Vọng Tinh Thần

Chương 12 :

Ngày đăng: 14:31 18/04/20


Edit: Nguyệt Cầm Vân



Tại sao phải cứu Thạc Bạt Chân, chuyện này kể ra khá dài.



Năm đó đúng là vị nhị vương tử dã tâm bừng bừng này liên hợp với Bắc Dự vương Ti Giản phát động phản loạn ở Minh quốc, suýt chút nữa làm rối loạn căn cơ của Minh quốc. Người này không chỉ túc trí đa mưu, dũng mãnh anh hùng, còn vô cùng nhiều mưu kế, cư nhiên dám tự mình lẻn vào đô thành Diêu Kinh của Minh quốc, bắt cóc Văn quốc Tĩnh thân vương là Đông Phương Hạo Diệp lúc ấy đang ở Minh quốc thăm vương phi, mưu đồ dùng lợi ích to lớn là chia đều Minh quốc để dụ dỗ Văn quốc tương trợ cho mình, cùng thôn tính Minh quốc.



Cũng may Đông Phương Hạo Diệp đối với tam ca Bắc Đường Diệu Nguyệt của Ngôn Tử Tinh là một mảnh thâm tình, trong việc triều chính và quân sự lại là một người chủ cực khôn khéo, không bị đủ loại ưu đãi mà Thác Bạt Chân đề ra làm cho đầu váng mắt hoa, mặt khác còn liên hợp với Minh quốc để cắn ngược lại Thác Bạt Chân.



Lúc ấy Ngôn Tử Tinh vì bảo hộ tam ca và Tĩnh vương gia, suýt chút nữa thì táng mạng dưới tay Thác Bạt Chân, cũng may hắn kịp thời gặp được quân cứu viện, truy kích ngược lại Thác Bạt Chân, kết quả đuổi đánh đến cả ngàn dặm, lại vẫn để cho Thác Bạt Chân chạy thoát mất, không khỏi vẫn luôn canh cánh trong lòng.



Từ sau khi Thác Bạt Chân suất lĩnh quân Tây Quyết bị đại bại ở Nham Thành, đành ưng thuận lời hứa mười năm, hậm hực lui binh. Thế lực của Tây Quyết cũng bởi vậy mà giảm mạnh, địa vị của hắn trong vương tộc cũng hạ xuống theo.



Kể ra thì, nghe nói mẫu thân của Thác Bạt Chân chỉ là một nữ nô, xuất thân cực kỳ thấp hèn, nếu không phải Thác Bạt Chân từ bé đã thể hiện ra trí tuệ và thể lực khác với người thường, đã chẳng được Đại Hãn vương thừa nhận và phong làm nhị vương tử. Người Tây Quyết mặc dù tất cả đều lấy thực lực làm yếu tố coi trọng đầu tiên, nhưng cũng không hoàn toàn không để ý đến xuất thân và huyết thống. Ít nhất ở phương diện mẫu tộc, Thác Bạt Chân không có lực lượng để chống lưng, không thể so sánh được với đám đại vương tử và tam vương tử, tứ vương tử.



Từ sau trận đại chiến ở Nham Thành, đã trải qua ba năm. Tình hình trên thảo nguyên trong ba năm này cũng nhiều loại phức tạp. Tây Quyết lão Hãn vương thân thể ngày một suy nhược, con sói vương già đi, thủ lĩnh mới trong bộ tộc từ từ nổi lên, ai cũng không chịu khuất phục ai.
Nhìn tình thế trên thảo nguyên hiện giờ, duy chỉ có ta là vì tình láng giềng hữu nghị và mối bang giao với Minh quốc, là người xem trọng nhất tình hảo hữu giữa hai nước. Song, thế lực của ta ngày một bất ổn, Minh cương nguy hĩ (biên cương Minh quốc nguy rồi). Phía nam Sắc Lặc, linh hồn của bách tính, khó có thể an vui rồi…”



Trong lá thư này của Thác Bạt Chân, một chữ cũng không đề cập tới ý muốn xin viện trợ từ Minh quốc, cũng không nhắc tới tình thế của mình có bao nhiêu nguy cấp, chỉ dốc hết sức biểu đạt mối hảo hữu của mình đối với Minh quốc, nhấn mạnh khế ước ở Nham Thành ba năm trước đây chỉ hắn mới có thể tuân thủ. Nếu để đại ca hoặc tứ đệ của hắn giành được Đại Hãn vị, tất cả mọi lời hứa đều tan thành mây khói.



Ngôn Tử Tinh cùng xem lá thư này với đại ca và nhị ca trong hoàng cung. Sau khi đọc xong chỉ có hai chữ: “Vô sỉ!” Suy nghĩ một lúc, lại bỏ thêm hai chữ: “Mặt dày.”



Cũng không biết lúc trước là kẻ nào dẫn theo hai mươi vạn đại quân ở phía nam, cấu kết cùng Bắc Dự vương Ti Giản mưu đồ soán vị, ham muốn giang sơn Minh quốc. Hiện tại lại luôn miệng nói xem Minh quốc là láng giềng hữu nghị, đất nước anh em, vì sự bình yên của bách tính mà hao tâm. Khẩu khí lã chã lệ rơi, cảm động lòng người, quả thực khiến người ta không thể ngờ được đây là một người Tây Quyết trên thảo nguyên, còn tưởng rằng là một vị đại trung thần của Minh quốc đang viết tấu chương lo cho dân cho nước chứ.



Ngoài bốn chữ “mặt dày mày dạn”, Ngôn Tử Tinh thực sự nghĩ không ra từ nào khác để hình dung hắn.



Hoàng thượng Ti Diệu Huy cũng suy nghĩ hồi lâu, dùng một loại ngữ khí vô cùng vi diệu mà tán thưởng: “Thác Bạt Chân này, thật đúng là không phải người bình thường a.”



Bắc Đường Diệu Nhật chỉ lạnh lùng nói một câu: “Biết co biết duỗi, lòng lang dạ thú.”