Anh Hùng Tiêu Sơn
Chương 11 : Khí hùng, trí dũng
Ngày đăng: 12:10 18/04/20
Hà Thiện-Lãm, Trần Anh ngồi trên lưng ngựa hướng mắt nhìn xuống con đường dẫn tới chân núi. Bên cạnh nó, Nguyễn Khánh cũng nhìn theo.
Nguyễn Khánh hỏi:
- Này cậu. Tôi thấy cậu còn nhỏ tuổi. Chắc không phải bạn hữu của quan Điện-tiền chỉ-huy-sứ. Khuôn mặt cậu cũng không giống người, chắc chẳng phải anh em ruột. Tại sao cậu lại gọi người bằng anh hai?Hà Thiện-Lãm cười:
- Anh thắc mắc cũng phải. Nguyên chúng tôi gồm chín người kết thành huynh đệ, đặt tên là Thuận-thiên cửu hùng. Anh Tạ Sơn đứng hàng nhì. Vì vậy tôi gọi anh là anh hai.
Nguyễn Khánh nhăn mặt:
- Thuận-thiên cửu hùng nghe kêu thực. Tạ chỉ huy sứ thì hùng nghe được. Còn các cậu nhỏ quá, xưng hùng nghe không ổn tý nào cả. Thế chín người là những ai?
Thiện-Lãm cười nhạt:
- Tướng-quân khinh chúng tôi nhỏ tuổi không đáng gọi là anh hùng hẳn? Thế tôi hỏi tướng-quân câu này nhé. Theo tướng-quân thế nào mới gọi là anh hùng?
- Thì nam nhi đại trượng phu, làm những truyện kinh thiên động địa tức là anh hùng.
Trần Anh hừ một tiếng:
- Sai, vừa sai vừa bậy. Tướng-quân bảo muốn thành anh hùng phải có hai điều kiện. Một, phải là nam nhi đại trượng phu. Hai phải làm truyện kinh thiên động địa. Thế vua Trưng, Lệ-hải bà-vương có là nam nhi đâu? Thế mà các ngài vẫn là anh hùng! Còn tướng-quân bảo chúng tôi còn nhỏ không đáng gọi anh hùng. Thế Phù-đổng Thiên-vương mới có mấy tuổi, đánh giặc Ân không là anh hùng sao? Điều tướng-quân hỏi chúng tôi chín người là những ai ư? Để tôi kể tên cho tướng-quân nghe. Anh cả tôi họ Lý tên Long-Bồ.
Nguyễn Khánh nghe đến chữ Long-Bồ, y kinh khiếp:
- Cậu không được nói đến tên húy đó. Chỉ nên dùng danh xưng vương-gia hay Khai-quốc vương là được rồi.
Nguyên vào thời Lý, ảnh hưởng của Nho-giáo tương đối gần bằng đạo Phật, chứ không còn thuần túy Việt như hồi Lĩnh-nam nữa. Tục lệ kiêng húy cũng theo các văn gia ảnh hưởng đến đời sống, luật lệ. Trong gia tộc khi một đứa trẻ sinh ra, muốn đặt tên phải mở gia phả phía nội, phía ngọai, xét xem tên định đặt có trùng với tên của tổ tiên không? Tất cả những tên đó, con cháu phải kiêng không được nói tới, gọi là húy. Buột miệng gọi tới là phạm húy. Như trong nhà có ông cố tên Minh thì con cháu muốn nói đến tiếng Bình minh phải nói trệch đi là Bình manh hay Bình mênh. Húy như vậy gọi là húy gia. Khi đặt tên con cũng phải xét xem có phạm húy đến chức sắc trong làng, trong tổng không.
Quan trọng hơn khi nói, cũng như khi đặt tên con phải kiêng húy các vị vua, thái hậu, hoàng hậu, phi tần, hoàng tử, công chúa. Phạm phải thì bị tội nặng. Ngày xưa đi thi cũng phải kiêng húy. Trong khi làm bài, lỡ có tiếng trùng âm, trùng tên với các vị thánh trong làng Nho như Khổng-tử, Mạnh-tử, cùng 72 vị tiên-hiền, họăc tên vua, chúa, cung điện, thái hậu, hoàng-hậu v.v. phải viết chữ nhỏ hơn, thiếu một nét và đề bên cạnh câu kính khuyết nhất bút. Ngay đến hồi thuật giả còn niên thiếu, trứơc năm 1954 tục này vẫn còn. Trong khi nói truyện lỡ miệng gọi Hưng-đạo vương là Trần Quốc-Tuấn, lập tức bị phụ huynh mắng ngay, bắt phải gọi là Đức thánh Trần hay Hưng-Đạo vương. Nói đến Phạm Ngũ-Lão phải gọi là Phạm phò mã.
Thiện-Lãm kể tiếp, đến Lý Mỹ-Linh, Nguyễn Khánh không biết là ai. Y ngơ ngác, thì Trần Anh nói:
- Chị tư còn có tên là Bình-Dương.
Nguyễn Khánh à lên một tiếng. Y trố mắt nhìn hai đứa trẻ, trong đầu y nghĩ không biết hai đứa làm thế nào mà kết anh em với hoàng tử, người hiện là chúa tướng của y, có thể chặt đầu y bất cứ lúc nào. Y làm hiệu úy bấy lâu, cũng chưa từng được nhìn mặt hai người, chứ đừng nói được tiếp truyện. Mà nay hai thiếu niên này lại kết anh em với vương gia, công chúa, ắt chúng là con vương công, đại thần chứ không tầm thường. Nguyễn Khánh không dám coi thường chúng nữa.
Vừa lúc đó từ xa xa xuất hiện một cỗ xe hai ngựa kéo. Thiện-Lãm chỉ tay nói:
- Kìa, xa giá công chúa đến kìa.
Nguyễn Khánh cầm tù và rúc lên hai hồi. Từ trên đền thờ Bà-vương, một hàng người mũ, áo rực rỡ đi xuống. Thiện-Lãm chú ý thấy gần đủ mặt quan văn võ tại trấn Thanh-hóa. Trong đó có cả An-vũ sứ Đàm Toái-Trạng. Các quan văn vũ đứng xếp hàng hai bên đường, dưới cổng chào kết hoa. Một người đến bên Thiện-Lãm, Trần Anh hỏi:
- Hai thằng quỷ con ăn trộm sao dám đến dây?
Thiện-Lãm nhận ra Đàm An-Hòa. Nó cười nhạt:
- Đúng thế. Thái tử trưởng Phật-Mã được phong Thái phó, thượng thư lệnh, bình chương sự, Long-thành tiết độ sứ, Khai-Thiên vương . Thái tử thứ nhì là chủ nhân bần đạo mới được phong Thái-úy, Thượng-trụ quốc, chưởng quản Khu-mật viện, Phụ-quốc đại tướng quân, Tổng-đốc binh mã, Khai-quốc vương .
Thanh-Mai hiểu ra:
- Như vậy anh cả tiểu nữ được phong chức lớn nhất. Văn chỉ thua Thái-sư. Võ người lên tới Phụ-quốc đại tướng quân, tức tột đỉnh. Đã vậy còn lĩnh Khu-mật viện. Hà, quan trọng đấy. Còn ý kiến các quan về việc lập trừ quân?
- Tạ Sơn lĩnh Nội-điện chỉ huy sứ, Khu-mật viện sứ, thống lĩnh Ngự-lâm quân, chỉ biết có vương gia. Quan Tư-đồ, kiêm thị trung Tả Bộc-xạ Trần Nam-Sơn đứng giữa. Quan Tư-không kiêm Thị- trung, thượng thư Hữu Bộc-xạ Đào Kiến thân Khai-Thiên vương. Quan Thái-sư Trần Phương thân Vũ-đức vương. Đô nguyên-soái Đàm Can thống lĩnh thập đạo Thiên-tử binh thân với Dực-thánh vương.
- Như vậy cho đến giờ phút này hoàng thượng vẫn chưa quyết định đấng trừ quân?
- Nguyên do, như cô nương đã biết. Đến tháng tám này, các đại tôn sư võ học hội nhau ở Thăng-long, quyết định việc phù Lê, phù Lý. Cái nguy nhất của hoàng thượng là phái Đông-a, phái Sài-sơn. Cho nên hoàng thượng truyền chỉ cho các thái tử, rằng ai thu phục được, hoặc hoá giải được hai mũi dùi này, ngài sẽ truyền ngôi cho.
Ông ngừng lại một lát rồi tiếp:
- Vương gia rất hào phóng, người đem hết của cải riêng tư bán đi, dùng tiền đó tu bổ đền thờ các anh hùng thời Lĩnh-nam. Theo luật của bản triều, khi các thái tử mười ba tuổi được mở phủ đệ riêng, tuyển vương phi. Thái-tử Phật-Mã năm mười hai tuổi đã tuyển bẩy bà chính-phi, hai mươi bốn phi-tần, hơn trăm mỹ-nữ. Khi hoàng thượng tỏ ý kén vương-phi cho vương-gia. Vương-gia không muốn vướng víu thê nhi sớm. Người hỏi ý kiến đại-sư Huệ-Sinh. Đại-sư đồng ý với Vương-gia. Hôm sau vào chầu hoàng-thượng với hoàng-hậu, vương-gia tâu : « Con sinh ra được cái may mắn hơn phụ hoàng, vì đã là con vua. Phụ-hoàng thì mồ côi, nghèo khổ. Nếu nay con vội say mùi phú qúi, rồi mai một chí khí đi. Vì vậy con luôn nhớ đến việc phụ hoàng lập nghiệp gian lao. Con xin phụ hoàng cho con khoan việc thê nhi ít năm đã. Vả hiện con đang luyện Thiền-công, nếu sắc dục vào, thì còn đâu công lực nữa. » Hoàng-thượng không ngớt khen ngợi vương-gia.
- Nhưng đêm ấy hoàng-hậu Tá-Quốc tâu rằng : Vương-gia dối cha lừa mẹ. Vì vương-gia tuy tập Thiền-công Tiêu-sơn thực, song chưa đến trình độ phải kiêng nữ sắc.
Thanh-Mai hỏi:
- Hoàng-hậu thiên vị con trưởng hại con thứ sao?
- Không phải thế. Hoàng-thượng có ba hoàng-hậu. Hoàng-hậu Tá-Quốc sinh ra Khai-Thiên vương. Còn hoàng-hậu Lập-Nguyên sinh ra vương-gia. Hoàng hậu Tá-quốc là công chúa của vua Lê Đại-hành.
Nùng-Sơn tử ngừng lại một lúc, rồi tiếp:
- Khi nghe tâu như vậy, hoàng-thượng giận lắm. Đang đêm triệu vương-gia vào. Ngài không nói không rằng ra chiêu Phổ-quang chưởng đánh vào vai vương-gia. Vương-gia vận công chịu đòn.
Thanh-Mai ngạc nhiên:
- Thế nghĩa là gì?
- Võ nghệ của vương-gia đều do hoàng thượng dạy. Võ công của hoàng-thượng gốc từ Tiêu-sơn. Nguyên trước đây việc dạy nội công cho tục gia đệ tử và Phật-gia đệ tử hoàn toàn giống nhau. Đến đời tổ thứ tám, là ngài Vô-Ngại, thì có sự thay đổi. Tục gia đệ tử tập Thiền-lực, áp dụng vào việc tập võ. Còn Phật-gia đệ tử học Thiền-tuệ làm chính, Thiền-lực làm phụ. Vì Thiền-tuệ để đi vào con đường giải thoát. Hoàng-thượng chỉ được dạy Thiền-lực thì không kiêng nữ sắc. Bây giờ nghe Vương-gia nói tập Thiền-công kiêng nữ sắc, rồi nghe hoàng hậu Lập-Quốc tâu vậy, ngài mới ra chiêu, để thử công lực vương-gia. Khi chưởng đánh xuống, một kình lực nhu hòa làm tiêu tan công lực hoàng thượng. Ngài mỉm cười hỏi vương-gia : « Thực là đại phúc. Con định đi tu chăng? Cao nhân nào trong bản phái đã thu con làm đệ tử . » Vương-gia nói thực là đại-sư Huệ-Sinh. Hoàng thượng nghe vậy thì tươi nét mặt phán : « Đại sư huynh ta gớm thực, nhận con làm đệ tử mà dấu ta. Đại phúc, ta đông con, mong có người đi tu mang phúc về cho giòng họ. Không ngờ con là người ta ước nguyện. Tuy vậy, con phải ở trần thế một thời gian, cứu dân, độ nước đã, rồi hãy hạc nội mây ngà . » Hôm sau hoàng thượng ban chỉ cho vương-gia trấn nhậm vùng Trường-yên.
Thanh-Mai nghe đến đây, lòng nàng nổi lên cơn bão táp. Nàng tự hỏi:
- Như vậy anh cả đi tu chăng? Nếu định đi tu, sao còn theo đuổi ta ở Trường-yên, gửi hoa tặng mấy tháng liền? Rồi chàng đề thơ ở gốc đào tỏ ý thương nhớ ta? Rồi hôm rồi, trên núi Chung-chinh, đã cùng ta tâm tình gần trọn đêm. Ta phải dò mới được.
Thanh-Mai hỏi tiếp tục :
- Thì ra thế. Từ qua đến giờ cháu cứ thắc mắc tại sao anh cả tuổi đã hai mươi bẩy mà chưa tuyển phi-tần. Ai ngờ anh cả vượt ra ngoài đời sống thế tục. Không biết anh cả cháu đã thụ giới tỳ-kheo chưa?
- Vương-gia muốn, mà đại-sư Huệ-Sinh chưa cho. Đại-sư muốn Vương-gia trả hiếu cha mẹ, trả hiếu đất nước đã.