[Việt Nam] Giọt Máu Chung Tình
Chương 27 : Đền nợ nước, anh hùng ra tử trận, Trọn ân tình, liệt nữ quyết liều thân
Ngày đăng: 22:52 27/05/20
Vừng ô thấm thoát phút lặng đài tây, gươm nguyệt lấp lòa đã treo bóng thỏ, đoạn Võ Đông Sơ cùng Thu Hà đương ngồi trước hoa viên đàm đạo, bỗng thấy một tên Ngự lâm quân, ngoài cửa vội vã bước vô, cúi đầu chào Đông Sơ và nói: Bẩm Đô húy, có thánh chỉ dạy đòi, về việc binh tình khẩn cấp.
Đông Sơ nghe nói liền bước lại tiếp lấy thánh chỉ đọc coi, thì thấy nói như vầy:
“Nay nhơn Thanh triều ỷ thế, nước mạnh binh nhiều, muốn xâm phạt lất lướt nước ta, vì vậy nên trẫm phải ngự giá thân chinh, quyết đánh cùng quân Tàu một trận, trước là bảo tồn giang san của tổ quốc, sau là cho quân Mãn Châu biết ta là nước có Ái quốc tinh thần, chẳng phải một dân tộc chịu đè ép dưới cường quyền, để cho chúng nó buộc ràng hà khắc như mấy đời trước. Vậy truyền cho Đông Sơ đô húy, lập tức đến tỉnh Lạng Sơn, đặng quản xuất các đạo võ tâm quân, và theo trẫm mà lãnh chức Ngự tiền hộ giá.”
Đông Sơ đọc rồi thì nét mặt có sắc buồn dàu, đứng ngó Thu Hà một cách sững sờ và nói: Ái khanh ôi! cũng tưởng hai ta đã hết cơn ly biệt, đến lúc trùng phùng, đặng cùng nhau vui cuộc lương duyên, cho toại chí lúc bình sanh sở nguyện, chẳng dè cái thời điên vận đảo, nó cứ theo đuổi buộc ràng, hờn thay cuộc thế đa đoan, khiến cho gặp buổi nước nhà hữu sự, vì vậy nên Triều đình hạ chỉ, đòi tôi ra hộ giá Thánh hoàng, làm cho đôi ta phải rẽ phụng lìa loan, thì biết chừng nào mới đặng vầy vui giai ngẫu.
Thu Hà nhe nói thì động lòng ly biệt, càng thêm xót dạ ân tình, rồi nghĩ cho nhà nước đương gặp buổi hoạn nạn truân chuyên, thì gượng gạo lấy lời hơn thua mà tỏ bày khuyên nhủ, rồi nói:
” Lang quân ôi! Hai ta vẫn đương lúc tình nồng nghĩa mặn, mà thình lình khiến cho én lạc nhàn xa, thì dẫu ai gan sắt dạ đồng, gặp lúc nầy cũng phải đau lòng đứt ruột, nhưng mà, tôi khuyên mình phải lấy chữ ân làm trước, rồi sau sẽ nói đến chuyện tình, ân là ân quốc gia thủy thổ, tình là tình thân ái vợ chồng, nay nước nhà đương gặp lúc hữu sự phân vân, và mấy vạn đồng bào ta đương đậu cật đâu lưng trong cõi chiến trường, mà xông pha giữa chốn lằn tên mũi đạn. Vậy thì lang quân là một đứng nam nhi phận sự, lại thọ ơn trước lộc triều đình, thế phải ra mà đỡ vạc ngưng thành, lấy một gan đởm mà bồi đắp cho quê hương trong cơn nước lửa, đặng gọi rằng đền đáp cái ơn ngọn rau tất đất của Việt Nam cho tròn chút nghĩa vụ của quốc gia thần tử, tôi cũng ngày đêm khấn vái, mà cần chúc lang quân đặng bình an vô dạng trong chốn mũi đạn lằn tên. Ngỏ mau mau mà trở bước khải hoàn, chừng ấy đôi ta sẽ hiệp mặt phòng loan, và vui tình nệm gối, thì cũng chẳng muộn.”
Đông Sơ nghe rồi day lại ôm Thu Hà, hai mặt nhìn nhau cách thương yêu quyến luyến và nói: Ái khanh ôi! Phận tôi đã đành ra chốn vòng binh mặt trận, thì chi nài cơn lướt đạn xông tên, thương là thương cho ái khanh một mình hiu quạnh nơi chốn phòng loan, cực lòng nỗi ngày trông đêm đợi. Vậy đêm nay là đêm tôi còn ngồi một bên ái khanh mà tay ấp má kề, giọng tình câu chuyện, song ngày mai là ngày đôi ta sẽ chia cái gánh chung tình nầy ra làm hai, nửa thì tôi ôm ấp đem theo, nửa thì ái khanh giữ gìn mà cất lại.”
Nói rồi kẻ thì vì cơn ly sầu biệt hận, nghĩ mà ruột héo gan xào, người thì bận nỗi duyên nợ tóc tơ, ngồi mà sững sờ bất tỉnh.
Kế một luồng gió hiu hiu thổi tới, làm cho cả hai đều mê mệt tâm thần, bỗng thấy một người y giáp rõ ràng, kim bào ngọc đái, đi với hai tên bộ hạ ngoài cửa bước vô. Đông Sô lật đật chạy ra thấy quả thiệt cha mình là Quận công Võ Tánh, thì mừng và hỏi:
“Thưa cha, bấy lâu cha đã âm dương phân cách, sao nay thình lình mà phụ tử đặng trùng phùng, vậy xin cha có điều chi dạy bảo khuyên răn, thì nói cho con biết, đặng con vưng lời nghiêm huấn”.
Quận công Võ Tánh nói: “Bấy lâu cha đã theo miền vân hạc, mà thong dong nơi või thọ thanh nhàn, nay thấy nước nhà gặp lúc lửa giặc đao binh, nên cha phải về đây đặng tỏ cùng con ít lời dặn bảo.
Con ôi! Con phải biết con là phận đứng làm trai trong hoàng võ, thì phải hết lòng ái quốc ưu quân, lấy máu thịt mà bồi đắp cho xứ sở quê hương, lấy gan đởm mà trao dồi cái gương trung liệt của nhà ta cho chói sáng, đặng treo ra giữa cõi Việt Nam, mà tỏ cái nghĩa vụ của một đứng nam nhi chí khí.
Con ôi, con hãy noi theo dấu cha mà tận trung báo quốc, cho rõ tấm nhiệt thành. Chẳng nên ràng buộc theo đám nhi nữ thường tình, mà làm cho tiêu ma cái chí khí của con nhà trung thần hiếu tử. Con phải lấy giang san quê quốc mà gánh vác ở đầu vai, phải lấy một phẩm giá nhơn tài mà đúc rèn lòng thiết thạch, chẳng nên lui một bước giữa chốn kịch liệt chiến trường, mà làm nhục cái danh của con nhà anh hùng hào kiệt.
Chốn chiến trường ấy là một chỗ danh dự rất vinh hiển của các đứng anh hùng, thịt tuy nát, xương tuy tan, nhưng mà cái danh giá thơm tho hãy còn sống ngàn năm trong võ trụ.
Vậy cha khuyên con một lời chót nầy, là con phải lấy một lưỡi gươm trung nghĩa mà chống cự với quân Tàu; và nhiễu một giọt máu anh hùng mà rửa hờn cho tổ quốc.”
Nói rồi quày quả ra đi. Đông Sơ lật đật chạy theo, vấp chơn té xuống, giựt mình tỉnh lại, thì là một giấc chiêm bao. Ngó lại thì thấy Thu Hà còn ngồi một bên, bèn đem sự chiêm bao thuật lại cho Thu Hà nghe, đó rồi hai người bịn rịn cùng nhau một hồi, kế nghe canh gà giục sáng, và trống đã điểm năm, dường như tiếng gà nó hòa với tiếng trống canh, đặng mà thôi thúc hai đàng từ biệt.
Đông Sơ bèn ke5u Triệu Dõng và nói: “Nay gặp lúc binh đao tranh chiến, Hoàng thượng người đương trọng dụng nhơn tài, vậy Triệu quí hữu hãy theo tôi mà giúp đỡ nước nhà, đặng lập chút công danh với thế. Chẳng nên để cho mai một cái danh giá anh hùng mà lỗi phận nam nhi trên đường nghĩa vụ.”
Triệu Dõng nói: “Nếu ân huynh có lòng dìu dắt, thì em cũng đành theo mà giúp đỡ tay chơn, vậy thì mau mau sắm sửa hành trang, đặng hai ta lên đường cho sớm.”
Nói rồi hai người liền bước vô từ giã Thu Hà và Triệu nương, rồi lên ngựa ra đi, còn Thu Hà với Triệu nương cũng vội vã đưa theo, một đỗi xa xa, mới quày chơn trở lại.
Khi Võ Đông Sơ ra tới Lạng Sơn, vào bái yết Hoàng thượng rồi tiến cử Triệu Dõng làm chức Thiếu húy, kế đó Hoàng thượng hạ lệnh truyền cho các đạo binh, đều kéo tới Nam Quang, và giáp chiến với quân Tàu một trận rất hoanh hoanh liệt liệt, còn Hoàng thượng và các võ bá văn ban đều lên trên một tòa núi cao, đặng đồn binh và khán trận.
Trong khi hai bên giáp chiến đánh nhau từ sớm mai tới trưa, súng nổ vang rền, tên bay như mưa bấc, thây nằm nhẫy đất, máu chảy đỏ sông, bỗng thấy đạo binh của ta lần lần yếu thế, còn đạo binh của Mãn Châu thì áp tới càng ngày càng sa số hằng hà, đông như kiến cỏ.
Hoàng thượng đứng trên núi, thấy đạo binh ta ít, thế chịu không nổi với binh Mãn Châu, và lại bị binh nó lần lần bọc quanh rổi phủ vây ba mặt, thì nhíu mày rồi ngó rảo các hàng võ tướng đương đứng xung quanh, và hỏi rằng: Ai dám lãnh mạng xông ra vòng binh của Mãn Châu, đặng kêu đạo binh tả dực của ta đến đây mà tiếp cứu?
Trong các hàng võ tướng văn quan nghe hỏi, đều lấy mắt nhìn nhau, không ai dám ra mà lãnh mạng.
Đông Sơ thấy vậy liền bước ra khấu đầu phụng mạng tự quyết xin đi, kế Triệu Dõng cũng bước ra xin theo Đông Sơ mà trợ lực.
Hoàng thượng thấy hai người tuổi nhỏ, mà can đởm phi thường, thì mừng và dặn rằng: Cái trách nhậm nầy là một trách nhậm rất cẩn yếu hiểm nguy, hai người có đi, thì phải cho tận tâm kiệt lực.
Đông Sơ và Triệu Dõng liền khấu đầu bái biệt, rồi lập tức giục ngựa thẳng xông, còn Hoàng thượng đứng trên cao ngó ra mặt trận, thấy binh ta tuy sút, nhưng mà hàng ngũ chỉnh tề, đứng giữa mặt trận rất kịch liệt hung hăng, mà chịu với quân Tàu hơn hai giờ, không hề thối lui một bước; quân Tàu tuy đông mà áp tới không nổi, chỉ có đem binh vây phủ ba phía mà thôi.
Hoàng thượng và các tướng đương đứng ngóng trông tin tức Võ Đông Sơ, bỗng thấy phía tả binh Mãn Châu thình lình rùng rùng vỡ tan, kéo nhau mà chạy, thì biết chắc có binh cứu viện đã tới, kế thấy một người mọp trên yên ngựa sải tới như bay, cả thảy đều chăm chỉ ngó coi, chừng lại gần thì mới biết là Đông Sơ, đã thoát khỏi trùng vây và trở về phục mạng, thì lật đật xuống ngựa gượng gạo bước vô.
Hoàng thượng và các quan ngó lại thấy Đông Sơ mặt mày xanh lét, máu mủ đầy mình chảy ra nhỏ giọt, ai nấy đều kinh, song chưa biết bị thương nặng nhẹ thể nào. Kế Đông Sơ bước tới và thở hào hển và nói ngập ngừng rằng: “Muôn, muôn tâu Hoàng thượng, Triệu, Triệu Dõng chết rồi, đạo binh tả dực, đã đến tiếp cứu và đương xáp trận với quân Tàu, nên thần hạ về đây phục mạng. Nói rồi ngước mặt ngó Hoàng thượng và tung hô lên rằng: Việt Nam vạn tuế, Thành hoàng vạn tuế!”
La vừa dứt lời, thì liền ríu ríu ngả xuống bên chưn Hoàng thượng mà chết.
Hoàng thượng thấy vậy cũng động lòng và rơi lụy, rồi truyền cho quan Tư sự biểu coi tẫn liệm Đông Sơ, quàng tại Tùng đình đặng chờ giặc yên rồi sẽ lo tống táng.
Bữa nọ Thu Hà đương ngồi trong tư phòng ngóng trông tin tức Võ Đông Sơ. Bỗng đâu hai mí mắt giựt lia, và trong lòng phập phồng hồi hộp. Thu Hà chẳng biết cớ chi, bèn bước ra xem hoa cho khuây lãng tâm thần, chẳng dè thinh không cây kim xoa đương dắt trên đầu, thoạt nhiên rớt xuống gãy làm hai đoạn, điềm ấy chưa biết lành dữ thế nào, nhưng trong lòng Thu Hà đã sanh một mối lo buồn nghi sợ. Kế đó có tên bộ hạ của Đông Sơ ngoài cửa bước vô bộ coi hơ hãi, thấy Thu Hà liền chạy lại và bẩm rằng: “Bẩm quới nương, quan Đô húy Võ Đông Sơ và quan Thiếu húy Triệu Dõng đã bỏ mạng nơi chốn chiến trường, nên Hoàng thượng sai tôi về đây bẩm lại”.
Thu Hà nghe rồi té nhào xuống đất và bất tỉnh. Triệu nương lật đật chạy lại đỡ lên, chừng tỉnh lại hai người than khóc một hồi dầm dề hột lụy, đó rồi chị em dắt nhau thẳng ra Nam Quang, đặng tìm thi hài Đông Sơ và Triệu Dõng.
Khi Bạch Thu Hà với Triệu nương đi gần tới địa phận Nam Quang, thì mặt trời đã hầu chen lặng. Xảy thấy một tòa nhà nhỏ, ẩn ẩn trong đám thanh tùng, tư bề thì núi non hiu quạnh, cây cỏ lờ mờ, bên rừng lại nghe tiếng vượn ru con, nỉ non dưới cội, kìa thì mây sầu mịt mịt, vần vũ trên không; nọ lại gió thảm rao rao phất phơ ngọn cỏ, đoạn thì vài con bạch nhạn, đương kêu rên thơ thẩn góc phương trời, lớp thì dế gáy re re, hòa với tiếng ve ngâm, giọng nghe buồn bã. Nào là thằn lằn chắt lưỡi, chim ục cầm canh, nào là dưới bụi trên nhành sành kêu tích tích.
Ôi cái tình thê thảm ấy, cái cảnh quạnh hiu nầy, dường như tạo hóa đã bố trí sắp đặt ra đây, mà vây người vào trường ly hận; và nhốt người vào trận mê hồn, làm cho Thu Hà ngó đến thì ruột đứt gan xào, nghe vào thì càng đầm đầm giọt lụy. đó rồi lần lần đi tới, thì thấy một đội quân đứng nhựt canh trước ngõ, và bốn phía xung quanh, dùi trống nhịp canh, đánh nghe khoan nhặt.
Thu hà và Triệu nương liền bước lại kêu một tên quân và hỏi thăm tin tức Đông Sơ, xảy thấy tên đội trưởng phía trong bước ra cúi đầu chào Thu Hà và hỏi: “Chẳng biết quới nương ở đâu, đến đây có việc chi mà đêm hôm xông pha vào miền chiến địa như vậy?”
Thu Hà nói: “Tôi là vợ của quan Đô húy Võ Đông Sơ còn người nầy là em của Triệu Dõng.”
Tên đội trưởng nghe nói thời đáp rằng: “Quan Đô húy Võ Đông Sơ đã chiến trường tử trận, Hoàng thượng dạy đem linh cữu ngài về đây, đặng chờ ngày tống táng. Còn quan Thiếu húy Triệu Dõng thì chẳng biết thất lạc thi hài nơi nào, nay chưa tìm đặng. Nói rồi lấy tay chỉ vô nhà nhỏ và thưa rằng: “Linh cữu của quan Đô húy đương quàn tại Tùng đình kia, xin quới nương theo tôi vào trong thì thấy.”
Thu Hà nghe nói lật đật bước vô, thì phía trước có chưng một hương án nghiêm trang, nhưng mà đèn chong leo lét. Nhang đốt lờ lờ, chính giữa để một linh cữu với ít chậu bông hường, xem đã nhụy úa hoa tàn, dàu dàu nhánh lá, bên màn có treo một tấm minh sanh (kêu là tấm triện) và có viết một hàng chữ phấn như vầy: Ngự tiền hộ giá Ngự lâm quân Đô húy, Võ Đông Sơ chi cữu.
Thu Hà thấy rõ là Võ Đông Sơ đã chết, thì chạy lại ôm linh cữu mà khóc một cánh ai bi thê thảm rằng:
“Trời ôi! Trời sao nỡ đem lòng nghiệt ác, mà cứ ghét ghen chi mãi phận người, đã mấy phen làm cho kẻ góc biển, người đầu non, kẻ sầu đông người thảm bắc, làm cho mai gầy liễu ốm, phấn lợt hương tàn, làm cho duyên nọ lỡ làng, đờn kia chinh phiếm, nhày nay còn nông nỗi gì mà khiến cho gái nọ mất chồng, trai nầy bỏ vợ?
Ớ quân Mãn tặc kia ôi! Bây cậy chi những lằn tên mũi đạn, mà làm cho đôi ta rẽ vợ phân chồng. Ớ quân thù nghịch kia ôi! Bây ỷ thế nước mạnh binh nhiều, mà làm cho đôi ta ngày nay phải keo tan hồ rã!
Lang quân ôi! Bấy lâu hai ta đã quan hà cách trở, biết bao là non nước lạc loài, nay mới cùng nhau vừa tạng mặt kề vai, cũng ngỡ là vợ chồng đặng vui tình nệm gối, chẳng dè ngày nay thiếp ra đến đây, thì màn sầu giã dượi, trướng thảm hắt hiu, chỉ thấy cái linh cữu nầy là chỗ lang quân đã nằm đ1o mà thiêm thiếp một giấc u hồn, thật là cách nhau trong gang tấc chẳng xa, nhưng mà dẫu kiếm ngàn năm cũng không trông thấy mặt.
Lang quân ôi! Nước non đó, quê hương ta đó, nỡ bỏ đi, mà xuống chốn tuyền đài; tình nghĩa đây, ân ái ta đây, đành nhắm mắt, mà theo miền dị lộ?
Tình quân ôi! em nhớ thuở lương đình hội ngộ, đã cùng nhau căn dặn đến điều, nay sao mà, nằm đ1o im lìm, chẳng cùng thiếp lời chi từ biệt?
Ớ cái linh cữu kia ôi, mi là loài độc ác, cậy ba thước ván, mà đậy người trong nơi kín đáo, làm cho đó đây hai ngã phân lìa; mi là giống vô tình, ỷ mấy tấc cây, mà dấu người trong chỗ hẹp hòi, làm cho chồng vợ ngàn thu cách biệt.
Thu Hà khóc một hồi, rồi dựa vào linh cữu, ngồi tưởng mơ màng, bỗng thấy một người xô cửa bước vô. Thu Hà thất kinh lật đật thối lui vào trong, rồi hỏi: Ngươi là ai, đến đây việc chi, sao dám vào chỗ đờn bà con gái?
Người kia nói: Ta là Võ Đông Sơ đây, khanh quên sao?
Thu Hà nghe nói liền bước tới thấy quả Võ Đông Sơ thì mừng rỡ vô cùng và hỏi: Lang quân, giặc đã yên chưa mà lang quân về đặng?
Đông Sơ nói: “Quân giặc chưa yên, song ngày nay là ngày kiến nhựt, nên tôi về đây đặng làm lễ nghinh hôn mà rước ái khanh đi động phòng hoa chúc.”
Thu Hà nghe nói thì mừng biết chừng nào, liền theo Đông Sơ ra đi ước đặng một đỗi, kế thấy một cảnh hoa viên, bông trái tốt tươi, cỏ cây xinh đẹp, phía trong lại có một tòa nhà rộng rãi, đèn duốc sáng lòa, xảy nghe nhạc trỗi vang dầy, tiêu thiều rập nhịp. Đông Sơ day lại nói với Thu Hà rằng: “Đây đã tới động phòng xin ái khanh hãy bước vào buồng, đặng hai ta vầy duyên can lệ, đó rồi hai người dắt nhau vô phòng, đèn khêu tim đỏ, hoa ửng nhụy hồng, lửa đượm hương nồng, ân tình rất nên khắc khích, kẻ kề môi, người dựa má, khi câu chuyện, lúc giọng tình, thật là toại thay người đẹp duyên xinh; càng mê vẻ ngọc cành nhìn sắc hoa.
Kế đó Đông Sơ đứng dậy nói với Thu hà rằng: “Đêm nay trời trong trăng tỏ, vậy hai ta ra sau hoa viên dạo xem phong cảnh và hứng gió chơi trăng cho giải khuây, nói rồi dắt Thu Hà đi quanh lộn lại trong vườn một hồi, khi ra khỏi hoa viên, thì thấy một cái biển rộng lớn minh mông, gió lặng sóng êm như tờ giấy trải.
Bỗng thấy một cái mống đỏ, hiện ra trên không, rồi lần lần hạ xuống, hóa ra một cái đầu dài? Bắc ngang trên mặt biển, trên cầu có tấm bảng đề ba chữ “ly hận kiều” lại có một bọn nam thanh nữ tú qua lại trên cầu, nhơ nhởn dập dều, đương xem trăng hứng mát. Bỗng chốc thấy hai con rắn biển rất to, nổi trên mặt nước, mỗi con dài ước hơn hai chục trượng, mình đen như nực, mồng đỏ tợ son, một con đực và một con cái, hai con giỡn với nhau dưới cầu, làm cho sóng nổi ba đào, nước văng trắng giã, rồi quấn đuôi vào nhịp cầu, và vỏ xà nẹo cùng nhau mà nhúng tới đưa lui, trồi lên hụp xuống một hồi, làm cho nhịp giữa gãy ngang, cầu kia đứt ra làm hai đoạn, rồi lần lần dang ra, xảy nghe những người đương đứng trên cầu kêu la inh ỏi, kẻ kêu vợ người khóc chồng, kẻ lìa em người cách bạn, hai bên đầu cầu kêu khóc om sòm, nghe rất ai bi thảm thiết, còn hai đoạn cầu dang lần ra xa, rồi đoạn thì trôi về hướng nam, đoạn lại trôi qua phía bắc, làm cho những người ở trên cầu ấy phải phân vợ rẽ chồng, biết bao là thảm sầu khổ não!
Đông Sơ cùng Thu Hà thấy vậy thì lấy làm một điếu quái dị, đứng ngó sững sờ, rồi cùng đau lòng thương xót và muốn quày gót trở về, kế thấy trên mặt biển mọc lên một trụ đá to lớn, trên trụ lại có ba chữ “Tình nghiệt hải” nghĩa là cái biển tình rất ác nghiệt dữ dằn.
Kế đó lại thấy một thằng quỷ cao lớn, mặt xanh như chàm, mình mẩy vằn vện như cọp, ở trong trụ đá nhảy ra, và lấy tay thò xuống biển dậy nước trào lên, làm cho sóng nổi đùng đùng, khói bay mịt mịt, rồi hai chơn bước trên ngọn sóng, phăng phăn đi vô, đi tới đâu thì sóng gió ùn ùn tới đó, bò vòi cao lên như núi vậy.
Khi vô tới mé, thì nhảy lại chụp Đông Sơ. Đông Sơ trớ qua rồi rút gươm chém thẳng quỷ ấy một cái, thì thấy thằng quỷ liền hả miệng phun ra một vòi máu làm cho Đông Sơ mình mẩy và mặt mày đều vấy máu đỏ lòm.
Đông Sơ nổi xung nhảy tới đâm thằng quỷ ấy một gươm ngang lưng lủng vào tới ruột, tức thì trong lổ đâm đó ló ra một cái đuôi dài hơn năm sải, rồi quấn ngang mình Đông Sơ và kéo nhào xuống biển.
Thu Hà thấy vậy hoảng kinh nhảy theo chụp Đông Sơ níu lại, chẳng dè chụp nhằm cây gươm để thờ Đông Sơ bên bàn hương án, thì giựt mình tỉnh lại, té ra một giấc chiêm bao. Ngó lại thấy cây gươm còn nắm chặt khừ trong tay, hì đứng đó ngơ ngửng sững sờ. Một hồi, rồi tự nghĩ rằng:
“Thế thì đêm nay là đêm chót trong đời mình đây, nên khiến cho chiêm bao mà thấy một điềm rất nên kinh dị, và cây gươm nầy là gươm để cho mình toan bề tự xử, đó chăng?”
Nghĩ rồi bước ra hương án của Đông Sơ lấy nhang đốt lên mà khóc rằng:
“Lang quân ôi! Hai ta mãn bị cái kiếp nhơn duyên trắc trở, mà sống chẳng đặng cùng nhau đồng tịch đồng sàng, vậy thì ngày nay là ngày thiếp đến đây, xin mượn cây gươm nầy, mà xả mạng quyên sanh, đặng thác theo lang quân cho đồng quan đồng huyệt.
Lang quân ôi! Lang quân đã biết lấy một lòng ái quốc, liều thân danh mà trả nợ nước nhà; vậy thì thiếp đây cũng nguyện đổ một giọt máu chung tình, xuống địa phủ mà đền ơn tri ngộ.”
Nói rồi liền lấy gươm đâm họng và ngã bên linh cữu của Đông Sơ mà thác.
Triệu nương đương ở phía sau bước ra thấy Thu Hà nằm bên linh cữu. Và máu chảy dầm dề, thì thất kinh lật đật lại ôm Thu Hà mà khóc một hồi, ngó lại thì Thu Hà đã thác.
Chỗ nầy là chỗ chung cuộc của Võ Đông Sơn với Bạch Thu Hà rồi, tới đây tôi muốn gác bút nghỉ ngơi và nói lớn một tiếng rằng: Truyện nầy đã hoàn tất, nhưng e cho liệt quới khán quan xem đến đây thấy giọt máu chung tình lai láng; cái hồn trung liệt quạnh hiu, thế thì cũng có lẽ phiền dạ ức lòng mà trách rằng: tác giả là người rất đoản hậu vô tình, lấy ngọn bút sát nhơn mà giết chết một vị anh hùng với một trang liệt nữ, rồi để đó tồi tàn, mà chẳng cho tống táng.
Vì vậy nên tác giả xin nói tiếp thêm một đoạn sau đây cho được toàn thỉ toàn chung, kẻo ức lòng kẻ đọc.
Đông Sơ nghe nói liền bước lại tiếp lấy thánh chỉ đọc coi, thì thấy nói như vầy:
“Nay nhơn Thanh triều ỷ thế, nước mạnh binh nhiều, muốn xâm phạt lất lướt nước ta, vì vậy nên trẫm phải ngự giá thân chinh, quyết đánh cùng quân Tàu một trận, trước là bảo tồn giang san của tổ quốc, sau là cho quân Mãn Châu biết ta là nước có Ái quốc tinh thần, chẳng phải một dân tộc chịu đè ép dưới cường quyền, để cho chúng nó buộc ràng hà khắc như mấy đời trước. Vậy truyền cho Đông Sơ đô húy, lập tức đến tỉnh Lạng Sơn, đặng quản xuất các đạo võ tâm quân, và theo trẫm mà lãnh chức Ngự tiền hộ giá.”
Đông Sơ đọc rồi thì nét mặt có sắc buồn dàu, đứng ngó Thu Hà một cách sững sờ và nói: Ái khanh ôi! cũng tưởng hai ta đã hết cơn ly biệt, đến lúc trùng phùng, đặng cùng nhau vui cuộc lương duyên, cho toại chí lúc bình sanh sở nguyện, chẳng dè cái thời điên vận đảo, nó cứ theo đuổi buộc ràng, hờn thay cuộc thế đa đoan, khiến cho gặp buổi nước nhà hữu sự, vì vậy nên Triều đình hạ chỉ, đòi tôi ra hộ giá Thánh hoàng, làm cho đôi ta phải rẽ phụng lìa loan, thì biết chừng nào mới đặng vầy vui giai ngẫu.
Thu Hà nhe nói thì động lòng ly biệt, càng thêm xót dạ ân tình, rồi nghĩ cho nhà nước đương gặp buổi hoạn nạn truân chuyên, thì gượng gạo lấy lời hơn thua mà tỏ bày khuyên nhủ, rồi nói:
” Lang quân ôi! Hai ta vẫn đương lúc tình nồng nghĩa mặn, mà thình lình khiến cho én lạc nhàn xa, thì dẫu ai gan sắt dạ đồng, gặp lúc nầy cũng phải đau lòng đứt ruột, nhưng mà, tôi khuyên mình phải lấy chữ ân làm trước, rồi sau sẽ nói đến chuyện tình, ân là ân quốc gia thủy thổ, tình là tình thân ái vợ chồng, nay nước nhà đương gặp lúc hữu sự phân vân, và mấy vạn đồng bào ta đương đậu cật đâu lưng trong cõi chiến trường, mà xông pha giữa chốn lằn tên mũi đạn. Vậy thì lang quân là một đứng nam nhi phận sự, lại thọ ơn trước lộc triều đình, thế phải ra mà đỡ vạc ngưng thành, lấy một gan đởm mà bồi đắp cho quê hương trong cơn nước lửa, đặng gọi rằng đền đáp cái ơn ngọn rau tất đất của Việt Nam cho tròn chút nghĩa vụ của quốc gia thần tử, tôi cũng ngày đêm khấn vái, mà cần chúc lang quân đặng bình an vô dạng trong chốn mũi đạn lằn tên. Ngỏ mau mau mà trở bước khải hoàn, chừng ấy đôi ta sẽ hiệp mặt phòng loan, và vui tình nệm gối, thì cũng chẳng muộn.”
Đông Sơ nghe rồi day lại ôm Thu Hà, hai mặt nhìn nhau cách thương yêu quyến luyến và nói: Ái khanh ôi! Phận tôi đã đành ra chốn vòng binh mặt trận, thì chi nài cơn lướt đạn xông tên, thương là thương cho ái khanh một mình hiu quạnh nơi chốn phòng loan, cực lòng nỗi ngày trông đêm đợi. Vậy đêm nay là đêm tôi còn ngồi một bên ái khanh mà tay ấp má kề, giọng tình câu chuyện, song ngày mai là ngày đôi ta sẽ chia cái gánh chung tình nầy ra làm hai, nửa thì tôi ôm ấp đem theo, nửa thì ái khanh giữ gìn mà cất lại.”
Nói rồi kẻ thì vì cơn ly sầu biệt hận, nghĩ mà ruột héo gan xào, người thì bận nỗi duyên nợ tóc tơ, ngồi mà sững sờ bất tỉnh.
Kế một luồng gió hiu hiu thổi tới, làm cho cả hai đều mê mệt tâm thần, bỗng thấy một người y giáp rõ ràng, kim bào ngọc đái, đi với hai tên bộ hạ ngoài cửa bước vô. Đông Sô lật đật chạy ra thấy quả thiệt cha mình là Quận công Võ Tánh, thì mừng và hỏi:
“Thưa cha, bấy lâu cha đã âm dương phân cách, sao nay thình lình mà phụ tử đặng trùng phùng, vậy xin cha có điều chi dạy bảo khuyên răn, thì nói cho con biết, đặng con vưng lời nghiêm huấn”.
Quận công Võ Tánh nói: “Bấy lâu cha đã theo miền vân hạc, mà thong dong nơi või thọ thanh nhàn, nay thấy nước nhà gặp lúc lửa giặc đao binh, nên cha phải về đây đặng tỏ cùng con ít lời dặn bảo.
Con ôi! Con phải biết con là phận đứng làm trai trong hoàng võ, thì phải hết lòng ái quốc ưu quân, lấy máu thịt mà bồi đắp cho xứ sở quê hương, lấy gan đởm mà trao dồi cái gương trung liệt của nhà ta cho chói sáng, đặng treo ra giữa cõi Việt Nam, mà tỏ cái nghĩa vụ của một đứng nam nhi chí khí.
Con ôi, con hãy noi theo dấu cha mà tận trung báo quốc, cho rõ tấm nhiệt thành. Chẳng nên ràng buộc theo đám nhi nữ thường tình, mà làm cho tiêu ma cái chí khí của con nhà trung thần hiếu tử. Con phải lấy giang san quê quốc mà gánh vác ở đầu vai, phải lấy một phẩm giá nhơn tài mà đúc rèn lòng thiết thạch, chẳng nên lui một bước giữa chốn kịch liệt chiến trường, mà làm nhục cái danh của con nhà anh hùng hào kiệt.
Chốn chiến trường ấy là một chỗ danh dự rất vinh hiển của các đứng anh hùng, thịt tuy nát, xương tuy tan, nhưng mà cái danh giá thơm tho hãy còn sống ngàn năm trong võ trụ.
Vậy cha khuyên con một lời chót nầy, là con phải lấy một lưỡi gươm trung nghĩa mà chống cự với quân Tàu; và nhiễu một giọt máu anh hùng mà rửa hờn cho tổ quốc.”
Nói rồi quày quả ra đi. Đông Sơ lật đật chạy theo, vấp chơn té xuống, giựt mình tỉnh lại, thì là một giấc chiêm bao. Ngó lại thì thấy Thu Hà còn ngồi một bên, bèn đem sự chiêm bao thuật lại cho Thu Hà nghe, đó rồi hai người bịn rịn cùng nhau một hồi, kế nghe canh gà giục sáng, và trống đã điểm năm, dường như tiếng gà nó hòa với tiếng trống canh, đặng mà thôi thúc hai đàng từ biệt.
Đông Sơ bèn ke5u Triệu Dõng và nói: “Nay gặp lúc binh đao tranh chiến, Hoàng thượng người đương trọng dụng nhơn tài, vậy Triệu quí hữu hãy theo tôi mà giúp đỡ nước nhà, đặng lập chút công danh với thế. Chẳng nên để cho mai một cái danh giá anh hùng mà lỗi phận nam nhi trên đường nghĩa vụ.”
Triệu Dõng nói: “Nếu ân huynh có lòng dìu dắt, thì em cũng đành theo mà giúp đỡ tay chơn, vậy thì mau mau sắm sửa hành trang, đặng hai ta lên đường cho sớm.”
Nói rồi hai người liền bước vô từ giã Thu Hà và Triệu nương, rồi lên ngựa ra đi, còn Thu Hà với Triệu nương cũng vội vã đưa theo, một đỗi xa xa, mới quày chơn trở lại.
Khi Võ Đông Sơ ra tới Lạng Sơn, vào bái yết Hoàng thượng rồi tiến cử Triệu Dõng làm chức Thiếu húy, kế đó Hoàng thượng hạ lệnh truyền cho các đạo binh, đều kéo tới Nam Quang, và giáp chiến với quân Tàu một trận rất hoanh hoanh liệt liệt, còn Hoàng thượng và các võ bá văn ban đều lên trên một tòa núi cao, đặng đồn binh và khán trận.
Trong khi hai bên giáp chiến đánh nhau từ sớm mai tới trưa, súng nổ vang rền, tên bay như mưa bấc, thây nằm nhẫy đất, máu chảy đỏ sông, bỗng thấy đạo binh của ta lần lần yếu thế, còn đạo binh của Mãn Châu thì áp tới càng ngày càng sa số hằng hà, đông như kiến cỏ.
Hoàng thượng đứng trên núi, thấy đạo binh ta ít, thế chịu không nổi với binh Mãn Châu, và lại bị binh nó lần lần bọc quanh rổi phủ vây ba mặt, thì nhíu mày rồi ngó rảo các hàng võ tướng đương đứng xung quanh, và hỏi rằng: Ai dám lãnh mạng xông ra vòng binh của Mãn Châu, đặng kêu đạo binh tả dực của ta đến đây mà tiếp cứu?
Trong các hàng võ tướng văn quan nghe hỏi, đều lấy mắt nhìn nhau, không ai dám ra mà lãnh mạng.
Đông Sơ thấy vậy liền bước ra khấu đầu phụng mạng tự quyết xin đi, kế Triệu Dõng cũng bước ra xin theo Đông Sơ mà trợ lực.
Hoàng thượng thấy hai người tuổi nhỏ, mà can đởm phi thường, thì mừng và dặn rằng: Cái trách nhậm nầy là một trách nhậm rất cẩn yếu hiểm nguy, hai người có đi, thì phải cho tận tâm kiệt lực.
Đông Sơ và Triệu Dõng liền khấu đầu bái biệt, rồi lập tức giục ngựa thẳng xông, còn Hoàng thượng đứng trên cao ngó ra mặt trận, thấy binh ta tuy sút, nhưng mà hàng ngũ chỉnh tề, đứng giữa mặt trận rất kịch liệt hung hăng, mà chịu với quân Tàu hơn hai giờ, không hề thối lui một bước; quân Tàu tuy đông mà áp tới không nổi, chỉ có đem binh vây phủ ba phía mà thôi.
Hoàng thượng và các tướng đương đứng ngóng trông tin tức Võ Đông Sơ, bỗng thấy phía tả binh Mãn Châu thình lình rùng rùng vỡ tan, kéo nhau mà chạy, thì biết chắc có binh cứu viện đã tới, kế thấy một người mọp trên yên ngựa sải tới như bay, cả thảy đều chăm chỉ ngó coi, chừng lại gần thì mới biết là Đông Sơ, đã thoát khỏi trùng vây và trở về phục mạng, thì lật đật xuống ngựa gượng gạo bước vô.
Hoàng thượng và các quan ngó lại thấy Đông Sơ mặt mày xanh lét, máu mủ đầy mình chảy ra nhỏ giọt, ai nấy đều kinh, song chưa biết bị thương nặng nhẹ thể nào. Kế Đông Sơ bước tới và thở hào hển và nói ngập ngừng rằng: “Muôn, muôn tâu Hoàng thượng, Triệu, Triệu Dõng chết rồi, đạo binh tả dực, đã đến tiếp cứu và đương xáp trận với quân Tàu, nên thần hạ về đây phục mạng. Nói rồi ngước mặt ngó Hoàng thượng và tung hô lên rằng: Việt Nam vạn tuế, Thành hoàng vạn tuế!”
La vừa dứt lời, thì liền ríu ríu ngả xuống bên chưn Hoàng thượng mà chết.
Hoàng thượng thấy vậy cũng động lòng và rơi lụy, rồi truyền cho quan Tư sự biểu coi tẫn liệm Đông Sơ, quàng tại Tùng đình đặng chờ giặc yên rồi sẽ lo tống táng.
Bữa nọ Thu Hà đương ngồi trong tư phòng ngóng trông tin tức Võ Đông Sơ. Bỗng đâu hai mí mắt giựt lia, và trong lòng phập phồng hồi hộp. Thu Hà chẳng biết cớ chi, bèn bước ra xem hoa cho khuây lãng tâm thần, chẳng dè thinh không cây kim xoa đương dắt trên đầu, thoạt nhiên rớt xuống gãy làm hai đoạn, điềm ấy chưa biết lành dữ thế nào, nhưng trong lòng Thu Hà đã sanh một mối lo buồn nghi sợ. Kế đó có tên bộ hạ của Đông Sơ ngoài cửa bước vô bộ coi hơ hãi, thấy Thu Hà liền chạy lại và bẩm rằng: “Bẩm quới nương, quan Đô húy Võ Đông Sơ và quan Thiếu húy Triệu Dõng đã bỏ mạng nơi chốn chiến trường, nên Hoàng thượng sai tôi về đây bẩm lại”.
Thu Hà nghe rồi té nhào xuống đất và bất tỉnh. Triệu nương lật đật chạy lại đỡ lên, chừng tỉnh lại hai người than khóc một hồi dầm dề hột lụy, đó rồi chị em dắt nhau thẳng ra Nam Quang, đặng tìm thi hài Đông Sơ và Triệu Dõng.
Khi Bạch Thu Hà với Triệu nương đi gần tới địa phận Nam Quang, thì mặt trời đã hầu chen lặng. Xảy thấy một tòa nhà nhỏ, ẩn ẩn trong đám thanh tùng, tư bề thì núi non hiu quạnh, cây cỏ lờ mờ, bên rừng lại nghe tiếng vượn ru con, nỉ non dưới cội, kìa thì mây sầu mịt mịt, vần vũ trên không; nọ lại gió thảm rao rao phất phơ ngọn cỏ, đoạn thì vài con bạch nhạn, đương kêu rên thơ thẩn góc phương trời, lớp thì dế gáy re re, hòa với tiếng ve ngâm, giọng nghe buồn bã. Nào là thằn lằn chắt lưỡi, chim ục cầm canh, nào là dưới bụi trên nhành sành kêu tích tích.
Ôi cái tình thê thảm ấy, cái cảnh quạnh hiu nầy, dường như tạo hóa đã bố trí sắp đặt ra đây, mà vây người vào trường ly hận; và nhốt người vào trận mê hồn, làm cho Thu Hà ngó đến thì ruột đứt gan xào, nghe vào thì càng đầm đầm giọt lụy. đó rồi lần lần đi tới, thì thấy một đội quân đứng nhựt canh trước ngõ, và bốn phía xung quanh, dùi trống nhịp canh, đánh nghe khoan nhặt.
Thu hà và Triệu nương liền bước lại kêu một tên quân và hỏi thăm tin tức Đông Sơ, xảy thấy tên đội trưởng phía trong bước ra cúi đầu chào Thu Hà và hỏi: “Chẳng biết quới nương ở đâu, đến đây có việc chi mà đêm hôm xông pha vào miền chiến địa như vậy?”
Thu Hà nói: “Tôi là vợ của quan Đô húy Võ Đông Sơ còn người nầy là em của Triệu Dõng.”
Tên đội trưởng nghe nói thời đáp rằng: “Quan Đô húy Võ Đông Sơ đã chiến trường tử trận, Hoàng thượng dạy đem linh cữu ngài về đây, đặng chờ ngày tống táng. Còn quan Thiếu húy Triệu Dõng thì chẳng biết thất lạc thi hài nơi nào, nay chưa tìm đặng. Nói rồi lấy tay chỉ vô nhà nhỏ và thưa rằng: “Linh cữu của quan Đô húy đương quàn tại Tùng đình kia, xin quới nương theo tôi vào trong thì thấy.”
Thu Hà nghe nói lật đật bước vô, thì phía trước có chưng một hương án nghiêm trang, nhưng mà đèn chong leo lét. Nhang đốt lờ lờ, chính giữa để một linh cữu với ít chậu bông hường, xem đã nhụy úa hoa tàn, dàu dàu nhánh lá, bên màn có treo một tấm minh sanh (kêu là tấm triện) và có viết một hàng chữ phấn như vầy: Ngự tiền hộ giá Ngự lâm quân Đô húy, Võ Đông Sơ chi cữu.
Thu Hà thấy rõ là Võ Đông Sơ đã chết, thì chạy lại ôm linh cữu mà khóc một cánh ai bi thê thảm rằng:
“Trời ôi! Trời sao nỡ đem lòng nghiệt ác, mà cứ ghét ghen chi mãi phận người, đã mấy phen làm cho kẻ góc biển, người đầu non, kẻ sầu đông người thảm bắc, làm cho mai gầy liễu ốm, phấn lợt hương tàn, làm cho duyên nọ lỡ làng, đờn kia chinh phiếm, nhày nay còn nông nỗi gì mà khiến cho gái nọ mất chồng, trai nầy bỏ vợ?
Ớ quân Mãn tặc kia ôi! Bây cậy chi những lằn tên mũi đạn, mà làm cho đôi ta rẽ vợ phân chồng. Ớ quân thù nghịch kia ôi! Bây ỷ thế nước mạnh binh nhiều, mà làm cho đôi ta ngày nay phải keo tan hồ rã!
Lang quân ôi! Bấy lâu hai ta đã quan hà cách trở, biết bao là non nước lạc loài, nay mới cùng nhau vừa tạng mặt kề vai, cũng ngỡ là vợ chồng đặng vui tình nệm gối, chẳng dè ngày nay thiếp ra đến đây, thì màn sầu giã dượi, trướng thảm hắt hiu, chỉ thấy cái linh cữu nầy là chỗ lang quân đã nằm đ1o mà thiêm thiếp một giấc u hồn, thật là cách nhau trong gang tấc chẳng xa, nhưng mà dẫu kiếm ngàn năm cũng không trông thấy mặt.
Lang quân ôi! Nước non đó, quê hương ta đó, nỡ bỏ đi, mà xuống chốn tuyền đài; tình nghĩa đây, ân ái ta đây, đành nhắm mắt, mà theo miền dị lộ?
Tình quân ôi! em nhớ thuở lương đình hội ngộ, đã cùng nhau căn dặn đến điều, nay sao mà, nằm đ1o im lìm, chẳng cùng thiếp lời chi từ biệt?
Ớ cái linh cữu kia ôi, mi là loài độc ác, cậy ba thước ván, mà đậy người trong nơi kín đáo, làm cho đó đây hai ngã phân lìa; mi là giống vô tình, ỷ mấy tấc cây, mà dấu người trong chỗ hẹp hòi, làm cho chồng vợ ngàn thu cách biệt.
Thu Hà khóc một hồi, rồi dựa vào linh cữu, ngồi tưởng mơ màng, bỗng thấy một người xô cửa bước vô. Thu Hà thất kinh lật đật thối lui vào trong, rồi hỏi: Ngươi là ai, đến đây việc chi, sao dám vào chỗ đờn bà con gái?
Người kia nói: Ta là Võ Đông Sơ đây, khanh quên sao?
Thu Hà nghe nói liền bước tới thấy quả Võ Đông Sơ thì mừng rỡ vô cùng và hỏi: Lang quân, giặc đã yên chưa mà lang quân về đặng?
Đông Sơ nói: “Quân giặc chưa yên, song ngày nay là ngày kiến nhựt, nên tôi về đây đặng làm lễ nghinh hôn mà rước ái khanh đi động phòng hoa chúc.”
Thu Hà nghe nói thì mừng biết chừng nào, liền theo Đông Sơ ra đi ước đặng một đỗi, kế thấy một cảnh hoa viên, bông trái tốt tươi, cỏ cây xinh đẹp, phía trong lại có một tòa nhà rộng rãi, đèn duốc sáng lòa, xảy nghe nhạc trỗi vang dầy, tiêu thiều rập nhịp. Đông Sơ day lại nói với Thu Hà rằng: “Đây đã tới động phòng xin ái khanh hãy bước vào buồng, đặng hai ta vầy duyên can lệ, đó rồi hai người dắt nhau vô phòng, đèn khêu tim đỏ, hoa ửng nhụy hồng, lửa đượm hương nồng, ân tình rất nên khắc khích, kẻ kề môi, người dựa má, khi câu chuyện, lúc giọng tình, thật là toại thay người đẹp duyên xinh; càng mê vẻ ngọc cành nhìn sắc hoa.
Kế đó Đông Sơ đứng dậy nói với Thu hà rằng: “Đêm nay trời trong trăng tỏ, vậy hai ta ra sau hoa viên dạo xem phong cảnh và hứng gió chơi trăng cho giải khuây, nói rồi dắt Thu Hà đi quanh lộn lại trong vườn một hồi, khi ra khỏi hoa viên, thì thấy một cái biển rộng lớn minh mông, gió lặng sóng êm như tờ giấy trải.
Bỗng thấy một cái mống đỏ, hiện ra trên không, rồi lần lần hạ xuống, hóa ra một cái đầu dài? Bắc ngang trên mặt biển, trên cầu có tấm bảng đề ba chữ “ly hận kiều” lại có một bọn nam thanh nữ tú qua lại trên cầu, nhơ nhởn dập dều, đương xem trăng hứng mát. Bỗng chốc thấy hai con rắn biển rất to, nổi trên mặt nước, mỗi con dài ước hơn hai chục trượng, mình đen như nực, mồng đỏ tợ son, một con đực và một con cái, hai con giỡn với nhau dưới cầu, làm cho sóng nổi ba đào, nước văng trắng giã, rồi quấn đuôi vào nhịp cầu, và vỏ xà nẹo cùng nhau mà nhúng tới đưa lui, trồi lên hụp xuống một hồi, làm cho nhịp giữa gãy ngang, cầu kia đứt ra làm hai đoạn, rồi lần lần dang ra, xảy nghe những người đương đứng trên cầu kêu la inh ỏi, kẻ kêu vợ người khóc chồng, kẻ lìa em người cách bạn, hai bên đầu cầu kêu khóc om sòm, nghe rất ai bi thảm thiết, còn hai đoạn cầu dang lần ra xa, rồi đoạn thì trôi về hướng nam, đoạn lại trôi qua phía bắc, làm cho những người ở trên cầu ấy phải phân vợ rẽ chồng, biết bao là thảm sầu khổ não!
Đông Sơ cùng Thu Hà thấy vậy thì lấy làm một điếu quái dị, đứng ngó sững sờ, rồi cùng đau lòng thương xót và muốn quày gót trở về, kế thấy trên mặt biển mọc lên một trụ đá to lớn, trên trụ lại có ba chữ “Tình nghiệt hải” nghĩa là cái biển tình rất ác nghiệt dữ dằn.
Kế đó lại thấy một thằng quỷ cao lớn, mặt xanh như chàm, mình mẩy vằn vện như cọp, ở trong trụ đá nhảy ra, và lấy tay thò xuống biển dậy nước trào lên, làm cho sóng nổi đùng đùng, khói bay mịt mịt, rồi hai chơn bước trên ngọn sóng, phăng phăn đi vô, đi tới đâu thì sóng gió ùn ùn tới đó, bò vòi cao lên như núi vậy.
Khi vô tới mé, thì nhảy lại chụp Đông Sơ. Đông Sơ trớ qua rồi rút gươm chém thẳng quỷ ấy một cái, thì thấy thằng quỷ liền hả miệng phun ra một vòi máu làm cho Đông Sơ mình mẩy và mặt mày đều vấy máu đỏ lòm.
Đông Sơ nổi xung nhảy tới đâm thằng quỷ ấy một gươm ngang lưng lủng vào tới ruột, tức thì trong lổ đâm đó ló ra một cái đuôi dài hơn năm sải, rồi quấn ngang mình Đông Sơ và kéo nhào xuống biển.
Thu Hà thấy vậy hoảng kinh nhảy theo chụp Đông Sơ níu lại, chẳng dè chụp nhằm cây gươm để thờ Đông Sơ bên bàn hương án, thì giựt mình tỉnh lại, té ra một giấc chiêm bao. Ngó lại thấy cây gươm còn nắm chặt khừ trong tay, hì đứng đó ngơ ngửng sững sờ. Một hồi, rồi tự nghĩ rằng:
“Thế thì đêm nay là đêm chót trong đời mình đây, nên khiến cho chiêm bao mà thấy một điềm rất nên kinh dị, và cây gươm nầy là gươm để cho mình toan bề tự xử, đó chăng?”
Nghĩ rồi bước ra hương án của Đông Sơ lấy nhang đốt lên mà khóc rằng:
“Lang quân ôi! Hai ta mãn bị cái kiếp nhơn duyên trắc trở, mà sống chẳng đặng cùng nhau đồng tịch đồng sàng, vậy thì ngày nay là ngày thiếp đến đây, xin mượn cây gươm nầy, mà xả mạng quyên sanh, đặng thác theo lang quân cho đồng quan đồng huyệt.
Lang quân ôi! Lang quân đã biết lấy một lòng ái quốc, liều thân danh mà trả nợ nước nhà; vậy thì thiếp đây cũng nguyện đổ một giọt máu chung tình, xuống địa phủ mà đền ơn tri ngộ.”
Nói rồi liền lấy gươm đâm họng và ngã bên linh cữu của Đông Sơ mà thác.
Triệu nương đương ở phía sau bước ra thấy Thu Hà nằm bên linh cữu. Và máu chảy dầm dề, thì thất kinh lật đật lại ôm Thu Hà mà khóc một hồi, ngó lại thì Thu Hà đã thác.
Chỗ nầy là chỗ chung cuộc của Võ Đông Sơn với Bạch Thu Hà rồi, tới đây tôi muốn gác bút nghỉ ngơi và nói lớn một tiếng rằng: Truyện nầy đã hoàn tất, nhưng e cho liệt quới khán quan xem đến đây thấy giọt máu chung tình lai láng; cái hồn trung liệt quạnh hiu, thế thì cũng có lẽ phiền dạ ức lòng mà trách rằng: tác giả là người rất đoản hậu vô tình, lấy ngọn bút sát nhơn mà giết chết một vị anh hùng với một trang liệt nữ, rồi để đó tồi tàn, mà chẳng cho tống táng.
Vì vậy nên tác giả xin nói tiếp thêm một đoạn sau đây cho được toàn thỉ toàn chung, kẻo ức lòng kẻ đọc.