1930
Chương 19 :
Ngày đăng: 16:43 19/04/20
Tôn Tử Hoa bị cơn giận của Cao Kính càng khiến cho hoảng hồn hơn nữa. Nhưng rồi tức khắc hắn lại mở cờ trong bụng: – “Thiếu gia, từ sớm tôi đã nói gã Tiểu Cửu này vốn dĩ là lòng muông dạ thú. Hắn ta ngấm ngầm làm những chuyện như vậy cũng là vì củng cố thế lực của hắn.”
Cao Kính hừ giọng cười: “Chả trách lão An Bối Nhĩ không muốn hắn ta tại vị. Tôi vừa lên hắn đã cùng với Đỗ Nguyệt Sanh đốt thuyền của Hòng Bang, chèn ép tôi sẻ bến tàu ra chia chác dâng lên cho con cáo già Đỗ Nguyệt Sanh, còn có thể buôn lậu thuốc phiện dùng cho bọn chúng.”
“Thiếu gia, chúng ta nên làm sao đây?”
Cao Kính tư lự một hồi rồi ngồi phịch xuống. Cậu ta búng tay mở nắp chiếc hộp xì gà, rút một điếu bên trong ra ngoài đưa lên chỗ đỉnh mũi để ngửi mùi. Hương thuốc lá quen thuộc làm cho cậu có một cơn nôn nao không biết vì đâu. Ngón tay cậu vặn vẹo đến đứt điếu xì gà, rồi lạnh lùng nói: “Đi mời Chu Bá Niên tới đây!”
Tôn Tử Hoa chần chừ: – “Lão cáo già Chu Bá Niên hiện giờ ru rú ở trong nhà, nếu không có lý do chính đáng thì tôi sợ khó lòng dẫn lão tới đây được.”
Cao Kính nhạt giọng: “Vậy trực tiếp bái phỏng nhà lão là xong chứ gì!”
Tôn Tử Hoa ngó sắc mặt Cao Kính một chút, không còn cách nào khác đành đứng dậy bảo vâng. Cao Kính cũng đứng dậy, cầm lấy chiếc áo vest. Khi mở cửa ra, thì thấy Phạm Văn Cổ đang đi về phía cậu và mỉm cười.
“Cậu định ra ngoài ư?”
Cao Kính không hề đáp lại, chỉ đi sượt ngang qua anh. Tôn Tử Hoa đi sát phía sau cậu ra khỏi cửa. Còn lại một mình anh đứng ở lại đó, trơ trọi. Cao Tiến ở cách anh không xa là mấy, khi thấy anh thì nhẹ nhàng mỉm cười.
Chu Bá Niên khi thấy Cao Kính tới không tránh khỏi có hơi hoảng hốt. Lão ta mua bán coi như cũng được nhiều năm, dấu vết để lại trong Hồng Bang cực kỳ ít ỏi. Nhưng mấy năm trở lại đây bị một tên Phạm Văn Cổ mặt mũi lúc nào cũng tươi cười nhưng bên trong ngấm ngầm làm suy yếu lão không ít, bây giờ còn gặp thêm một Cao Kính cung cách tàn độc. Cảnh tượng này khiến Chu Bá Niên dù thế nào đi nữa cũng có chút gì đó khiếp đảm.
Chu Bá Niên thở dài, nói: – “Bọn người Anh với người Pháp chưa lần nào ưa mặt nhau. Bọn Anh chở vào Thượng Hải sáu chục chiếc thuyền chở nha phiến, bọn Pháp cũng kéo sang Thượng Hải chín chục chiếc. Đỗ Nguyệt Sanh cực kỳ rộng đường bên bọn người Pháp, cho nên tất nhiên không trông mong gì chuyện nha phiến của người Anh tranh giành vào được Thượng Hải trước bọn chúng. Cho nên, Thanh Bang đốt trụi thuyền của chúng ta chỉnh bởi vì muốn thiêu rụi nha phiến trênn thuyền của bọn người Anh…”
Cao Kính rút súng về, đỡ Chu Bá Niên dậy, nói: – “Tiểu Kính không có ý định muốn làm á thúc khó xử, cháu biết lỗi rồi!”
Chu Bá Niên than thở rõ to, vỗ vỗ cánh tay Cao Kính, nói: “Trong lòng á thúc thật ra cũng không thoải mái gì cho cam, cháu cũng đừng làm khó quá đáng Tiểu Cửu, Dù sao chúng ta cũng đang ở trong Tô giới, nếu như đắc tội với Anh, Pháp thì sống cũng không yên thân đâu. Hắn ta cũng có chỗ khó xử.”
Cao Kính nhạt giọng: “Chuyện của hắn ta, cháu sẽ lo. Á thúc nghỉ cho khỏe đi!”
Chu Bá Niên thấy Cao Kính đi xa rồi thì ngã vật người ra trên sô pha. Một tên bảo vệ lập tức rót một chung trà cho lão, nói: “Sao Chu gia không nói sớm cho Cao Kính hay rằng nha phiến là do Phạm Cửu đồng ý cho vận chuyển?”
Chu bá Niên uống một hớp trà. Khi tay lão đang nhấc chén trà lên thì mới thấy tay mình đang run rẩy dữ dội. Vì thế, lão vứt chén trà xuống mặt bàn, hừ giọng: “Nếu ngay từ đầu tao nói là do Phạm Cửu, thằng Cao Kính không chừng sẽ còn nghi ngờ tao… Tao thấy nó với lão già đã ngỏm nhà nó tính tình đều y như nhau, chỉ ước ao được chết thay cho Phạm Cửu.”
Lão nghiến răng kèn kẹt, mặt mày đầy vẻ hung ác: – “Bây giờ cứ việc cho nó đi mà đấu với Phạm Cửu. Nó ép Phạm Cửu nổi sùng lên thì tự biết kết cuộc rồi đấy… Muốn đùa giỡn trên Bến Thượng Hải này ư, cháu còn non lắm!”
________________________________________
[1] Thực ra trong nguyên văn là “Vô sự bất đăng tam bảo ***”. Nhưng mình tra một hồi thì thấy có vẻ như “tam bảo điện” mới đúng hơn. Điện tam bảo nói nôm na là nơi chốn tịnh tu trang nghiêm của phật gia, cho nên nếu không có sự tình gì đặc biệt thì không nên đến bái phỏng làm phiền. Ý của Đỗ Nguyệt Sanh là nếu không có chuyện hệ trọng đã chẳng đến tìm Cao Kính và Phạm Cửu