, thì biết bao tình luyến ngọc mê hương. Vì vậy nên cậy mai nhơn đem lễ vật bạc vàng, thi ân nghĩa đặng mua lòng Công tử. Thế tình thiên hạ, hễ thấy bạc thì ham, bởi nơi bị một chữ tham, nên tục đời gọi kiến tài thì ám nhãn. Còn Vương Bích vẫn là tay hào ba phóng đãng, tánh từng quen nghiêng túi bốc rời, đã nhiều phen đổ một trận cười, dầu bạc trăm lượng cũng phí phà chẳng tiếc. Huống chi cuộc nhơn duyên giá thú, hễ cậy thấn tài cao lễ thì dễ thưa, miễn là gặp đặng người ý đẹp tình ưa, dầu hết kho sản muôn ngàn cũng trúc.
Tội nghiệp thay cho tiểu thơ là một gái đào thơ liễu yếu, bị chìu lòn ràng buộc dưới quyền anh, dầu cho nợ nhơn duyên lòng thật chẳng đành; nhưng mà điều hơn thiệt khó buông lời nghịch luận. Vì vậy nên tiểu thơ phải dằng lòng hóp bụng, chỉ lo nhẫn khí hàm thinh, để mà xem con tạo xoay vần, liền nhắm mắt tới đâu hay tới đó.
Đoạn Vương Bích đặng tin công tử gởi sang, định ngày cho làm lễ cưới, thì phình gan nở ruột, nhảy nhót múa men, chẳng biết bao nhiêu hớn hở vui mừng, lòng mong mỏi cho ngày giờ mau tới. Đó rồi lo sắm sửa những đồ trang liêm lễ vật, lăng xăng dọn dẹp cửa nhà, nào là kim tòng xích tuội, trước sau xem rất hoa hòe. Nào là liễn gấm màn thêu, bốn phía phủ giăng đẹp đẽ, đèn treo ngũ phước, hàng thắt tứ linh, chỗ thì biển ốc xa cừ, chỗ thì chưng đồ cổ ngoạn, phòng buồng rực rỡ, đèn đuốc huy hoàng, vẻ viên đáng mặt giàu sang, ai thấy chẳng khen là một nhà đại gia lương đống.
Đến bữa cưới, nào là viên quan quới khách, công tử vương tôn, nào là thân sĩ văn nho, thân bằng thiết hữu, ai ai cũng tới khánh hạ tân hôn, mà mừng cho Vương Bích đặng kỳ ngộ lương duyên, vinh hài giai ngẫu.
Bên Bạch công tử cũng dọn dẹp nghi tiết trang hoàng, xe kiệu chờ ngày tống giá.
Còn tiểu thơ và thể nữ Xuân Đào sớm tối ở nơi tư phòng, lo thêu tiểu vá may, sửa sang đồ nữ trang quần áo.
Vợ chồng công tử thấy tiểu thơ vui vẻ, thì phới phở lòng mừng.
Tối lại, tiểu thơ ăn mặc nghiêm trang, ra trước Từ đường thắp nhang đèn và lạy cha mẹ rồi đứng bên giường thờ mà khóc và nói: Cha mẹ ôi! Cha mẹ trong lúc sanh tiền biết bao lao tâm khổ não, lo mà sáng tạo một sự nghiệp qui mô nầy, ngỡ là sắm một cuộc khoái lạc thanh nhàn, đặng đem cái ngày tháng dư giả sau đây, mà tịnh dưỡng tinh thần trong lúc tuổi cao tác yếu, và chung vui sum hiệp cùng con cái một nhà. Nay con ra đến cái từ đường nầy mà bái biệt cha mẹ thì rất hiu quạnh im lìm, chỉ thấy lư hương nghi ngút, bài vị lờ mờ, với hai ngọn hồng đăng nhấp nhán, sáp chảy nhiễu xuống ròng ròng đấy mà thôi! Dường như cha mẹ thấy con gần ra khỏi nhà, mà rưng rưng hai hàng giọt lệ đó vậy.
Cha mẹ ôi! Nhà nầy là nhà con rất thương yêu trìu mến, từ nhỏ đến giờ, mười chín năm dư, chẳng hề rời ra khỏi cửa. Nhà nầy là chỗ dấu tích nhao rúng của con, nhờ đó mà ăn no mặc ấm, khôn lớn trưởng thành. Nhà nầy là một chỗ đoàn tụ cha mẹ anh em bấy lâu, mà làm một gia tộc rất yêu dấu thuận thoàn, rất vinh vang vui vẻ. Nhà nầy là chỗ cha mẹ cho con một khối máu thịt hình hài, ngày nay đặng tóc dài da thắm, mãnh mãnh ma ma, thành ra một vóc yểu điệu hồng nhan nầy, để ngày nay đặng làm con dâu cho nhà khác.
Cha mẹ ôi! Cái phận mỏng manh đào thơ liễu yếu nầy, trong 12 bến nước, con chưa biết đâu là may rủi, biết đâu là đục trong. COn chỉ mong nhờ cái bến nước phước đức tiền nhơn, để làm một con đường tiền đồ hi vọng.
Nay ngày giờ đã tới, cực chẳng đã con phải phân rẽ chỗ xứ sở cha mẹ anh em, mà cất bước tùng phu, và đưa chơn theo đường rủi may của tay tạo hóa chỉ sử. Vậy thì con vái van cầu khẩn cho vong hồn cha mẹ, sanh ký tử qui, hiển hách anh linh mà chứng cho con mga2y nay là ngày con bái biệt từ đường. Con chỉ lấy một sự thương yêu cha mẹ mà làm cho vọng tưởng trong tấm lòng con, đặng sớm tối phượng thờ, mà gọi rằng chúc hiếu tình của nhi nữ.”
Tiểu thơ than khóc một hồi rồi trở vô tư thất. Bỗng nghe ngoài ngõ rần rần xe ngựa, tới đậu trước dinh. Kế thấy Vương Bích trên xe bước xuống, khăn áo trang hoàng, và vô bái yết từ đường rồi đem ra trăm lượng vàng ròng và đồ nữ trang rất nên trọng giá, để làm lễ cưới, hai bên thân tộc thảy đều quới khách viên quan, trà rượu cỗ bàn đều sẵn sàng nghi tiết. Khi Vương Bích bái hiện từ đường rồi ra ngồi nơi ghế với Bạch công tử. Trà nước vừa xong, hai họ liền từ giã trở ra. Mai nhơn lại nói với công tử, xin rước tiểu thơ lên xe, đặng vè cho kịp giờ động phòng hoa chúc.
Công tử liền biểu vợ là Trần thị vô dắt tiểu thơ ra Tần thị lật đật chạy vào tư phòng của tiểu thơ, thì thấy cửa buồng mở rộng, đèn thắp sáng lòa, coi lại thì vắng vẻ phòng không, chẳng thấy tiểu thơ và ai hết. Trần thị vội vã chạy kiếm nơi các phòng kia và gạn hỏi gia đinh cũng chẳng ai thấy.
Trần thị chạy ra tiền đường nói với công tử. Công tử thất kinh, bèn dốc suất gia đinh tứ phía tìm kiếm tiểu thơ, song chẳng ai kiếm đặng. Còn ngoài đường thiên hạ, đứng đã chật nức trước dinh, qua lại nhộn nhàn, kẻ đợi xem dâu, người chờ coi rể.
Đoạn Vương Bích và mai nhơn đương đứng chờ tiểu thơ trước dinh, hồi lâu chẳng thấy, thì lật đật chạy tuốt ra sau tư phòng, thấy Bạch công tử đương đứng hơ hãi ngó mong, thì bước lại hỏi thăm duyên cớ.
Công tử nói: “Thật một sự quái gở, chẳng biết cớ sao tiểu thơ đâu mất, tìm kiếm chẳng ra, tôi đã hỏi tra mấy trẻ trong nhà, mà chẳng một ai rõ đặng.”
Vương Bích nghe nói sững sờ. Kế công tử bước vô phòng thì thấy một phong thơ để nằm trên ghế, lật đật dỡ thơ ra xem. Trần thị và Vương Bích cũng vội vả bước lại xem thơ, thì thấy nói như vầy:
“Kính cùng nhơn huynh đặng rõ, từ khi xuân đường tị thế, thì trong lòng em xây một thành sầu, chẳng biết bao nhiêu chất thảm chứa buồn, đau lòng xót dạ. Vì vậy em còn lòng nào mà vui cuộc nhơn duyên, động phòng huê chúc, vậy nay em chỉ còn biết một sự vui là đem cái thân sanh nầy mà quăng nơi vực thẳm sông sâu, là chỗ em tìm xuống tuyền đài đặng theo cha mẹ đó thôi.
Một đứa em bạc mạng.
Bạch Thu Hà tự ký.”
Công tử xem thơ rồi sốt mặt sảng mày. Hai vợ chồng lấy mắt ngó nhau chưng hửng, rồi đứng trơ trơ như nộm gỗ. Còn Vương Bích nghe đọc rồi, thì hai gối ríu ríu rụng xương, bủn rủn tay chơn, mặt mày tái xanh, rồi té xỉu nơi ghế mà bất tỉnh.
Xảy đâu Bạch công tử ngoài cửa bước vô, rồi lại ngồi nơi ghế. Và nói với tiểu thơ rằng: “Nầy em, anh có một việc cần kíp, đến tỏ cho em hay, mấy tháng nay có một người con ông Thiện Hộ ở Hà Đông tên là Vương Bích, đã nhiều phen cậy người đến nói với anh về việc lương duyên của em nhưng anh thấy xuân đường mới khoản, em còn chuốc não đeo sầu, nên anh đình đãi bấy lâu, chưa tỏ ra cho em biết, nay thấy em đã bớt lòng sầu muộn, nên anh đến đây, trước là vưng theo lời di ngôn của nghiêm đường dạy bảo, sau là định cuộc nhơn duyên của em cho hoàn thành; như vậy mới là yên lòng cha nơi chốn tuyền đài, và phận em cũng đặng xong bề gia thất.”
Tiểu thơ nghe nói thì sửng sốt một hồi, rồi day lại trả lời một cách khoan thai tề chỉnh rằng: ” Thưa anh, việc xuân đường mới khoản, lòng em sầu não chưa nguôi, lý đâu trong lúc thủ hiếu cử tang, mà lại tính cuộc hôn nhơn giá thú, như vậy em e chẳng những phận làm con lỗi đạo với mẹ cha, mà lại miệng nhơn thế sanh nhiều lời dị nghị lắm chăng?”
Nói chưa dứt, kế vợ công tử là Trần thị, ngoài cửa hớn hở bước vô; mắt ngó tiểu thơ và cười và nói:
“Cô nương, tôi rất mừng cho cô nó nay gặp cuộc nhơn duyên may mắn đã đặng nơi gởi phận các đằng, tôi nhắm sơ qua, thì duyên đã bén duyên, còn xem kỹ lại, thì lứa cũng nên xứng lứa, ai thì tôi không dám chắc, chớ như Vương Bích nầy, thật là một người đại thương cự phú, mà lại đang tay hào hiệp phong lưu, việc gia tài thì bạc chứa đầy rương, còn bề ruộng đất thì cò bay thẳng kiến. Cô nó nghĩ đó mà coi, ấy cũng là phước nhà hân hạnh, nên khiến cho cô nó gặp chỗ giàu sang, vậy mới phải trang gái sắc chứa nhà vàng, và chẳng hổ phận lầu son treo giá ngọc, nếu chẳng phải bực hào gia vọng tộc, thì vợ chồng tôi dám đâu ép liễu nài hoa. Song tôi nghĩ việc ấy cũng việc nhà, nên phải cạn lời hơn lẽ thiệt cho cô nó rõ.”
Tiểu thơ nói: ” Thưa anh chị, anh chị đã đem lòng thương tưởng, thì em biết bao muôn đội ơn lòng, nhưng mà việc hôn nhơn là một việc rất trọng hệ trong đạo cang thường, xin đình đãi mà lóng đục dò trong, lẽ đâu dám khinh sức mà hứa đùa ừ vội cho đặng. Nếu không dè dặt, thì tôi e lương duyên sẽ trở ra ác duyên, bằng chẳng kén lừa, thì giai ngẫu sẽ thành ra thất ngẫu.
Vả lại những sự tiền tài giàu có ấy, nếu chẳng phải ở nơi giọt mồ hôi mình làm ra, và chẳng phải ở nơi khối trí não lo lắng cực nhọc mà có đặng, thì tiền bạc ấy là một hoạnh tài, và là một sự giàu có bề ngoài đó thôi, nay nó ở người nầy, mai nó sang tay người khác. Nếu mình chẳng có trí não đủ mà kềm chế giữ gìn, thì kẻ khác sẽ dùng mưu kia chước nọ mà giựt dành sang đoạt. Chí như sự trí não trong óc người, là một hòn núi kim sơn, là một nguồn sông lệ thủy, vàng bạc châu báu đều bởi đó mà sanh ra, phú quí vinh hoa, cũng bởi đó mà thành tựu.
Vì vậy nên em chuộng sự giàu có bề trong trí não, hơn là sự giàu có bề ngoài tiền tài; chuộng những người có tư tưởng linh hồn, có tinh thần học thức, biết phò nguy tế nhược, trị quốc tề gia, lúc ở nhà thì biết hiếu sự mẹ cha, giữ gìn giềng mối, khi ra ngoài thì biết tri ân tựu nghĩa, mà đối đãi đồng nhơn, biết lo chấn chỉnh gia can, biết tính kinh dinh quyền lợi, em chuộng là chuộng những kẻ đởm đương nghĩa vụ, biết thương yêu chủng tộc đồng bào, biết giữ cái chí khí trượng phu mà để phương danh cùng võ trụ.
Chí như những kẻ núp theo mái gia tài sự nghiệp của tổ phụ lưu truyền, đặng mà lãng phí chơi bời, đem tên tuổi thân danh mà vùi lấp vào trận mê hồn của huê tường tửu địa, mà làm mặt cao sang, xưng mình rằng giàu có, song xét lại thì trong óc không chút học thức, trong ruột chẳng chút tài năng, coi cái sự nghiệp của tổ phụ sáng tạo như trò chơi, xem xứ sở quê hương như tuồng tha bang dị quốc. Xứ nào rủi mà sanh sản những bực ấy nhiều, thì chẳng bao lâu thành ra một phái du đãng, để mà khuấy nước hại dân, và là một giống sâu mọt của bạc tiền, để làm cho tán gia bại sản; để mà làm bại hoại cái hậu vận của nước nhà, và cuộc tiền đồ của giòng giống.
Vì vậy nên em để mà lừa lọc những người có đức hạnh nhơn tình, chớ chẳng chuộng những kẻ tiền nhiều mà óc trống, dầu em chẳng gặp đặng người đồng tâm hiệp ý, thì thà em liều quá một đời xuân xanh nầy, cũng chẳng ăn năn phiền trách chi hết.”
Công tử nghe tiểu thơ phân tỏ mấy lời, thì mặt xàu mày nhíu, mà tự nghĩ rằng: ” Nếu con nầy mình không lấy oai mà ép buộc, thì việc hôn nhơn ắt chẳng đặng thành. Vả lại mình đã cùng Vương Bích hứa hôn lỡ rồi, nếu để thất ngôn thì mang điều hổ thẹn.” Nghĩ vậy rồi day lại lấy giọng nghiêm nghị mà nói rằng: “Sự nầy em cũng rõ rằng anh vưng lời cha di ngôn trong cơn bịnh ngặt, nên phải tính cho em thành cuộc nhơn duyên, và lấy theo lẽ huynh thế phụ quyền, mà anh cũng đặng cầm quyền khuyên răn trừng trị nữa.
Vả lại nay anh đã hứa gả em cho Vương Bích rồi, và đã định ngày giá thú nội tháng nầy, thì phải cho sính lễ nghinh hôn. Nếu em chối từ dụ dự, chẳng chịu thuận lời, thì anh thề quyết chẳng nhìn một đứa ngỗ nghịch như em, là người đồng bào cốt nhục.”
Tiểu thơ liếc thấy anh mặt đã có gơi hừng hừng sắc giận, thì ngồi lẳng lặng làm thinh. Vợ công tử là Trần thị thấy vậy, day lại nói với tiểu thơ rằng: ” Cô nó phải suy đi xét lại, mà ưng thuận cho rồi, chẳng nên để cho đường đệ bất hòa, mà sanh điều gia đình lộn xộn.”
Tiểu thơ thấy anh chị đều quyết tình ép uổng, thì biết rằng khó nỗi nghịch lời, bèn day lại mà nói rằng: “Em dám đâu nghịch ý, xin anh chị yên lòng, miễn cho gia đạo thuận hòa, dầu anh khiến sao thì em cũng nghe vậy.”
Vợ chồng công tử thấy tiểu thơ bằng lòng thuận ý, thì chẳng xiết vui mừng. Đó rồi dắt nhau hớn hở trở về, và thông tin cho Vương Bích hay, đặng sắm sửa lo bề cưới gả.
Nguyên tên Vương Bích nầy là người hưởng phụ ấm, và cũng một tay lãng hạnh phong tình, ngày lân la tửu điếm trà đình, tối ngả ngớn hoa hồn nguyệt phách. Khi thấy tiểu thơ là một giai nhơn tuyệt sắc, thì biết bao tình luyến ngọc mê hương. Vì vậy nên cậy mai nhơn đem lễ vật bạc vàng, thi ân nghĩa đặng mua lòng Công tử. Thế tình thiên hạ, hễ thấy bạc thì ham, bởi nơi bị một chữ tham, nên tục đời gọi kiến tài thì ám nhãn. Còn Vương Bích vẫn là tay hào ba phóng đãng, tánh từng quen nghiêng túi bốc rời, đã nhiều phen đổ một trận cười, dầu bạc trăm lượng cũng phí phà chẳng tiếc. Huống chi cuộc nhơn duyên giá thú, hễ cậy thấn tài cao lễ thì dễ thưa, miễn là gặp đặng người ý đẹp tình ưa, dầu hết kho sản muôn ngàn cũng trúc.
Tội nghiệp thay cho tiểu thơ là một gái đào thơ liễu yếu, bị chìu lòn ràng buộc dưới quyền anh, dầu cho nợ nhơn duyên lòng thật chẳng đành; nhưng mà điều hơn thiệt khó buông lời nghịch luận. Vì vậy nên tiểu thơ phải dằng lòng hóp bụng, chỉ lo nhẫn khí hàm thinh, để mà xem con tạo xoay vần, liền nhắm mắt tới đâu hay tới đó.
Đoạn Vương Bích đặng tin công tử gởi sang, định ngày cho làm lễ cưới, thì phình gan nở ruột, nhảy nhót múa men, chẳng biết bao nhiêu hớn hở vui mừng, lòng mong mỏi cho ngày giờ mau tới. Đó rồi lo sắm sửa những đồ trang liêm lễ vật, lăng xăng dọn dẹp cửa nhà, nào là kim tòng xích tuội, trước sau xem rất hoa hòe. Nào là liễn gấm màn thêu, bốn phía phủ giăng đẹp đẽ, đèn treo ngũ phước, hàng thắt tứ linh, chỗ thì biển ốc xa cừ, chỗ thì chưng đồ cổ ngoạn, phòng buồng rực rỡ, đèn đuốc huy hoàng, vẻ viên đáng mặt giàu sang, ai thấy chẳng khen là một nhà đại gia lương đống.
Đến bữa cưới, nào là viên quan quới khách, công tử vương tôn, nào là thân sĩ văn nho, thân bằng thiết hữu, ai ai cũng tới khánh hạ tân hôn, mà mừng cho Vương Bích đặng kỳ ngộ lương duyên, vinh hài giai ngẫu.
Bên Bạch công tử cũng dọn dẹp nghi tiết trang hoàng, xe kiệu chờ ngày tống giá.
Còn tiểu thơ và thể nữ Xuân Đào sớm tối ở nơi tư phòng, lo thêu tiểu vá may, sửa sang đồ nữ trang quần áo.
Vợ chồng công tử thấy tiểu thơ vui vẻ, thì phới phở lòng mừng.
Tối lại, tiểu thơ ăn mặc nghiêm trang, ra trước Từ đường thắp nhang đèn và lạy cha mẹ rồi đứng bên giường thờ mà khóc và nói: Cha mẹ ôi! Cha mẹ trong lúc sanh tiền biết bao lao tâm khổ não, lo mà sáng tạo một sự nghiệp qui mô nầy, ngỡ là sắm một cuộc khoái lạc thanh nhàn, đặng đem cái ngày tháng dư giả sau đây, mà tịnh dưỡng tinh thần trong lúc tuổi cao tác yếu, và chung vui sum hiệp cùng con cái một nhà. Nay con ra đến cái từ đường nầy mà bái biệt cha mẹ thì rất hiu quạnh im lìm, chỉ thấy lư hương nghi ngút, bài vị lờ mờ, với hai ngọn hồng đăng nhấp nhán, sáp chảy nhiễu xuống ròng ròng đấy mà thôi! Dường như cha mẹ thấy con gần ra khỏi nhà, mà rưng rưng hai hàng giọt lệ đó vậy.
Cha mẹ ôi! Nhà nầy là nhà con rất thương yêu trìu mến, từ nhỏ đến giờ, mười chín năm dư, chẳng hề rời ra khỏi cửa. Nhà nầy là chỗ dấu tích nhao rúng của con, nhờ đó mà ăn no mặc ấm, khôn lớn trưởng thành. Nhà nầy là một chỗ đoàn tụ cha mẹ anh em bấy lâu, mà làm một gia tộc rất yêu dấu thuận thoàn, rất vinh vang vui vẻ. Nhà nầy là chỗ cha mẹ cho con một khối máu thịt hình hài, ngày nay đặng tóc dài da thắm, mãnh mãnh ma ma, thành ra một vóc yểu điệu hồng nhan nầy, để ngày nay đặng làm con dâu cho nhà khác.
Cha mẹ ôi! Cái phận mỏng manh đào thơ liễu yếu nầy, trong 12 bến nước, con chưa biết đâu là may rủi, biết đâu là đục trong. COn chỉ mong nhờ cái bến nước phước đức tiền nhơn, để làm một con đường tiền đồ hi vọng.
Nay ngày giờ đã tới, cực chẳng đã con phải phân rẽ chỗ xứ sở cha mẹ anh em, mà cất bước tùng phu, và đưa chơn theo đường rủi may của tay tạo hóa chỉ sử. Vậy thì con vái van cầu khẩn cho vong hồn cha mẹ, sanh ký tử qui, hiển hách anh linh mà chứng cho con mga2y nay là ngày con bái biệt từ đường. Con chỉ lấy một sự thương yêu cha mẹ mà làm cho vọng tưởng trong tấm lòng con, đặng sớm tối phượng thờ, mà gọi rằng chúc hiếu tình của nhi nữ.”
Tiểu thơ than khóc một hồi rồi trở vô tư thất. Bỗng nghe ngoài ngõ rần rần xe ngựa, tới đậu trước dinh. Kế thấy Vương Bích trên xe bước xuống, khăn áo trang hoàng, và vô bái yết từ đường rồi đem ra trăm lượng vàng ròng và đồ nữ trang rất nên trọng giá, để làm lễ cưới, hai bên thân tộc thảy đều quới khách viên quan, trà rượu cỗ bàn đều sẵn sàng nghi tiết. Khi Vương Bích bái hiện từ đường rồi ra ngồi nơi ghế với Bạch công tử. Trà nước vừa xong, hai họ liền từ giã trở ra. Mai nhơn lại nói với công tử, xin rước tiểu thơ lên xe, đặng vè cho kịp giờ động phòng hoa chúc.
Công tử liền biểu vợ là Trần thị vô dắt tiểu thơ ra Tần thị lật đật chạy vào tư phòng của tiểu thơ, thì thấy cửa buồng mở rộng, đèn thắp sáng lòa, coi lại thì vắng vẻ phòng không, chẳng thấy tiểu thơ và ai hết. Trần thị vội vã chạy kiếm nơi các phòng kia và gạn hỏi gia đinh cũng chẳng ai thấy.
Trần thị chạy ra tiền đường nói với công tử. Công tử thất kinh, bèn dốc suất gia đinh tứ phía tìm kiếm tiểu thơ, song chẳng ai kiếm đặng. Còn ngoài đường thiên hạ, đứng đã chật nức trước dinh, qua lại nhộn nhàn, kẻ đợi xem dâu, người chờ coi rể.
Đoạn Vương Bích và mai nhơn đương đứng chờ tiểu thơ trước dinh, hồi lâu chẳng thấy, thì lật đật chạy tuốt ra sau tư phòng, thấy Bạch công tử đương đứng hơ hãi ngó mong, thì bước lại hỏi thăm duyên cớ.
Công tử nói: “Thật một sự quái gở, chẳng biết cớ sao tiểu thơ đâu mất, tìm kiếm chẳng ra, tôi đã hỏi tra mấy trẻ trong nhà, mà chẳng một ai rõ đặng.”
Vương Bích nghe nói sững sờ. Kế công tử bước vô phòng thì thấy một phong thơ để nằm trên ghế, lật đật dỡ thơ ra xem. Trần thị và Vương Bích cũng vội vả bước lại xem thơ, thì thấy nói như vầy:
“Kính cùng nhơn huynh đặng rõ, từ khi xuân đường tị thế, thì trong lòng em xây một thành sầu, chẳng biết bao nhiêu chất thảm chứa buồn, đau lòng xót dạ. Vì vậy em còn lòng nào mà vui cuộc nhơn duyên, động phòng huê chúc, vậy nay em chỉ còn biết một sự vui là đem cái thân sanh nầy mà quăng nơi vực thẳm sông sâu, là chỗ em tìm xuống tuyền đài đặng theo cha mẹ đó thôi.
Một đứa em bạc mạng.
Bạch Thu Hà tự ký.”
Công tử xem thơ rồi sốt mặt sảng mày. Hai vợ chồng lấy mắt ngó nhau chưng hửng, rồi đứng trơ trơ như nộm gỗ. Còn Vương Bích nghe đọc rồi, thì hai gối ríu ríu rụng xương, bủn rủn tay chơn, mặt mày tái xanh, rồi té xỉu nơi ghế mà bất tỉnh.