Anh Hùng Bắc Cương
Chương 34 : Bạch-đằng Giang Quyền
Ngày đăng: 12:12 18/04/20
Bạch-đằng giang quyền ------ -
Phương Hổ xuất chiêu tấn công Tự-Mai. Nó nhảy lui liền ba bước. Phương Hổ bước ngang qua chỗ Tôn Đản. Tôn Đản thấy em bị tấn công, nó dơ tay tát Hổ một cái. Phương Hổ thấy cái tát thô kệch, tầm thường, nếu có trúng y, cũng như phủi bụi. Y không thèm đỡ, tiếp tục phát chưởng đánh Tự-Mai. Không ngờ bàn tay Tôn Đản tới vai Phương-Hổ biến thành chỉ, điểm vào huyệt Kiên-ngung y đến bộp một cái. Tay phải y bị tê liệt, kình lực biến mất. Y chưa kịp phản ứng, Tôn Đản chĩa ngón tay phóng vào mông y một chỉ, đúng huyệt Hoàn-khiêu. Chân y bị tê liệt. Y ngã lăn xuống đất.
Tôn Đản cười lớn:
- Hai trận. Các vị bị bại cả hai. Vậy các vị nghĩ sao đây?
Tuy chân tay không cử động được, nhưng Phương Hổ vẫn cãi:
- Như vậy không kể. Các vị đánh trộm chứ có phải bản lĩnh chân thực đâu?
Tôn Đản cười hề hề:
- Phương bang chủ. Phải thế nào bang chủ mới phục?
- Nếu như bên người, có ai dùng võ công trực đấu với bên ta mà thắng, chúng ta xin hoàn toàn quy phục.
Khai-Quốc vương ung dung gật đầu:
- Đản! Em giải khai huyêt đạo cho Phương bang chủ.
Tôn Đản chạy đến xoa vào huyệt Hoàn-khiêu, Kiên-ngung của Phương Hổ. Khi chân tay cử động được như thường, y vọt mình dậy định tấn công Tôn Đản. Song y nghĩ:
- Dù gì mình cũng đường đường thống lĩnh một đại bang. Cho có bị người ta đánh bại bằng cách nào, cũng phải tự xử, chứ có đâu lại cãi chầy cãi cối?
Y vẫy tay cho Phương Báo:
- Ta đã bại dưới tay Tôn công tử. Nhị đệ lĩnh giáo cao chiêu của vương gia đi.
Y nói với Khai-Quốc vương:
- Thể lệ võ lâm Trung-nguyên định rằng, trước khi muốn người quy phục, chính bản thân mình phải dùng võ công thắng người. Nếu Vương-gia muốn bọn tại hạ theo về. Xin Vương-gia dạy cho nhị đệ mấy chiêu.
Khai-Quốc vương ngửa tay phải tỏ ý mời chào:
- Xin mời nhị bang chủ.
Phương Báo nghĩ thầm:
- Từ trước đến giờ ta chưa từng nghe võ lâm nói đến võ công của tên Lý Long-Bồ này. Dường như y không biết võ thì phải. Y sắp đấu võ với ta, một chết hai sống, mà thản nhiên thế kia, có khác gì hai tay bưng tính mệnh giao cho ta không?
Y chắp tay hành lễ, rồi phát chưởng. Chưởng của y cực kỳ trầm trọng. Khai-Quốc vương nhận ra chưởng lực y có phần hơn Lê Ba, nhưng kém Hồng-sơn đại phu với Tự-An đôi chút.
Vương từ từ cung hai tay như ôm một vật gì tròn trước ngực, rồi một tay vòng lên cao. Một tay vòng xuống đưới. Chưởng của Phương Báo bị bao vây vào trong, kình lực mất hút. Y kinh hãi nhảy lên cao. Ở trên cao y đánh xuống một chưởng. Hai tay Khai-Quốc vương vẫn như ôm vòng tròn, nhẹ nhàng chuyển sang bên cạnh, rồi đẩy lên. Chưởng của Phương-Báo lại biến mất.
Tự-Mai reo lên:
- Đại ca! Vô trung sinh hữu tuyệt quá.
Khán giả cả hai bên đều thấy chưởng lực của Phương Báo cực kỳ tinh vi, công lực mạnh như núi lở băng tan. Trong khi đó, Khai-Quốc vương cứ ung dung nhàn nhã như múa vũ khúc nghê thường. Thế mà kình lực y biến mất. Khi nghe Tự-Mai la dùng cái trống bên trong, lực sinh ra họ mới hiểu lý thuyết. Nhưng làm thế nào đi tới vô trung sinh hữu, không ai biết phải vận công phát lực sao cho đạt tới nguyên lý đó?
Phương Báo đánh liền ba chưởng. Kình phong làm mọi người muốn ngộp thở. Khai-Quốc vương hỏi Tự-Mai:
- Tự-Mai! Xử dụng lý thuyết gì bây giờ?
- Tá lực đả lực!
Khai-Quốc vương lùi lại. Hai tay vẫn như ôm vòng thái cực. Vương đợi cho chưởng Phương Báo lướt qua, rồi đẩy theo. Thân thủ như người đẩy thuyền, nhẹ nhàng, ung dung.
Phương Báo bị kình lực mình với kình lực của vương hợp lại, làm người y quay như chong chóng. Phải cố gắng lắm, y mới đứng lại được.
Y điên tiết lên đánh liền bẩy tám chiêu. Khai-Quốc vương vòng tay, bước từ vị trí cung khôn sang cung Chấn. Rồi từ cung Chấn, bước sang cung Ly trong khi tay chuyển xuống dưới. Phương Báo mất hết kình lực, người như chơi vơi trên sóng.
Tự-Mai lên tiếng hoan hô:
- Hay thực! Đại ca, nguyên lý ba chiêu đầu, em hiểu rõ. Còn nguyên lý mấy chiêu sau ra sao?
Khai-Quốc vương tay vẫn như ôm trái cầu, ném vào Phương Báo. Vương giảng:
- Dụng ý bất dụng lực. Ý tập, lực tự sinh. Thái-cực bản vô cực. Bây giờ hiền đệ coi anh xử dụng lý thuyết Thần thông ư bối rồi chuyển sang lưu hành ư khí.
Miệng nói, Vương uốn cong lưng, bật lên cao, sau đó phát chiêu. Binh một tiếng, Phương Báo bật tung lên cao, rơi xuống cách đó hai trượng. Y có cảm tưởng như Vương nhắc y lên, rồi để xuống nhẹ nhàng. Y tự hỏi:
- Chiêu số gì mà kỳ lạ thế này? Dường như thứ võ công y xử dụng chỉ ảo diệu vô lực, hay y cố ý khoan dung không hại ta? Ta cần thử lại mấy chiêu nữa xem sao?
Nghĩ rồi, y phát liền ba chưởng. Chưởng phong có mùi tanh hôi khủng khiếp. Khai-Quốc vương cười thầm:
- Mi dùng Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng với người khác khả dĩ còn có đôi chút kết quả, chứ dùng với ta e vô dụng.
Vương đợi cho chưởng phong bao trùm người, rồi mới lùi ba bước. Một tay chỉ lên trời, một tay tạt ngang, giống như ôm trái cầu, rồi người quay tròn. Một kình phong kinh khủng rít lên giống trâu gầm. Chưởng lực của Phương Báo như chạm phải vách núi. Người y bật tung trở lại, hai mắt toé lửa. Y phải lộn liền một lúc năm vòng mới đứng vững. Toàn thân như muôn nghìn mũi kim đâm phải.
Chỉ thấy thấp thoáng một cái, Khai-Quốc vương đã tiến tới, vỗ lên vai y, chỗ huyệt Kiên-ngung. Toàn thân khí lực bị mất. Y lảo đảo ngã ngồi xuống. Vương ôn tồn như mẹ nói với con:
- Phương huynh bị Chu-sa độc chưởng dội trở lại. Tuy tôi nhẹ tay, nhưng Phương huynh cũng cần ngồi yên. Tĩnh tâm một chút.
Phương Hổ bước tới bắt mạch cho em. Nhưng khi tay y vừa chạm vào tay Báo, người y bị bật tung lại phía sau. Y hít một hơi dài, mới dừng lại được. Y hỏi Khai-Quốc vương:
- Vương gia, võ công vương gia vừa dùng là võ công gì vậy? Dường như... Dường như trên giang hồ chưa từng ai nói tới bao giờ.
Vương không trả lời, đưa mắt cho Tự-Mai.
Tự-Mai cầm viên sỏi búng đến véo một tiếng. Viên sỏi trúng huyệt Hiệp-cốc bàn tay Phương Báo. Y đang ngồi như pho tượng, chân tay cử động được. Y vọt mình tiến lên phóng chưởng tấn công Khai-Quốc vương. Khai-Quốc vương thuận tay đẩy ra chiêu Đông-hải lưu phong trong Đông-a chưởng pháp. Pho chưởng này, Trần Kiệt dạy vương hôm ông tới Thăng-long dự lễ tấn phong Thanh-Mai làm vương phi Khai-Quốc vương.
Nguyên Trần Kiệt là chú, là sư phụ trực tiếp dạy Thanh-Mai. Ông thương yêu nàng vô hạn. Cho nên ông xin phép chưởng môn Tự-An dạy Khai-Quốc vương, coi như món quà cưới.
Chưởng phong rít lên chạm vào chưởng Phương Báo. Phương Báo cảm thấy trời long đất lở, tai phát ra tiếng vo vo không ngừng. Y bật lui ba bước, miệng oẹ một tiếng, y khạc ra ba búng máu.
Biết công lực mình thua đối phương xa, nhưng y vẫn tiếp tục phát chưởng tấn công.
Đấu được trên năm mươi hiệp, Phương Báo điên tiết lên. Y nhảy vào, tay trái dùng hổ trảo, tay phải dùng ưng trảo vồ Khai-Quốc vương. Chân vương từ phương Càn bước sang phương Khảm, tay trái nắm tay phải của y giật mạnh. Người y lảo đảo như say rượu, quay liền mười vòng, rồi ngã ngồi xuống.
Khai-Quốc vương chờ cho y đứng dậy, mới hỏi:
- Phương nhị hùng. Thế nào?
Nhưng Phương Báo ngồi xuống đất, mắt nhắm nghiền, tỏ vẻ cực kỳ mệt mỏi.
Phương Hổ thở dài:
- Võ công Đại-Việt thực kỳ ảo. Những chiêu thức vương gia xử dụng dường như có thiền công, lại đặt đơ sở trên dịch lý. Thứ võ công này, tiểu nhân chưa từng thấy qua. Mong Vương-gia ban cho vài lời.
Câu hỏi của Phương Hổ cũng là câu hỏi của tất cả mọi người. Khai-Quốc vương đáp:
- Quyền pháp mà tôi dùng mang tên Thái-cực quyền, Bạch-đằng giang thập ngũ thức.
Chu Y kinh ngạc:
- Võ công Đại-Việt tiểu nhân đã nghe biết hầu hết. Đặt trên căn bản khắc chế võ công Trung-nguyên, gồm võ công Long-biên, Cửu-chân. Nay thành Mê-linh. Võ công ảo điệu, dũng mãnh thì của Tản-viên với Phục-ngưu thần chưởng. Võ công cương nhu hợp nhất, phải kể Sài-sơn, nổi tiếng với Thiên-vương chưởng. Võ công đặt cơ sở trên thiền, gồm Đông-a, Tiêu-sơn. Chiêu thức mà Vương-gia vừa xử dụng đều không phải của các phái trên.
- Đúng như Chu tam hùng nói. Pho võ công vừa rồi do chính tôi cùng Tự-Mai, Tôn Đản hợp nhau mới chế ra, còn rất đơn sơ. Mong Chu tam hùng chỉ cho những chỗ khuyết điểm.
Chu Y nghe vương nói, kinh hãi trong lòng. Y hỏi:
- Vừa rồi vương gia đấu với nhị huynh. Tiểu nhân đứng ngoài, nhìn không rõ. Mong vương gia diễn cho anh em tiểu nhân coi một lần cho biết.
Khai-Quốc vương khoan thai đứng dậy, hai tay như ôm vòng thái cực từ đưa ra. Mỗi thức, mỗi tư thức, mỗi biến chiêu... chân tay, thân mình, mắt đều hiệp đồng. Người không biết võ, hoặc người võ công non kém, cho rằng Vương múa một vũ điệu chứ không phải biểu diễn võ công.
Vương giảng:
- Thái cực quyền đặt trên nguyên lý dụng ý bất dụng lực. Cho nên mỗi chiêu không nhất thiết phải thế này, thế nọ, mà chỉ mang ý niệm.
Vương diễn hết bẩy mươi hai chiêu, rồi ngừng lại, ngồi xuống phiến đá gần đó. Vương khoan thai kể:
- Tôi xuất thân từ phái Tiêu-sơn. Nội công Tiêu-sơn đặt cơ sở trên thiền công nhà Phật.
Chu Y gật đầu:
- Bên Trung-nguyên, phái Thiếu-lâm cũng lấy thiền công làm nội công căn bản. Đâu có gì lạ?
- Khác nhau nhiều. Thiền công Thiếu-lâm đặt phát xuất từ kinh Kim-cương. Cho nên đệ tử Thiếu-lâm bị người ta tấn công. Họ chỉ hoá giải. Còn thiền công Tiêu-sơn rút từ yếu chỉ chính trong kinh Lăng-già, Tượng-đầu tinh xá. Khi đệ tử Tiêu-sơn bị người ta tấn công, thì phát chiêu trả đòn. Một phần hoá giải công lực đối thủ, một phần phản công.
Vương quay lại nhìn Tôn Đản, Tự-Mai rồi cười:
- Sau tôi cùng hai vị hiền đệ có cơ duyên học được thần công của công chúa Yên-lãng.
Phương Hổ kinh hãi hỏi:
- Tiểu nhân nghe công chúa Yên-lãng đã phối hợp thần công Tản-viên với Thiền-công vô ngã tướng thành thứ nội công mới, thần diệu vô song. Nhưng đã thất truyền. Nào ngờ vương gia lại học được.
- Đúng vậy. Loại thần công này rất đặc biệt. Ai đánh ta, ta đỡ, vừa phản công đối thủ, vừa hút lấy nội lực họ, làm nội lực mình. Chúng tôi lại luyện nội công Cửu-chân, khắc chế võ công Trung-nguyên. Trong khi đó tôi được Nùng-Sơn tử dạy cho về Dịch-lý. Tôi nghiên cứu, hợp tất cả bằng ấy thứ lại, cùng hai sư đệ Mai, Đản bàn luận, rồi chế ra pho Bạch-đằng giang thập ngũ thức.
Vũ Canh lắc đầu:
-- Vừa rồi Vương-gia đấu với nhị ca của tôi đã dùng tới trên trăm thức, thế mà Vương-gia bảo có mười lăm thức ư?
Khai-Quốc vương cười:
- Mười lăm thức, với mười lăm chiêu khác nhau xa. Mười lăm thức là gì? Nó gồm Nhân ngã tứ tướng, Ngũ-uẩn giai không, Lục-tặc đồng biến trong kinh Phật.
Phương Hổ lắc đầu:
- Xin Vương-gia giải rõ hơn.
- Tiểu nhân bị đau cổ suốt tháng nay, không thầy lang nào trị được. Thế mà một ngư nhân bảo tiểu nhân thè lưỡi cho coi, chẩn mạch, rồi ban hộp thuốc này. Lạ thay chỉ uống một ngày bệnh đã hết.
- Thế họ có đòi tiền không?
- Không những không đòi tiền, mà còn cho tiểu nhân cái này nữa.
Nàng trình ra một đồng tiền vàng, trên khắc hình con chim âu với con rồng đó là biểu hiệu của trưởng lão Lạc-long giáo. Thanh-Mai giật mình nghĩ thầm:
- Chắc hai người này do Thiệu-Thái sai đi tìm mình đây.
Vương biết Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đã đến đây từ trước, hàng ngày sai chim ưng thông tin cho vương biết mọi diễn biến xẩy ra. Bây giờ hai người sai Thụy-Hương cầm ống sáo trong bọc đưa ra cho Thanh-Mai, chắc có điều gì trọng yếu.
Hương nói:
- Phu nhân! Duyên may gặp tri âm, xin dâng phu nhân ống tiêu này làm lưu niệm.
Thanh-Mai vội tiếp ống tiêu:
- Đa tạ cô nương.
Linh-Bảo, Thụy-Hương chắp tay vái, xuống lầu.
Khai-Quốc vương cùng Vương-phi trả tiền, rồi xuống lầu, dạo chơi khắp trấn. Đi đến đâu vương cũng nghe đồn về hành trạng của năm ngư nhân, rồi năm thiếu niên Việt, rồi năm bà già, năm ông già. Dân chúng cho rằng những dị nhân đó không ở trong trấn. Có lẽ họ thuộc một bang, một phái nào từ Đại-Việt sang cũng nên.
Thanh-Mai nói nhỏ vào tai chồng:
- Anh coi! Bọn chúng giả trang hay quá, đến nỗi người ta tưởng có bốn bọn khác nhau.
Tới khu vực gần dinh quan tổng trấn, một đám đông người đang vây thành vòng tròn. Phải khó nhọc lắm, hai người mới chen được chân, nhìn vào. Liếc qua, bất giác Thanh-Mai suýt bật thành tiếng cười.
Bên trong, có bốn thầy lang, cùng cô gái trang phục theo lối Quảng. Cô gái chính là Hà- Thiện-Lãm. Tự-Mai đang diễn thuyết:
- Anh em chúng tôi, bốn người làm nghề bán thuốc rong từ Đại-Việt sang đây. Chúng tôi nguyện chữa trị cho dân chúng, không đòi tiền. Tuy nhiên các vị cho tiền do tự nguyện, xin bỏ vào chiếc rá này.
Dân chúng ào ào hỏi:
- Chữa được những bệnh gì?
- Một là chúng tôi không chữa cho người chết sống dậy được. Hai là không chữa được bệnh hủi. Ba là không chữa được bệnh lao. Bốn là không chữa cho người bị cổ chứng. Năm là không chữa được bệnh lại (ung thư ngày nay).
Giữa lúc đó, có tiếng kêu la, rồi người ta rẽ đám đông đi vào. Một trung niên nam tử bồng đứa trẻ nói: - Các thầy lang ơi. Xin cứu con tôi với.
Lê Văn hỏi:
- Bệnh tình cháu ra sao?
- Con ở nhà tôi cho cháu uống thuốc, đã cho cháu uống lầm thuốc nhuộm. Hiện cháu đau bụng khốn khổ từ nãy đến giờ.
Lê Văn chẩn mạch sơ qua rồi nói:
- Không hề gì.
Nó mở hộp lấy kim, vạch áo đứa trẻ, châm vào huyệt Kiên-tĩnh, rồi dồn chân khí vào. Phút chốc, đứa trẻ buồn mửa. Mửa thốc mửa tháo ra.
Đợi đứa trẻ mửa xong, Lê Văn vẫy tay, Tự-Mai trao cho nó bát nước:
- Uống nước đi cháu.
Đứa trẻ uống hết bát nước. Lê Văn lại xoay kim. Đứa trẻ tiếp tục mửa. Cứ như vậy bốn lần, Lê Văn cầm kim châm vào huyệt Nội-quan, Công-tôn, Túc-tam-lý, Thái-khê, Thái-xung đứa nhỏ. Tay nó vỗ lưng thằng bé:
- Cháu khỏi đau bụng rồi! Độc đã mửa ra hết.
Nó nói với người cha:
- Ông về lấy một cân đậu xanh, cả vỏ, dã nhỏ, chắt lấy nước sống cho cháu uống. Chiều cháu tiêu chảy, nhưng đừng sợ. Độc chất tôi đã dùng châm cứu trục ra hết, phần còn lại, đậu xanh sẽ hoá giải đi.
Ông bố đứa trẻ chắp tay lạy dài rồi bế con về.
Đám đông có nhiều người đến xin trị bệnh. Lê Văn chữa. Tự-Mai, Tôn Đản, Thuận-Tông phụ giúp. Cô Thiện-Lãm phát thuốc. Tiền trong rá đã đầy ắp.
Bỗng có tiếng hò hét, rồi đám đông rẽ ra. Một đội trưởng dẫn năm người lính đeo đoản đao đi vào. Người đội trưởng hất hàm hỏi:
- Trong năm người, ai cầm đầu?
Tôn Đản bước ra:
- Thưa, tôi.
- Các người là người Việt sang đây phải không?
- Vâng.
- Thẻ bài nhập cảnh đâu?
Tự-Mai hỏi ngược lại:
- Trong trấn này có đến mấy vạn người Việt, đâu cần thẻ bài nhập cảnh!
Đội trưởng lắc đầu:
- Không có thẻ bài nhập cảnh chắc làm gian tế. Mau về gặp quan trấn thủ.
Tự-Mai dốc cái rá tiền vào túi, nháy các bạn rồi hô lớn:
- Hò dô ta! Nào cùng đi!
Năm đứa vung tay, phát chưởng tấn công vào năm người lính. Năm người lính tuyệt không ngờ mấy thầy lang dám đánh quan binh, nên không đề phòng. Họ trầm người xuống tránh. Thì nhanh như chớp bọn Tôn Đản đã biến vào đám đông mất dạng.
Khai-Quốc vương với Thanh-Mai dạo chơi một vòng trấn, rồi về thuyền. Vừa tới thuyền, Phi Lịch báo:
- Khải tấu vương gia, có năm kỳ lão xin yết kiến vương gia, dâng thổ sản. Thần đã mời họ vào khoang chính, chờ Vương-gia nhưng họ từ chối xin về, sẽ tới hầu Vương-gia sau.
- Họ tặng gì vậy?
- Hoa quả, gà nướng, cá nướng, lợn quay, chim hầm.
Khai-Quốc vương vào khoang. Trên bàn có con lợn sữa quay vàng ngậy. Mũi cắm một đóa hoa hồng. Một mâm khác, trong để năm con gà nướng, trang trí theo tư thức đứng. Bốn con mái, chầu vào con trống ở giữa. Một mâm nữa, có năm bát bằng bạc, mỗi bát đựng một con bồ câu hầm thuốc với ngũ đậu. Một mâm khác, đựng cặp cá chép rán vàng, mà miệng vẫn thở hào hển. Hai mâm đựng đủ thứ quả, điểm thêm hoa cao nghệu thực đẹp.
Thanh-Mai hỏi:
- Họ có xưng tên không?
- Không. Họ nói họ sẽ trở lại.
Khai-Quốc vương biết ngay đây là trò hý lộng quỷ thần của năm cậu em. Vương nói với Thanh-Mai:
- Anh cho phép chúng phá, không ngờ hết chỗ phá, chúng phá cả mình.
Thanh-Mai cười:
- Tự anh chỉ cấm chúng không được phá dân chúng. Anh đâu có phải dân chúng, mà bọn quái chừa ra?
Vương truyền Phi Lịch chia cho thuyền phu cùng nhau ăn uống. Còn Vương với Vương-phi lên sàn thuyền ngắm Khúc-giang trong đêm. Vương lấy ống sáo mà Hương-Bảo trao cho đem ra ngắm: Trong ruột có cuộn giấy. Vương moi ra xem. Giữa ống có hơn mười tờ giấy tấu trình của Mỹ-Linh từng chi tiết một về những gì đã xẩy ra. Quan trọng nhất, gồm chi tiết cuộc tìm kiếm vết tích kho tàng ở cửa Sa-khẩu, lăng Khúc-giang ngũ hùng.
Hơn nửa tháng liền, ngày nào cũng có người mang thức ăn trân quý tới, xưng là kỳ lão, dâng thức ngon vật lạ lên Khai-Quốc vương. Thanh-Mai sốt ruột nói:
- Chúng mình đã xuất hiện. Bọn Tôn Đản nhờ nhà hàng làm thức ăn, sai bô lão mang đến. Truyện này chỉ một ngày, cả trấn đều biết anh ở đây. Thế mà bọn quan quân chưa tới. Dường như bọn Triệu Thành âm mưu gì, mới cấm không cho quan quân hỏi đến chúng ta.
Một hôm, Vương với Vương-phi đi lễ lăng Khúc-giang ngũ hùng về, Phi Lịch báo:
- Khải tấu Vương-gia. Bô lão khiêng đến dâng Vương-gia hai cái rương lớn. Họ nói rằng trong có lễ vật cực trân quý. Xin đích thân Vương-gia mở ra.
Khai-Quốc vương cắt dây, mở rương thứ nhất ra. Bất giác mọi người la hoảng. Bên trong rương có một người nằm thẳng cẳng. Người này mắt mở, mà không động đậy được.
Phi Lịch túm áo người đó đem ra. Thanh-Mai kinh hãi, vì y chính là trưởng lão Lê Đức của Lạc-long giáo, có nhiệm vụ tới Khúc-giang liên lạc với giáo chúng đón Thiệu-Thái, Mỹ-Linh.
Vương sai mở rương thứ nhì, người nằm trong là Đào Nhất-Bách. Vương sờ tay vào mũi thấy hai người còn thở. Thanh-Mai bắt mạch hai người. Nàng bật cười:
- Hai người này bị mấy ông em quý của chúng mình điểm huyệt, bắt cóc đến đây hí lộng mình.
Nàng xoa tay giải huyệt. Hai người cử động được liền. Hai trưởng lão hành lễ với Vương. Vương hỏi:
- Hai vị làm sao mà bị giam vào thùng như thế này?
Lê Đức, Đào Nhất-Bách tường thuật tỷ mỷ mình bị ngư nhân điểm huyệt bắt sống trong trường hợp nào. Trước khi cho hai người vào thùng. Một ngư nhân nói nhỏ:
- Tôi xin lỗi hai trưởng lão, khi mời hai trưởng lão bằng lối này. Vì tai mắt Tống tại đây rất nhiều. Chúng tôi đưa hai vị đi giúp Khai-Quốc vương, mà không muốn cho giáo chủ ỉn hay.
Thanh-Mai hỏi Lê Đức:
- Trưởng lão có biết ngư nhân thân thế, lý lịch ra sao không?
- Không! Dường như họ không có ác ý thì phải.
- Đúng thế. Họ rất quen, rất thân với chúng ta. Mai này các vị sẽ gặp họ.
Khai-Quốc vương ghé tai hai người dặn nhỏ hơn một giờ. Hai người vâng dạ. Vương tiếp:
- Tuyệt đối không liên lạc với Thiệu-Thái, Mỹ-Linh. Hành tung họ đã bị lộ rồi.
Ghi chú
Mỹ-Linh ngồi nghe năm cậu em thuật lại những gì diễn ra trong khi nàng với Thiệu-Thái theo bọn Triệu Thành. Sau hồi này phái đoàn Khai-Quốc vương với Mỹ-Linh, Thiệu-Thái hợp làm một.