Youjo Senki
Chương 31 : Đại Học Quân Đội (1)
Ngày đăng: 03:19 28/08/19
Hội Nghị Tái Đánh Giá Ứng Cử Viên Đại Học Quân Đội Đế Quốc.
“Thời gian đã đến, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu vòng xét tuyển thứ ba trong hội nghị tái đánh giá ứng cử viên cho Đại học Quân đội Đế Quốc.”
Chủ trì hội nghị là một huấn luyện viên giảng dạy ở trường Đại học Quân đội. Các thính giả tham dự đều là những tài năng xuất chúng mà có thể xem là trụ cột của quân đội Đế Quốc. Đối với vấn đề chọn lựa nhân tài sẽ gánh vác trên vai trọng trách của thế hệ đi trước, Đế Quốc không bao giờ tiếc công đầu tư nhân lực và thời gian.
Thành quả là sự sản sinh ra rất nhiều các sĩ quan chỉ huy xuất sắc và tài giỏi ở tất cả các cấp trong cơ cấu tổ chức quân sự.
“Chủ đề ngày hôm nay sẽ đánh giá lại các ứng cử viên đã được ủy ban tuyển chọn đề cử.”
Chính vì lý do này, việc lựa chọn ứng cử viên cho trường Đại học Quân đội thường được xem là vấn đề có mức độ quan trọng ngang hàng với các chiến lược quốc phòng và chính sách quốc gia. Do đó, họ phải cân nhắc đến mọi yếu tố trong quá trình tuyển chọn và không tiếc nỗ lực để đào móc ra nhân tài thích hợp nhất.
Bởi quân đội rất coi trọng sự đa dạng về kỹ năng và phẩm chất của những người công tác trong ngành quân đội. Vậy nên họ sẵn sàng tiến hành vòng xét tuyển lần thứ hai hay thứ ba và thay đổi ban giám khảo cho mỗi vòng để đánh giá lại các ứng viên không hợp cách. Họ tin rằng nếu loại mất sĩ quan có tài năng vượt bậc chỉ bằng một vòng xét tuyển thì đó sẽ là một tổn thất rất lớn với Đế Quốc.
Từ lâu lịch sử của Đế Quốc đã chứng minh quy trình này là chính xác.
Nhờ quan niệm trên mà không ít sĩ quan nổi danh trong lục quân và hải quân Đế Quốc mới leo lên chức vị ngày nay. Ngay cả đến tướng Moltke, người được một trong những giám khảo của ủy ban đánh giá cao và tuyên bố rằng thành tích vĩ đại nhất trong sự nghiệp quân sự của ông là “tuyển chọn Molke vĩ đại”, đã từng nhận phải những chỉ trích khắc nghiệt từ những thành viên khác trong ban hội thẩm rằng “ứng cử viên này không thích hợp làm quân nhân” và bị gạch tên đến lần ba mới miễn cưỡng thông qua.
“Như thường lệ, tôi hy vọng các vị có thể đưa ra nhận xét dựa trên lý lịch của từng ứng cử viên cho dù họ đến từ tiền tuyến, Bộ Tổng tham mưu hay Đại học Quân đội để tiến hành một cuộc thảo luận sôi nổi.”
Theo truyền thống của Đại học Quân đội Đế Quốc, ứng cử viên được chọn ở vòng thứ mấy cũng không quá trọng yếu.
Lấy mấy năm gần đây làm ví dụ, các sĩ quan kiệt xuất như Zettois và Rudelsdorf đều được chọn ở vòng thứ hai. Trong khi Zettois bị coi là “có tính cách thiên về lý thuyết, không thích hợp làm tướng lĩnh” còn Rudelsdorf thậm chí bị phê bình “nhanh nhẹn và nhiệt tình nhưng có khuynh hướng hoang tưởng”, nên đến vòng thứ hai họ mới thông qua thẩm tra.
Thế nhưng bây giờ cả hai đều được xem là trụ cột sẽ chống đỡ trọng trách có tính quyết định đến tương lai Đế Quốc. Vì vậy, họ đủ tư cách để tham gia ban thẩm tra. Do những trường hợp thế này mà đã có một câu nói rằng “những người đậu ngay vòng đánh giá đầu tiên chưa chắc đã có thành tựu”.
Nhằm đào thải “bệnh giáo điều” đến mức thấp nhất, họ sẵn sàng đi ngược lại và loại ra những người đã được chọn, sau đó xem xét lại những người đó trong vòng thứ hai hoặc thứ ba. Một việc thể hiện rõ sự kỹ lưỡng của Đế Quốc trong quá trình tuyển chọn.
“Trước hết, chúng ta sẽ bắt đầu với đề xuất của thiếu tá Lehrgen ở chi nhánh Nhân sự về việc xem xét lại một ứng cử viên trong vòng xét tuyển thứ nhất.”
Nhưng ngay cả với một Đế Quốc triệt để chấp hành quy trình cũng hiếm khi phải thẩm tra lại một ứng cử viên đã vượt qua hai vòng và cân nhắc đến kết quả khác.
Đó là lý do vì sao mà –
Tất cả thính giả trong hội nghị đều lộ ra vẻ bất ngờ và hướng ánh mắt nghi hoặc đến huấn luyện viên của trường Đại học Quân đội đang chủ trì hội nghị.
Yêu cầu tái thẩm một ứng viên đã được hai vòng trước phê chuẩn mà không có vấn đề là ý gì vậy?
Ngay cả chủ tọa của hội nghị, huấn luyện viên trường Đại học Quân Đội cũng tỏ vẻ khó hiểu.
“Đối tượng này được giấu tên để đảm bảo tính công bằng và đã nhận được đánh giá cao nhất trong vòng xét tuyển đầu tiên.”
Đánh giá nặc danh được áp dụng trong vòng đầu tiên dựa trên các giấy tờ chứa thông tin cá nhân đã được điều chỉnh và quá trình xem xét sẽ do nhiều giám khảo đồng thực hiện. Các giám khảo chỉ có thể nhìn thấy thành tích thực tế của mỗi ứng viên, đánh giá của Ban Huấn luyện và Bộ phận Tình báo. Thông qua quy trình này, ưu ái và thiên vị đều bị loại bỏ, làm cho việc phán xét công bằng hơn.
Chờ kết thúc cuộc đánh giá thì thông tin cá nhân mới được công bố, cuối cùng ứng viên sẽ tiếp bước trên con đường trở thành sĩ quan ưu tú của quân đội. Toàn bộ quá trình kiểm tra đã được thực hiện rất nghiêm túc và công bằng. Do đó, nhận được đánh giá cao nhất cũng đồng nghĩa với việc quân đội không phát hiện bất kì khuyết điểm nào trong tư chất của ứng viên.
“Bởi đây là ý kiến phản đối và yêu cầu xem xét lại của Trưởng chi nhánh Nhân sự từ Bộ Tổng tham mưu nên hội nghị tái thẩm này mới được tổ chức theo yêu cầu của ngài.”
Lời huấn luyện viên đã ám chỉ rằng chính ông cũng khó lý giải được lý do mà Lehgren lại muốn đưa ra một yêu cầu tái thẩm. Trên thực tế, nếu không phải yêu cầu này được đề xuất bởi một người có khả năng đào sâu các thông tin liên quan đến ứng viên như Trưởng chi nhánh Nhân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu thì yêu cầu tái thẩm sẽ không được thông qua.
Trong quá khứ, coi như có vấn đề với các ứng viên được chọn thì chủ yếu là do bọn họ quá tầm thường. Đó là lý do khiến huấn luyện viên chủ trì hội nghị cảm thấy khó hiểu. Trong vòng đánh giá nặc danh, sĩ quan được đánh giá loại nhất rất ít, song ứng viên trong cuộc thảo luận này lại đạt được hạng xuất sắc. Nói cách khác, đây là do nghi vấn của thiếu tá Lehgren dành cho người ứng viên.
Nếu ứng viên là con cái của một sĩ quan có ảnh hưởng trong quân đội hoặc họ hàng của quý tộc thì chuyện này có thể xem là do nghi ngờ về tính công bằng. Tuy chỉ là thiểu số nhưng vẫn có những trường hợp như vậy.
Nhưng lần này, ứng viên là con côi của một người lính chết trận, cho nên không có ảnh hưởng từ thân thích quyền thế. Người đề cử cũng không có quan hệ máu mủ. Đồng thời, ứng viên cũng không dính líu đến giới quý tộc. Không chỉ có vậy, đề nghị này xuất phát từ một sĩ quan kì cựu được biết đến với sự ngay thẳng. Ứng viên cũng là một sĩ quan có chiến công thực sự và không có hồ sơ kỉ luật.
Đánh rớt một sĩ quan có hồ sơ nổi bật, một người đã vươn lên bằng chính thực lực của bản thân, sẽ là điều không thể tưởng tượng với truyền thống quân đội. Vậy nên tất cả thính giả đều đưa một cái nhìn nghi ngờ cho Trưởng chi nhánh Bộ phận Nhân sự Lehgren.
“Trưởng chi nhánh Lehgren, tôi muốn biết động cơ đằng sau ý kiến của cậu. Từ các hồ sơ, tôi nghĩ cô ấy là một ứng viên tuyệt vời.”
Dù giọng điệu có chút khôi hài nhưng câu hỏi của chuẩn tướng Rudelsdorf cũng là câu hỏi trong tâm trí mọi người. Nguyên nhân vì cái gì?
“Căn cứ vào đơn tiến cử của đơn vị địa phương, kết quả học tập ở trường Tân binh Sĩ quan, báo cáo điều tra của Đội Hiến binh và các quân công được ghi lại đều cho thấy thành tích xuất sắc của vị sĩ quan này. Vậy thì vấn đề ở chỗ nào?”
Đề cử của đơn vị địa phương thường được dùng làm cách chọn ra những sĩ quan có năng lực vượt trội. Đối tượng là những sĩ quan đang ở thời kì đỉnh cao hoặc thế hệ trẻ. Họ sẽ được gửi đến những nơi tốt nhất với hy vọng làm tăng lợi ích trong tương lai.
Đơn tiến cử gửi lên từ đơn vị địa phương đã không tiếc lời khen thưởng ứng cử viên. Xem xét thành tựu học tập ở trường Tân binh Sĩ quan cho thấy kỹ năng thực chiến còn vụng về nhưng kinh nghiệm thực chiến hoàn toàn xuất chúng. Nếu chỉ xem xét khả năng thích ứng, tài năng của cô xứng đáng được làm ứng viên hàng đầu trong đợt tuyển chọn. Trên thực tế thì điểm đánh giá gần như hoàn mỹ.
Bên cạnh đó, ngay cả Bộ phận Tình báo và Đội Hiến binh thường cằn nhằn cũng đều tán dương cô, đến mức, người ta phải tò mò không biết đã có bao nhiêu trường hợp tương tự từng xảy ra trong lịch sử.
“Hmm, nói sao nhỉ… Đây là ứng cử viên đáng để mong đợi nhất trong mấy năm gần đây. Tôi tin là đa số chúng ta đều bị ấn tượng bởi cô.”
Nói cách khác, đặt nghi vấn về một ứng viên ưu tú như vậy là một chuyện mà ngay cả ngài chuẩn tướng Rudelsdorf khó tính cũng không tài nào hiểu được. Nếu không phải lời đề nghị tái thẩm đến từ người “tinh anh trong tinh anh” của Chi nhánh Nhân sự, Bộ Tổng Tham mưu – một Trưởng chi nhánh nổi tiếng không dung thứ cho bất kì sai sót nào thì toàn bộ những người ngồi đây sẽ tức giận trước yêu cầu như đùa này.
“Không sai, nếu chỉ xem thành tích thì đây là đánh giá tối ưu nhất mà tôi từng được xem. Nhưng hạ quan vẫn khó chấp thuận.”
Tuy nhiên, thiếu tá Lehrgen đã bày tỏ quan điểm rõ ràng là anh công nhận các đánh giá của ban giám khảo nhưng vẫn đưa ra phản đối. Tức là dù ứng viên này được đánh giá cao đến đâu, anh cũng không chấp thuận quyết định thông qua.
“Xếp hạng hai trong thời gian học ở trường sĩ quan, không hiềm khích với Hiến binh, Bộ phận Tình báo xác nhận cô là một người yêu nước và cam đoan ứng viên có khả năng bảo mật thông tin. Thậm chí cô còn thu được đề cử từ đơn vị chiến đấu tiền tuyến.”
Tất nhiên, những thính giả đều cảm thấy đây là cố tình gây sự. Nhằm duy trì tính nặc danh của ứng viên, các huân chương được trao cho ứng viên và quá trình học tập tại trường Tân binh Sĩ quan đều được giữ lại. Nhưng sẽ không bất ngờ nếu ứng viên nổi bật này được trao cho huân chương Field Aerial Combat hoặc cao hơn.
Dù sao ứng viên này cũng được tiến cử bởi đơn vị địa phương, đồng nghĩa đó là một người có nhân cách tuyệt vời và thực lực tương xứng.
“Nếu ứng viên này cũng bị loại thì tuyển chọn năm nay sẽ không có ai xứng để đậu.”
Câu nói nặng nề này là ý kiến của cộng đồng thính giả. Ngoại trừ nói người này vô cùng tài giỏi, thực lực, quân công, thành tích đều xuất sắc thì không còn đánh giá khác. Nếu họ muốn loại một người như vậy thì cũng phải đánh rớt toàn bộ ứng viên khác.
“Như một ngoại lệ cho hội nghị, việc ẩn danh ứng viên sẽ bị thủ tiêu. Mời quý vị xem xét tài liệu.”
Bởi thế ngài Trưởng ban Hành chính thuộc chi nhánh Nhân sự bắt đầu phân phát tài liệu. Trong quá trình tuyển chọn và xem xét, thông tin cá nhân của ứng viên đều phải ẩn giấu. Nhưng căn cứ vào tình huống, hắn chỉ có thể vận dụng quyền hạn gỡ bỏ tình trạng ẩn danh.
Là một người quen của thiếu tá Lehgren nên hắn muốn hết sức trợ giúp. Thực sự là một nghĩa cử cao đẹp của ngài Trưởng ban Hành chính nhằm bảo toàn sự nghiệp cho Lehgren.
Sở hữu huân chương Silver Wings Assault hiếm có, còn được đề cử huân chương Field Aearial Combat nhờ chiến công ở tiền tuyến. Người sĩ quan như vậy thường được coi là thành viên nòng cốt của quân đội trong tương lai và sẽ được chào đón nồng nhiệt trong quá trình lựa chọn.
Nhưng vấn đề là người đạt được thành tích này là một đứa bé mới mười một tuổi. Bất cứ sĩ quan có tâm trí bình thường cũng do dự khi phái một đứa trẻ lên chiến trường. Có lẽ tuổi tác chính là lý do thiếu tá Lehgren đã phản đối việc đưa cô vào Đại học Quân đội. Mặc dù đây chỉ là giả định của Trưởng ban Hành chính nhưng cuối cùng hắn vẫn đồng ý giải mật thông tin.
“…Có nghĩa là hàng tá chiến công trên do một đứa trẻ tạo ra?”
Đến người khó tính như chuẩn tưởng Rudelsdorf cũng bị choáng váng bởi tuổi tác của cô. Cuối cùng họ cũng nhận ra sự bất thường và trở nên im lặng, sự nhầm lẫn bao trùm lên không khí nơi đây.
Mười một tuổi đã leo lên hàm Ma Đạo sư thiếu úy. Á khoa tốt nghiệp trường Tân binh Sĩ quan, được khen thưởng huân chương Silver Wings Assault và đề cử huân chương Field Aearial Combat. Một Ace of Aces đã bắn hạ 62 Ma Đạo sư (hỗ trợ giết 32) địch và được trao tặng biệt danh “Bạch Ngân”. Thêm vào đó, bản lý lịch của cô cũng ghi nhận vị trí công tác của cô như một thành viên của Ban Huấn Luyện.
Nó khiến họ ngần ngại, tự hỏi có nên cười hay không. Một bản sơ yếu lý lịch có thể miêu tả là “mẫu mực”.
“Đào tạo Ma Đạo sư là vấn đề cấp bách, nhưng chúng ta vẫn cần hạn chế tuổi tác.”
Rất nhiều người tham dự cũng cảm thấy cô còn quá nhỏ. Đặc biệt, họ cũng hoài nghi về việc trao quyền chỉ huy một đơn vị cho cô bé – hơn nữa còn là đơn vị thuộc không đoàn. Chính là bởi, mặc dù nhu cầu bồi dưỡng Ma Đạo sư luôn được ưu tiên, nhưng vẫn còn có rất nhiều phản đối chưa được giải quyết thỏa đáng liên quan đến kế hoạch vận hành hiện tại khi mà nó quá tập trung vào lợi ích ngắn hạn.
“Không sai. Bất luận cô có là một Ma Đạo sư ưu tú đi chăng nữa thì chưa chắc cô đã đảm đương được vị trí tướng lĩnh.”
Rốt cuộc, phải mất rất nhiều nỗ lực mới đạt được sự xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó. Số lượng Không Ma Đạo sư tự hào về kỹ năng chiến đấu của bản thân không nhỏ, nhưng rất ít người mới sở hữu phẩm chất để trở thành một chỉ huy tài ba.
Chính vì lý do ấy mà dù người Ma Đạo sư có năng lực ưu tú cũng chưa chắc phù hợp để trở thành chỉ huy hoặc sĩ quan cấp cao. Một vận động viên thành công chưa chắc là một huấn luyện viên tuyệt vời. Một người giỏi chiến đấu không nhất định sẽ hội tụ đủ tiêu chí cần thiết để trở thành một chỉ huy.
Do đó, một số sĩ quan đã nghĩ rằng tuổi tác và năng lực của cô bé khiến Lehgren cảm thấy không tin cậy. Như vậy, vấn đề này sẽ cần bàn luận thêm.
“Tiềm năng của cô không có vấn đề. Trọng yếu nhất là chiến công, tiến cừ từ đơn vị địa phương và các chi tiết khác đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Không có lý do gì để nghi ngờ năng lực của cô.”
Những người phụ trách đánh giá lập tức phủ định mối nghi ngờ này khi chỉ ra cô đã có kinh nghiệm dẫn dắt một phi đội và không có sai lầm trong thời gian chỉ huy. Tuy nói nếu không thể chỉ huy một phi đội thì căn bản không cần tiếp thu giáo dục để trở thành tướng lĩnh, nhưng cũng có nhiều người đã thất bại trong quá trình này.
Bất quá chí ít vào lúc này, xét đến đề cử của đơn vị địa phương thì đặt câu hỏi về khả năng chỉ huy của cô đúng là không thỏa đáng.
“Cô chỉ mới tiếp thu khóa học quân sự ngắn hạn. Kiến thức về chiến thuật chắc chắn sẽ có sai lệch. Như vậy nên để cô hoàn tất chương trình đào tạo sĩ quan tham mưu đã.”
Một vài người vẫn còn nghi ngờ. Dù sao thì cô chưa bao giờ nhận được giáo dục chính quy. Tuy trình độ thực chiến rất hiệu quả nhưng vẫn có khả năng cô bị thiếu hụt về mặt tri thức. Không tính đến vấn đề chiến thuật và chiến lược quân sự, liệu cô có thể phân tích chính xác các điều kiện phức tạp và đa dạng trên chiến trường mà một chỉ huy cần phải biết hay không? Họ đang nghi ngờ về ý nghĩa cho việc lựa chọn cô.
“Khóa luận tốt nghiệp của cô là “Luận về việc hậu cần đằng sau một chiến trường có tính cơ động cao”. Cục Đường sắt đánh giá rất cao khóa luận này.”
Có điều những giám khảo đã đánh giá năng lực cô ở hạng xuất sắc từ vòng nặc danh không nhượng bộ chút nào. Dù sao thì từ lúc tốt nghiệp, cô đã chứng minh được bản thân mình có khả năng thảo luận chuyên sâu các đề tài có cấp chiến lược.
Hơn nữa, bản luận văn này đề cập đến một vấn đề không mấy nổi trội so với các luận án đầy tham vọng của các học viên trường Tân binh Sĩ quan. Nhưng xét đến chiến công của cô thì chuyện này lại trở nên vô cùng hợp lý. Đối với một tác giả nhận ra được đóng góp của hậu cần đằng sau việc vận hành rạp hát chiến tranh hẳn phải là người thông thạo chiến trường đó sao – Đó là suy nghĩ của ủy ban xét duyệt trong vòng nặc danh. Người nào mà đọc khóa luận này đều sẽ nghĩ rằng đây là nội dung do một chuyên gia viết ra mà không cần ý nghĩ thứ hai.
Trong con mắt của những chuyên gia lĩnh vực, cho dù họ không muốn thừa nhận, cũng tỏ ra bội phục với quan điểm chính xác của luận văn. Đề cương đơn giản, lại rõ ràng. Nó kể ra tầm quan trọng của nguồn dự trữ tài nguyên và phác thảo các phương pháp cải tiến không qua việc quy cách hóa cùng đặt ra quy định về cách điều tiết hoạt động phân phối và sắp xếp hàng trong kho nhằm đảm bảo đường cung thông suốt. Đồng thời, luận văn cực kì coi trọng tính hiệu quả, mục đích là dự trữ những đồ dùng cần thiết và loại bỏ tài nguyên không cần đến.
Nó phê phán việc trữ tài nguyên thừa và đề xuất việc quản lý tài nguyên cần thiết. Điều này sẽ cho phép các đơn vị binh lính có thể hoạt động trơn tru trên tiền tuyến. Trưởng Cục đường sắt Quân đội đã hết lời ca ngợi nội dung của luận văn và còn khẩn cầu giao tác giả cho Cục đường sắt, một câu chuyện nổi tiếng giữa các nhân viên hậu cần.
Thực tế có không ít các sĩ quan lão làng đã đánh giá cao luận văn này. Họ đều nhận xét rằng nếu ai đó từng phải tấn công trong lúc thiết tốn vật tư ở tiền tuyến nhất định có thể lý giải được giá trị của nó.
Chuẩn tướng Rudelsdorf cũng không ngoại lệ. Vấn đề hậu cần trong tác chiến luôn là vấn đề làm ông buồn phiền. Vì vậy mà không ai có thể tưởng tượng được tác giả của luận văn trong vòng đánh giá nặc danh mới đạt mười một tuổi.
“Thất lễ, do thông tin được giữ kín nên tôi không lường được lai lịch của tác giả…có điều luận này này không phải báo cáo nghiên cứu từ trường Đại học Quân đội sao?”
“Không, bản luận văn này được thực hiện vào thời điểm cô còn là học viên ở trường Tân binh Sĩ quan.”
“Lời xin lỗi của tôi, nhưng chẳng lẽ chúng ta phải tiếp tục đánh giá? Tôi cảm thấy điều này không cần thiết nữa.”
Một khi liên quan đến vấn đề hậu cần thì họ khó mà mở miệng nói ứng cử viên này có tầm nhìn hạn hẹp về chiến thuật và hoạt động quân sự. Chuẩn tướng Rudelsdorf nghiêng đầu bối rối. Họ càng tranh luận bao nhiêu lại càng cảm thấy ứng viên đáng được chọn bấy nhiêu. Lý do hoài nghi chỉ tăng chứ không giảm.
Đúng như dự đoán, đến người yên tĩnh từ đầu đến cuối như chuẩn tướng Zettois cũng không kiềm chế nổi mà mở miệng. Âm lượng không quá cao, nhưng đó chắc chắn là giọng chất vấn.
“Tôi có một thắc mắc thế này, trong đây từng ghi khi còn là học viên của trường Tân binh Sĩ quan, ứng viên đã được chuẩn tướng Walkopf tiến cử nhập học Đại học Quân đội nhưng phía nhân sự lại từ chối. Tôi muốn làm rõ việc này.”
Theo quan điểm của chuẩn tướng Zettois, trừ vấn đề tuổi tác thì trung úy Degurechaff chắc chắn là một ứng viên hoàn hảo. Cô đã nhận được nhiều lời đánh giá cao từ các sĩ quan khi còn ở trường Tân binh Sĩ quan.
Những điều cô thể hiện ở vùng chiến sự đã lọt vào mắt xanh của chuẩn tướng Walkopf và được ông đề cử vào trường Đại học Quân đội. Dù ít gặp nhau nhưng trong ấn tượng mà Zettois có được từ một vài lần nói chuyện với chuẩn tướng Walkopf có thể khiến ông chắc chắn rằng Walkopf sẽ không tiến cử sai lầm.
Đối với Zettois, kinh nghiệm và tư chất của trung úy Degurechaff xứng đáng với đánh giá xuất sắc và chưa từng bị hoài nghi.