Anh Hùng Bắc Cương
Chương 35 : Gánh Vàng Đi Đổ Sông Ngô, -đêm Đêm Tơ Tưởng Đi Mò Sông Thương -(Ca Dao)
Ngày đăng: 12:12 18/04/20
Gánh vàng đi đổ sông Ngô, -Đêm đêm tơ tưởng đi mò sông Thương -( Ca dao) ------ -
Mỹ-Linh nghe năm cậu em thuật lại những gì xẩy ra tại Bắc-biên, Tản-lĩnh cùng trên đường đi sứ của Khai-Quốc vương, nàng cũng thuật bước đường gian nan của nàng với Thiệu-Thái, Thiếu-Mai, Lệ-Thanh suốt mấy tháng qua. Nghĩ lại, thực như một giấc mơ. Nàng cốc tay lên đầu Lê Văn:
- Cậu em này gớm thực. Tôn Đản, Tự-Mai phá chị chưa đủ, sao mà cậu cũng tiếp tay nữa. Ta phải mách chị Thiếu-Mai, đánh cậu què chân cho bõ ghét.
Lê Văn phân trần:
- Chị đòi phạt em như vậy là vô lý. Bất công!
- Bất công ở chỗ nào?
- Khi khởi hành ra đi, anh cả trao cho Đản chỉ huy. Tự-Mai bầy kế. Chị muốn phạt, phải phạt anh chàng quân sư thầy chùa mũi trâu Tự-Mai. Chứ em là Thiên-Lôi, chỉ đâu đánh đó, em tội tình gì?
Mỹ-Linh đưa mắt nhìn Tự-Mai:
- Một năm, chị không nói truyện với cậu nữa!
Tự-Mai cười khúc khích:
- Trước khi khởi hành, anh cả truyền lệnh bọn em tha hồ phá phách. Song cấm phá phách dân chúng. Chị có phải dân đâu? Chị là công chúa mà? Ông ỉn còn bảnh hơn, ông ỉn làm tới giáo chủ chứ thường đâu. Em phá như vậy còn là ít đó. Em phá luôn cả anh cả với chị Thanh-Mai nữa, mà ông bà ấy có nói gì đâu?
Nó chưa nói hết ý, thì Bảo-Hòa ra gọi nó vào gặp Khai-Quốc vương. Không dám chần chờ, nó đi liền.
Mỹ-Linh nghĩ đến việc Tự-Mai với Thuận-Tường. Nàng hỏi Tôn Đản:
- Em đã đoán thân thế Thuận-Tường ra sao chưa? Có lẽ ít ra nàng là con một đại quan. Chứ không, sao toàn phái Hoa-sơn, từ sư phụ cho tới sư thúc đều nể nang, kính trọng, coi như thuộc vai lớn hơn.
Thuận-Tông cũng nói:
- Em thấy lời nói của nàng đầy vẻ trịch thượng. Dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng phải chú ý bằng này điều: Nàng theo học với Bắc-Sơn lão nhân, võ công không tầm thường. Thế mà khi động thủ đánh Tự-Mai lại làm bộ như không biết võ. Mục đích làm gì? Nàng với Triệu Tiết rõ ràng có tình ý. Sau khi Tự-Mai ôm nàng, cứu thoát độc chưởng, hai cơ thể đụng chạm nhau. Nàng đổi sang có tình ý với Tự-Mai. Khi Tự-Mai tiễn nàng tới biên giới, toàn thể phái Hoa-sơn cố ý lờ đi, để nàng lùi lại sau tặng kiếm cho anh ấy.
Thiệu-Thái đặt nghi vấn:
- Truyện này cậu hai biết chưa?
Thuận-Tông gật đầu:
- Chắc là biết. Vì với con mắt cú vọ, có gì qua mắt được anh Thiệu-Cực đâu? Lại nữa trong tiệc tiễn đưa phái Hoa-sơn, mạ mạ chỉ liếc mắt một cái là biết ngay. Mạ mạ biết, anh Thiệu-Cực biết, chắc chắn hai người phải nói với anh cả.
Thiệu-Thái chau mày lại, lắc đầu:
- Cậu hai biết, sao cậu không nói gì?
Mỹ-Linh thấy người yêu thật thà quá, nàng dơ tay đập sẽ lên vai:
- Anh chưa biết tính chú hai. Đối với những gì liên quan đến tình cảm lứa đôi, chú thường có hai thái độ. Khi sự việc có thể đưa đến tai hại. Chú can thiệp ngay. Như vụ Vương-mẫu, phu nhân Tự-An, Hồng-Sơn muốn tự tử, chú cản liền. Còn những vụ vô hại, hoặc đi đến kết quả tốt, chú giữ thái độ im lặng. Như vụ em với anh. Vụ Thiệu-Cực, Thanh-Trúc. Vụ Kim-Thành, Trường-Minh với Thuận-Tông, Thiện-Lãm.
Nàng kết luận:
- Có điều chúng ta không rõ chân tướng Thuận-Tường ra sao mà thôi. Chẳng lẽ cuộc chia tay hôm ấy trở thành vĩnh-quyết, hoá ra duyên phận Tự-Mai hẩm hiu như vậy sao?
Tôn Đản tỏ ra rất quan tâm tới vụ này:
- Từ hôm đó tới giờ, lúc nào Tự-Mai cũng như người mất hồn. Nó bàn với em, thế nào nó cũng tìm đến núi Hoa-sơn gặp nàng. Em an ủi nó rằng kỳ này chúng ta tới Biện-kinh giữa lúc tuyển võ. Ắt hẳn đệ tử Hoa-sơn kéo về ứng thí. Đương nhiên Bắc-sơn lão nhân sẽ hạ sơn trợ giúp đệ tử mình. Thuận-Tường vốn thích ồn ào thế nào cô ta cũng xin đi theo. Hoặc giả cô ta không tới, ta nhờ chị Thanh-Mai hỏi thăm Đông-Sơn lão nhân, Dư Tĩnh, Địch Thanh. Họ đều người phái Hoa-sơn cả, chắc sẽ biết lý lịch cô nàng. Từ đấy nó mới bớt nẫu.
- Em cho chị xem thanh kiếm của Thuận-Tường chút nào.
Mỹ-Linh nói với Lê Văn.
Vì khi Tự-Mai vào gặp Khai-Quốc vương, nó trao kiếm cho Tôn Đản. Tôn Đản trao cho Lê Văn.
Mỹ-Linh đỡ lấy thanh kiếm. Kiếm để trong túi bằng nhung mầu đỏ sẫm, có hai nút thắt. Trên túi thêu hình một thiếu nữ đang đứng ngắm núi Hoa-sơn, với hoa, lá, cỏ cây rất sống động. Thiếu nữ đó là Thuận-Tường. Dưới thêu bốn câu thơ của Tào Thực thời Kiến-an, mô tả mỹ nhân.
Mỹ-Linh mở túi, lộ ra bao kiếm bằng bạc sáng chói. Trên khắc chi chít những hình người. Nàng nhận ra đó là các chiêu thức Hoa-sơn kiếm pháp, mà nàng đã thấy Đông-Sơn lão nhân xử dụng.
Tò mò, Mỹ-Linh rút thanh kiếm ra. Anh hàn quang tỏa lạnh toát. Kiếm bằng thép dường như rất cổ. Chuôi bằng vàng, chạm tới bẩy mươi hai hạt kim cương, mười tám viên hồng ngọc. Hạt nào cũng lớn, cạnh đó, hai chữ Thuận-Tường theo lối triện cực hoa mỹ.
Mỹ-Linh nghĩ thầm:
Dư Tĩnh, Địch Thanh, Triệu Anh tình nguyện đi. Ba người, mỗi người cầm cây đuốc vào hang. Địch Thanh đi đầu, thứ đến Triệu Anh, Dư Tĩnh đi sau cùng. Ba người vào sâu chừng hai trượng, có bậc đá đi xuống. Trong hang mùi nước, mùi vách núi xông ra lạnh toát.
Xung quanh cửa hang có hàng nghìn người, mà không một tiếng động. Ánh đuốc chập chờn sáng như ban ngày. Mây đen đã kéo đi, trăng lại tỏ rạng.
Có tiếng Địch Thanh vọng ra:
- Khải tấu vương gia xuống đến năm bậc thì hết. Trước mặt thần là vách đá bằng phẳng, có khắc chữ.
Triệu Nguyên-Nghiễm hỏi:
- Chữ gì, người đọc ta nghe xem nào?
- Có hai bản văn. Một bằng chữ Hán, một bằng chữ Khoa-đẩu. Thần xin đọc chữ Hán:
Tam, lục tung hoành,
Hoàng long ngộ mã,
Tần, Hán dĩ di,
Tử địa đại họa(2)
Ghi chú
(2)Năm mà công chúa Yên-Lãng cùng công chúa Nghi-Hoà Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa tuân chỉ vua Trưng lên hồ Động-đình chở kho tàng về thuộc niên hiệu vua Trưng thứ ba (41 sau Tây-lịch).
Triệu Thành gọi Quách Quỳ:
- Quỳ. Trong hang còn bản văn bằng chữ Khoa-đẩu, người vào đọc xem có được không?
Quách Quỳ lách người vào trong, nó đọc lớn:
Vàng bạc không còn,
Ngọc cũng biến mất,
Kẻ tham hẳn chết,
Chậm chân, bị chôn.
Dư Tĩnh, Địch Thanh, Quách Qùy đã ra khỏi hang. Nguyên-Nghiễm hỏi Khai-Quốc vương:
- Nhị đệ, ý nhị đệ thế nào?
Khai-Quốc vương lắc đầu, đưa mắt hỏi ý kiến Vương-phi, cùng Thiếu-Mai.
Thanh-Mai nói:
- Khó quá. Muội thử giải, nếu có sai, xin đại ca đừng cười.
Phạm Trọng-Yêm cũng đang ngẩn người ra suy nghĩ. Thấy Khai-Quốc vương phi nói, y chăm chú nghe.
- Tam là ba. Lục là sáu. Tam lục tung hoành là mười tám. Hồi đó có gì ứng với mười tám? Năm mà công chúa Yên-Lãng tải kho tàng đi là niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười tám đời vua Quang-Vũ nhà đông Hán.
Phạm Trọng-Yêm, Vương Duy-Chính, Dư Tĩnh đều gật đầu tán thành.
- Hoàng-Long ngộ Ngọ. Hoàng thuộc mầu vàng, thuộc Mậu, hay Kỷ. Long là rồng hay Thìn. Hoàng-Long tức ngày Mậu-Thìn. Ngộ Ngọ, tức tháng Ngọ là tháng năm.
Phạm Trọng-Yêm ồ lên một tiếng:
- Tần, Hán dĩ di có nghĩa kho tàng Tần, Hán đã đưa khỏi đây. Tử địa đại hoạ có nghĩa chỗ này muôn nghìn năm sau thành đất chết cho mọi người.
Tuy nghe Khai-Quốc vương phi, Phạm Trọng-Yêm giải, nhưng Bình-Nam vương vẫn không tin.
Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ nói với chú:
- Phần thím giảng đúng. Còn phần Phạm giảng trật hết. Hai câu sau nói: Kẻ nào đến đây ắt chết.