1976
Chương 6 :
Ngày đăng: 06:09 19/04/20
Chúng tôi ngồi vào một cái bàn thấp bé, thím bới cho mỗi người một bát cơm lớn. Cơm của thím nấu có hơi nhão, tôi không quen ăn cơm như này, tôi chỉ thích ăn cơm khô, từng hạt rõ ràng, hơi cứng một chút thì càng tốt. Nhưng tôi không lên tiếng phàn nàn. Ăn cơm nhà người khác thì không được phép lắm lời.
Đồ ăn được bưng lên chỉ có một đĩa củ cải trắng. Trong lòng tôi rất muốn nói “Không còn đồ ăn khác sao?” Lúc ở Liên Vân Cảng mỗi bữa ăn đều có mấy món, có đầy đủ thịt và rau… Hơn nữa từ trước đến nay tôi không thích ăn củ cải trắng. Nhưng bây giờ chỉ có một món này, muốn không ăn cũng không được. Tôi nếm thử một miếng, mặt chát! Sao lại mặn như thế chứ?
Tôi liền nuốt một miệng cơm lớn, nhịn không được nói: “Thím ơi, củ cải trắng mặn quá!”
“Sao?” Trong miệng thím vẫn còn nhai cơm, hàm hồ nói: “Mặn lắm sao?”
“Vâng.” Bà nội nói khi nhai cơm mà nói chuyện là không lễ phép, cho dù từ nhỏ tôi đã được dạy dỗ nghiêm khắc, nhưng nhập gia tùy tục, vẫn là không nên nói gì cả.
Vương Câu Đắc Nhi liếc tôi một cái, hình như cậu ta không cảm thấy mặn chút nào. Thím cũng không trả lời tôi, ngược lại có vẻ không vui. Tôi đột nhiên nhớ tới có lần ăn cơm ở nhà Vương Câu Đắc Nhi, nhà cậu ta cũng ăn mặn như thế. Tôi về nhà mách với mẹ rằng: “Không hiểu sao nhà họ lại làm đồ ăn mặn như vậy!”
Mẹ nói: “Bởi vì nhà họ không giàu có nên phải thêm nhiều muối một chút, vậy thì ít tốn đồ ăn. Như thế sẽ không xảy ra tình trạng cả nhà ăn không đủ.”
Lúc ấy tôi cảm thấy nhà Vương Câu Đắc Nhi thật đáng thương, cũng hiểu được nhà chúng tôi có của cải đầy đủ quả thật không dễ dàng gì. Nhưng mãi cho đến vừa rồi, bao nhiêu thương cảm của tôi đều bay biến hết. Tôi không nói thêm một lời mà vùi đầu ăn. Củ cải trắng rất khó ăn, nhưng không còn cách nào khác, bởi vì đói nên tôi ăn rất nhiều. Ăn cơm xong tôi lập tức uống một bình nước lớn.
Xuất phát từ thói quen, tôi lại đi đánh răng. Nhà vệ sinh trong sân không phải là rất bẩn, nhưng so với cái ở nhà lúc trước đơn sơ hơn nhiều, tôi vẫn chưa thể thích ứng. Không sao cả, từ từ sẽ quen thôi.
Trời dần buông xuống, chú và thím đã làm xong công việc bề bộn trong tay, chú hỏi chúng tôi: “Mộ Đông, Canh Vân, hai đứa có muốn đi xem phim không?”
Chúng tôi lập tức hưng phấn. Khi còn bé, tôi đã từng cùng ông nội và bà nội đến rạp chiếu phim xem một lần, tôi chỉ mơ hồ nhớ ở cửa vào có một ông già bán vé đứng diễu võ dương oai, trong tay cầm rất nhiều tiền xanh xanh đỏ đỏ, ông ta giống như rất có quyền uy, làm cho khi ấy tôi có một ước mơ là lớn lên sẽ làm người bán vé ở rạp chiếu phim. Nhưng lúc đó tôi còn quá nhỏ chưa hiểu chuyện, nên phim là cái gì tôi hoàn toàn không biết, rất nhanh đã nằm trong tay bà nội ngủ mất.
Vương Câu Đắc Nhi thì chưa từng được xem phim, đây là lần đầu tiên cậu xem. Lúc này chúng tôi vô cùng hưng phấn chạy ra cửa.
Cả chú và thím đều ra cửa, mỗi người cầm một cái ghế xếp nhỏ, thím ở phía sau đóng cửa lại. “Đi bên này.” Chú chỉ sang một hướng, chúng tôi liền hoan hô chạy qua, lại nhìn thấy thím đi về hướng ngược lại.
“Thím ơi.” Vương Câu Đắc Nhi kêu một tiếng: “Thím đi đâu vậy?”
“À, thím đi xem hí.” Thím cười nói: “Hai đứa có muốn xem hí không?”
Vương Câu Đắc Nhi nói: “Bọn cháu muốn xem phim.”
Ba người chúng tôi đi xuyên qua con hẻm nhỏ, phút chốc đã thấy một quảng trường lớn hiện lên trước mắt. Trong đó đã tụ tập rất nhiều người, đèn điện bên cạnh phát ra ánh sáng rất chói mắt, dường như chỉ có vòm trời màu đen phía trên là có được một chút ánh sáng nhẹ nhàng.
Phía trước quảng trường có một cái màn hình lớn, trước màn hình đã đầy người ngồi ghế xếp nhỏ. Có một đứa nhóc vui vẻ cưỡi trên vai cha nó, bộ dáng rất oai phong. Phim đã bắt đầu chiếu rồi nhưng người vẫn còn ồn ào như trước, có một bà lão đội khăn trùm la om sòm, dáng vẻ tươi cười của bà và hàm răng vàng rất giống với thím. Không phải tất cả bà cụ trên đời đều giống bà nội.
Hình như phim đang chiếu về một cuộc chiến tranh, nhưng có lẽ không phải là kháng Nhật, tôi nhận ra được giặc Nhật. Tôi nhìn vẻ mặt đang nghiêm túc và chăm chú xem phim của chú, hỏi: “Chú ơi, đây là chiến tranh gì thế?”
“Chiến tranh Triều Tiên.” (Nguyễn văn: Kháng Mỹ viện Triều: người TQ ủng hộ Triều Tiên chống Mỹ vào những năm 1950.)
“Gì cơ?”
“Chiến tranh Triều Tiên!”
“Chiến tranh Triều Tiên là cái gì?” Vương Câu Đắc Nhi hỏi.
“…” Chú xem rất chuyên chú nên không trả lời, chúng tôi chỉ biết đưa mắt nhìn nhau.
“Nữu Nhi đâu?” Vương Câu Đắc Nhi hỏi tôi.
Tôi vẫn nghe dù không hiểu gì, sau đó có mấy người đi xuống, lại có người khác đi lên tiếp tục diễn. Tôi biết rõ kịch đều là giả, diễn viên được luyện tập rất tốt, nhưng điều này không gây trở ngại đến việc tôi thích hí khúc.
Rất nhanh đã gần kết, đột nhiên hoa đán quỳ xuống, đau khổ khẩn cầu: “Đại Vương a, lần này xuất chiến, hy vọng chàng có thể đánh tan vòng vây, đánh bại quân Hán, phục hưng bản đồ nước Sở, cứu vớt bá tánh. Nếu có thiếp đồng hành chẳng phải sẽ ảnh hưởng đến Đại Vương giết địch hay sao? Thôi! Thiếp nguyện dùng bảo kiếm bên eo Đại Vương, tự vẫn trước chàng ”
Lòng tôi giật thót, sợ đến độ đổ mồ hôi.
Võ tướng tranh thủ thời gian lắp bắp nói: “Phi tử, nàng, nàng, không thể hành động nông nổi ahh ”
“Không, Đại Vương!”
“Phi tử chớ nông nỗi!”
Cứ tranh đi đoạt lại như vậy ba bốn lần, hoa đán rút ra bảo kiếm tự tử trên sân khấu! Nàng đưa lưng về phía tôi, tôi không thể nhìn thấy có đổ máu thật hay không. Yết hầu tôi nghẹn cứng, một chữ cũng không thốt lên nổi. Võ tướng lại nói thêm mấy câu gì nữa, nhưng đầu tôi đã ong ong không thể nghe vào. Thím vỗ đầu tôi một cái: “Này, thằng nhóc này, tưởng là thật sao?”
Tôi lại càng hoảng sợ, lập tức có một vài người sắm vai thị nữ bình tĩnh kéo hoa đán xuống, vở diễn kết thúc. Tôi thở dài một hơi, gãi gãi đầu, ấy thế mà vừa rồi lại bị dọa không nhẹ.
“Thím ơi, đây là kịch gì vậy?”
“Bá Vương Biệt Cơ.”
Tôi cố gắng đem cái tên này ghi tạc trong đầu. Diễn viên phía sau lại lên đài, tôi duỗi dài cổ muốn nhìn nàng hoa đán kia – không, bây giờ tôi đã biết – là Ngu Cơ, tôi muốn nhìn diện mạo thật của nàng. Nếu như tôi có một người chị lớn như vậy thì tốt quá, mỗi ngày đều có thể nghe chị ấy hát hí khúc. Tôi lại đắm chìm trong tưởng tượng.
Nhìn vào hậu đài, quả nhiên tôi thấy một bóng người màu hồng xinh đẹp lướt qua, là Ngu Cơ đang đi xuống. Ngay sau đó, tôi lại thấy một thiếu niên hơn mười tuổi đang đứng trong hậu đài, vóc dáng cao ráo, eo lưng thẳng tắp. Trên mặt anh không có trát phấn, nhưng vẫn đang mặc áo dài. Đó có phải là Lý Ngôn Tiếu hay không? Hình như là phải.
Ánh đèn sân khấu màu vàng chiếu lên mặt anh rất rõ ràng, tướng mạo rất đẹp, thanh tú anh tuấn. Anh chỉ yên lặng đứng đó, giống như đang đợi ai. Nhưng thứ hấp dẫn tôi nhất chính là ánh mắt cực kỳ lãnh đạm. Cái loại ánh mắt này không chỉ toát lên vẻ lạnh lùng, mà thậm chí còn nghiêm túc đến mức làm người sợ hãi.
Sao thế? Anh ấy đang nhìn cái gì?
Tôi cũng đưa mắt sang hướng nhìn của anh, nhưng bị sân khấu che khuất không thấy được gì. Chỉ chốc lát sau tôi thấy Ngu Cơ đi đến trước mặt Lý Ngôn Tiếu, áo choàng rộng thùng thình của nàng chắn trước người anh. Bọn họ biết nhau sao? Lòng tôi nổi lên nghi vấn, nhưng ngay lập tức lại thấy mình rất đần, họ cùng chung một đoàn kịch sao có thể không biết nhau?
Nàng Ngu Cơ còn chưa tẩy trang, tôi không biết tuổi của nàng là bao nhiêu. Ngộ nhỡ nàng là nam thì sao? Tôi biết một người tên là Mai Lan Phương, trên sân khấu thì dịu dàng như con gái, nhưng dưới lớp trang điểm lại là một người đàn ông. Việc này làm tôi không thể dễ dàng tiếp nhận.
Cứ suy nghĩ miên man như thế, lại một dàn diễn viên đi lên, đám người này không khác những người diễn “Long Giang tụng” lúc nãy là mấy. Nhưng họ không mặc đồ đồ diễn và trang điểm, trông chẳng xinh đẹp chút nào. Thím nói với tôi: “Về thôi, áp trục đã xong rồi.” (Áp trục: Màn chót của vở tuồng, vở kịch – Từ điển Nguyễn Quốc Hùng)
Vậy đây là vở kịch cuối cùng à? Tôi nói: “Vậy là chúng ta xem áp trục xong rồi về.”
“Đứa ngốc này.” Thím vỗ đầu tôi một cái, “Áp trục là cái lúc nãy, là Bá Vương Biệt Cơ.”
Quả nhiên những người ngồi xung quanh đều lục tục đi về, tôi lưu luyến nhìn thoáng qua sân khấu rồi đi theo thím. Nhìn từ xa, sân khấu kịch rất đẹp, bị màn đêm dịu dàng ôm lấy, ánh sáng ngũ sắc nhu hòa giống như tiên đài vậy. Tôi cố ý nhìn vào hậu đài chỉ còn một mảng yên tĩnh, cũng không thấy Lý Ngôn Tiếu và Ngu Cơ đâu nữa.
Đới Tung (戴宗), còn gọi là Đái Tôn hay Đái Tông, biệt hiệu Thần Hành Thái Bảo (神行太保) – là một nhân vật trong truyện Thủy Hử. Trong truyện, ông có phép thần hành, đeo một chiếc giáp mã vào chân có thể đi 200 dặm một ngày, đeo 2 chiếc giáp mã có thể đi 400 dặm, 1 ngày đeo 4 chiếc giáp mã có thể đi 800 dặm.
Mai Lan Phương (22/10/1894 – 8/8/1961) là nhà nghệ thuật và là nhân vật tiêu biểu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển kinh kịch, được coi là một trong những bậc thầy xuất sắc trong lịch sử nghệ thuật thế giới. Điều đáng nói, Mai Lan Phương là nghệ sĩ nam chuyên đóng vai nữ trong kinh kịch.
Mai Lan Phương (Đẹp zai nhể:))) có mấy hình về già nhưng là Mị cố tình tìm hình thời trẻ đấy)
Chương sau →