Youjo Senki

Chương 2 : Mở Màn (2)

Ngày đăng: 03:19 28/08/19

A.D Ngày 14 tháng 8 Năm 1971, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Vào ngày 14 tháng 8 năm 1971, sau khi nhận được yêu cầu nghiên cứu từ Văn phòng Nghiên cứu Hải quân (ONR), nhóm nghiên cứu của giáo sư Philip Zimbardo đã tiến hành một thử nghiệm nhất định. Cuộc thử nghiệm được thiết kế để chạy thử trong hai tuần lễ. Mục đích để thu thập dữ liệu và tổng kết các vấn đề cơ bản mà Thủy Quân lục chiến thường phải đối mặt trong nhà tù quân sự. Những người tham gia thí nghiệm này được chọn lựa từ các sinh viên đại học đều có thể chất và tinh thần khỏe mạnh. Song, chỉ đến ngày thứ hai của thử nghiệm, họ đã vấp phải vấn đề nghiêm trọng về mức độ đạo đức. Những sinh viên trong vai tù nhân bị những sinh viên trong vai cảnh ngục xúc phạm và làm nhục, thậm chí còn thẳng tay sử dụng bạo lực thể chất. Hành động phi đạo đức như vậy thường xuyên lặp đi lặp lại trong suốt quá trình buộc nó phải ngừng lại sau 6 ngày thử nghiệm. Sau này, thử nghiệm ấy được biết đến bằng cái tên thử nghiệm nhà tù Stanford. Mặc dù gây ra nhiều cuộc tranh cãi rộng rãi về tính đạo đức, khi nhìn vào kết quả thí nghiệm bằng quan điểm tâm lý học thuần túy, trớ trêu thay, nó đã trình bày những quan điểm giàu tính học thuật và sáng giá. Cùng với thí nghiệm Milgram trước đây, hai thử nghiệm này đã cho thấy nhiều quan niệm thú vị về bản tính người. Trong môi trường bị cô lập, con người sẽ tuân theo sức mạnh cùng quyền lực; và những nhà cầm quyền sẽ lạm dụng điều này hết mức. Kết luận khi phân tích tình trạng phục tùng quyền lực đã chỉ ra một số tác động nhất định gây ra nó. Điều đáng ngạc nhiên là những tác động ấy không liên quan gì đến lý trí, lương tâm hay nhân cách của con người; mà do vai trò và vị trí của người đó. Nói cách khác, hai thí nghiệm này tiết lộ rõ ràng rằng con người sẽ thay đổi theo hoàn cảnh sinh sống, thậm chí đến mức sẵn sàng vứt bỏ tính cách và lương tri của mình. Cực đoan mà nói, bất kì ai cũng có thể trở thành cai ngục trong trại tập trung Auschwitz. Do đó, theo lý luận, con người luôn bị tác động bởi môi trường xung quanh; khiến họ cư xử khác xa bản tính gốc của mình. Sau khi học được những gì liên quan đến bản chất của nhân loại khi còn ngồi trên giảng đường đại học, điều đầu tiên mà tôi cảm thấy không phải là phiền muộn, mà coi đó là lẽ đương nhiên, như thể tôi đã mong đợi nó sẽ như thế. Lúc tiểu học, trong nền giáo dục bắt buộc của nước nhà, tôi đoán mọi người đều được dạy rằng tất cả con người đều giống nhau. Chúng ta được học rằng con người là bình đẳng và không thể thay thế. Dẫu vậy, chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy những sự khác biệt. Tại sao thằng nhóc ngồi trước tôi lại cao hơn tôi? Tại sao một số học sinh trong lớp giỏi chơi trò Bóng né, trong khi một số khác thì không? Tại sao cậu học sinh ngồi cạnh tôi không thể trả lời một câu hỏi đơn giản như thế? Tại sao học sinh ngồi phía sau tôi không thể im lặng và vâng lời giáo viên? Nhưng mà, thân ở hoàn cảnh “Hãy trở thành một đứa trẻ ngoan”, ngay cả khi mọi người không giống nhau, cũng phải nói mọi người đều quan trọng như nhau, bởi họ đều sợ mình sẽ bị coi là “Đứa trẻ hư” nếu không thừa nhận điều đó. Vì vậy, “Đứa trẻ ngoan” phải làm việc chăm chỉ để không trở thành “Đứa trẻ hư”. Chỉ khi chuẩn bị cho kì thi trung học, tâm hồn của “Đứa trẻ ngoan” mới trở nên coi thường “Đứa trẻ hư” và bắt đầu xa lánh chúng. Thành công bước vào một trường trung học cơ sở hạng ưu, tiếp đó là một trường phổ thông có tỷ lệ đỗ đại học cao, cuối cùng là vào một trường đại học nổi tiếng, họ liên tục phấn đấu nhằm đạt được sự hoàn hảo trong điều kiện cho phép. Để tiếp tục diễn “Đứa trẻ ngoan” trong môi trường này, đòi hỏi phải tuân theo yêu cầu của người khác và không được phép phản bội mọi kỳ vọng trên vai. Thường xuyên đọc sách tham khảo và sách giáo khoa mỗi ngày, so sánh kết quả của mình với các sinh viên khác, chìm đắm vào những cuộc cạnh tranh, họ đối xử với những kẻ chỉ biết chơi games như những kẻ thua cuộc. Trong môi trường coi trọng kết quả hơn mọi thứ khác, thái độ khinh thường những học sinh yếu kém là điều hiển nhiên. Mặt khác, họ cũng không bao giờ tự ngạo mình là kẻ thông minh. Bởi lòng tự kiêu ấy từ lâu đã bị nghiền nát dưới chân của những “thiên tài” thực sự. Trong khi họ phải vùi đầu khổ học, những thiên tài này đã lấy được quyền tham gia vào các cuộc thi Olympics Toán hay Vật Lý quốc tế. Chung một phòng học với những “con nhà người ta” người luôn có câu trả lời đúng như một phần tự nhiên của cuộc đời, cạnh tranh bằng cách “làm việc chăm chỉ” là không khả thi. Song, dù họ có nhìn vào điều này bằng quan điểm méo mó đến đâu, họ mới chỉ học được một vài điều tối thiểu nhất để lý giải hiện thực. Mặc cho thí sinh có nguyện ý hay không, cũng phải hiểu được điều này. Muốn thu nhập cao được như cha mẹ, thì tối thiểu cũng phải vào được một trường đại học danh giá và tìm được một công việc xuất chúng. Vậy nên họ dần trở nên giống như những đứa trẻ khác, đầy dục vọng cải thiện bản thân. Càng sợ mình sẽ tê liệt khi bị trượt ngã, họ càng bám víu chặt chẽ vào bàn học. Phải sống trong thế giới, nơi họ phải vật lộn để vượt qua những cuộc cạnh tranh, vừa chạm chân vào ngưỡng cửa đại học tiếng tăm, luật chơi lại thay đổi. Dù muốn hay không, hầu hết những người trong nhóm này buộc phải nhận ra rằng thế giới sẽ đánh giá bạn bằng “Những gì bạn làm được” thay cho “Thành tích tối ưu”. Đối mặt với sự thay đổi của luật chơi, chỉ những ai có khả năng thích ứng tốt với môi trường mới có thể thích nghi với nó. Một mặt phục tùng, lợi dụng kẽ hở và đùa bỡn quy tắc, một mặt lại bị trói buộc bởi quy tắc. Cuối cùng, họ học được rằng quy tắc là sự hiện diện không thể thiếu trong việc tối ưu hóa hệ thống. Tự do không ràng buộc chỉ là sự hủy diệt mà quy tắc không có chỗ cho tự do chính là độc tài. Vì lẽ ấy, dù cho có căm ghét việc bị trói buộc, anh cũng sợ hãi thứ tự do không ràng buộc. Anh không thể hiểu được ý nghĩ của những người đi học muộn, không thể hiểu giá trị của những kẻ say xỉn bên đường, không thể hiểu được bộ não chỉ cần kích lệ tinh thần của những người trong ban Thể Dục. Liên quan đến điều này, anh đã rất vui mừng khi có cơ hội nhận được một lời giải thích hợp lý về mối quan hệ giữa tự do và luật lệ trong buổi gặp mặt của học phái Chicago. Miễn là tuân theo luật lệ, bạn sẽ tiếp tục đi đúng hướng. Hành động như một học sinh siêng năng nhằm ẩn thực tế rằng mình là một kẻ quái đản, theo quan điểm của anh, đó hẳn là ý nghĩa của cái gọi là tự do trong khuôn khổ. Những người tương tác thú vị với anh, ngoài những người bạn trung học, đều là những đồng học đại học có chung một quan điểm. Cùng xây dựng những mối quan hệ khả quan với người khác, cùng lãng phí thời gian rảnh rỗi với nhau. Dĩ nhiên việc siêng năng mài giũa kĩ năng và học tập nhiệt huyết sẽ giúp ngôn ngữ cùng phép xã giao của anh đạt tiêu chuẩn cần thiết. Cứ như thế theo Lý Thuyết Tín Hiệu, chắc chắn anh sẽ được ca ngợi như là một sinh viên xuất chúng. Nhu cầu cho loại người trên, đáng ngạc nhiên không phải vì tài năng, mà do lý lịch của họ. Tôi đoán những người lấy được kết quả xuất sắc trong kì tuyển sinh, tốt nghiệp từ những trường danh giá, quen biết người phỏng vấn, là những ứng cử viên phù hợp nhất với nhà tuyển dụng. Dựa trên lý do này, làn sóng thất nghiệp của các sinh viên mới ra trường không phải là lạ. Dẫu sao mỗi người khởi đầu đều không giống nhau. Nếu bạn một mực muốn theo ý mình, đó là một cuộc đua bất lợi. Điều cần làm trước khi tham gia phỏng vấn là hãy đi thăm hỏi những người có thâm niên trong công ty. Không chỉ có vậy, bạn còn cần nâng cốc và trò chuyện được với nhà tuyển dụng. Nếu người phụ trách tuyển dụng nhân sự là đàn anh cấp ba hay tiền bối thời đại học của bạn. Họ sẽ lập tức cho bạn lời khuyên “Hiện công ty chỉ tuyển những người có khả năng như thế này, muốn đậu phỏng vấn hãy trả lời như thế này”. Với cơ hội như vậy, ngay cả khi bạn chỉ có trình độ trung bình, vẫn có thể thông qua một cách trót lọt. Miễn là không kén cá chọn canh, có khi bạn còn nhận được một mức lương khá. Trở thành một bánh răng trong xã hội, ngoan ngoãn thực hiện đơn đặt hàng và bảo đảm công việc được hoàn thành. Để rồi từ “boku” mà ta vẫn tự gọi mình đã trở thành “watashi” lúc nào không hay. Đạo đức nghề nghiệp? Phong cách cá nhân? Sự sáng tạo? Chừng nào còn được trả lương xứng đáng, mọi thành viên hữu ích trong xã hội sẽ không bao giờ đặt câu hỏi về việc mình phải làm. Đối với các công ty, họ sẽ trả lương cao cho những người đủ tài năng có thể thỏa mãn được đòi hỏi của họ. Tùy tùng và tuân phục quy tắc công ty mà không chút nghi ngờ, đặt lợi ích lên hàng đầu. Tạo thành thói quen làm tay sai, quả thật không chút khó khăn. Vô cảm? Sinh vật cơ khí? Máu lạnh? Vô nhân đạo? Bạn sẽ chỉ lo lắng về những điều như thế lúc đầu. Tiếng thét thảm hại đến khó hiểu hay nỗi sợ hãi trước những kẻ rơi vào sự điên rồ, chênh vênh bên bờ vực của bạo lực, khi đã trở nên quen thuộc, thì với tôi, nó chỉ như việc phải đi học mỗi ngày. Con người là những sinh vật dễ thích nghi. Cái được gọi là “thích ứng môi trường” có thể hiểu là thực hiện đúng vai trò được trao, nếu bạn là một cai ngục, chỉ cần làm tốt việc canh giác, còn nếu bạn là một tù nhân, thì phải chấp nhận chịu đựng những thứ mà một tù nhân phải chịu đựng. Anh giống như vậy, chuyển đổi giữa thế giới công việc và cá nhân, một cuộc đời yên bình. Dĩ nhiên, công việc phải được tiến hành một cách hiệu quả. Để tránh lãng phí thời gian nhàn hạ, anh làm theo mọi yêu cầu của xí nghiệp, gắng hết sức mình để tránh khỏi thất bại. Bởi lẽ đó, tại tuổi ba mươi, anh đã đạt đến mức lương của cha mẹ mình, thuận lợi bước vào con đường thẳng tắp dẫn đến sự thành công. Nhờ cam kết với công ty và lòng trung thành dành cho cấp trên, anh được thăng chức và tiến vào bộ phận nhân sự, một vị trí đưa anh đến gần hơn với mục tiêu của mình, chiếc ghế trưởng phòng. À, phải rồi. Tôi vẫn còn việc quan trọng phải làm. Mặc cho hiểu lầm nghiêm trọng đến đâu, tôi sẽ không cho phép bà sơ này tống chiếc thìa chứa đầy thứ rau hầm chết tiệt vào miệng mình một lần nữa. Một thực tế phiền nhiễu khác là bà ta gọi tôi là Tanya-chan. Dù vậy, như cách một quý ông sẽ cư xử , tôi sẽ không la hét. Chỉ là khi tôi bắt đầu bồn chồn phản đối bà tiếp tục, “Tại sao bạn vẫn còn gọi tôi là…”- Cơn đau đột ngột tấn công vào não tôi, gợi lại những ký ức khó chịu ngày nào.