Anh Hùng Tiêu Sơn

Chương 15 : Sơn tĩnh cổ tự

Ngày đăng: 12:10 18/04/20


Sơn Tĩnh Cổ Tự --



Lý Mỹ-Linh hỏi Tạ Sơn:



- Tạ điện-súy, hôm qua chú hai tôi còn ở đây với chúng ta. Làm cách nào chú hai truyền lệnh về cho Khu-mật-viện được?



Tạ Sơn gật đầu:



- Khải tấu công chúa, được. Nếu vương-gia muốn, chỉ cần hai gìơ lệnh tới Thăng-long. Khu-mật-viện làm lệnh trong nửa giờ. Lệnh gửi từ Thăng-long tới Trường-yên trong nửa giờ. Đạo Quảng-thánh chỉ cần một giờ là có thể lên đường. Từ Trường-yên tới đây không cần tới một giờ.



Mỹ-Linh chỉ Tịnh-Huyền, công-chúa Bảo-hòa, Thân Thừa-Qúi giới thiệu với Ngô An-Ngữ. Ngô An-Ngữ vội hành lễ quân cách. Nhưng trong đầu óc chàng nghi hoặc không ít. Vì chàng biết rõ Tịnh-Huyền là sư thúc của vợ, nay bỗng nhiên lại là đại công chúa, em đức hoàng-đế.



Công-chúa Bảo-hòa chỉ ghế nói:



- Ngô tướng quân ngồi đây. Thì ra phu nhân Tạ tướng quân lại là em Ngô tướng quân. Cả hai vị cùng là cao đồ phái Mê-linh. Ở Lạng-châu tôi có nghe danh Thụy-khê song-phụng hành hiệp cứu đời. Hai phu nhân cũng đi theo giúp trong quân ư?



Hàn Diệu-Chi e thẹn:



- Công-chúa quá khen, làm chị em tiểu-nhân hổ thẹn.



Tịnh-Huyền ngắt lời:



- Diệu-Chi! Bảo-hòa là cháu của ta. Con là đệ tử của sư tỷ ta .Hai bên tuy không cùng môn hộ, mà tình thâm nào kém ruột thịt. Hai con ít tuổi hơn Bảo-Hòa, thì gọi là sư tỷ được rồi. Đừng khách sáo, nào công chúa, nào tiểu-nhân, nghe không thân mật tý nào cả.



Hàn Diệu-Chi, Ngô Thuần-Trúc hướng công-chúa Bảo-hòa:



- Sư-tỷ.



Công-chúa Bảo-hòa chắp tay tạ Tịnh-Huyền:



- Đa tạ cô-mẫu lại cho con thêm hai sư muội.



Tịnh-Huyền tủm tỉm cười. Công-chúa tháo hai chiếc vòng ngọc đỏ tươi trên tay đeo vào tay Hàn Diệu-Chi, Ngô Thuần-Trúc:



- Gọi là chút quà mọn làm lễ diện kiến. Đúng như cô mẫu nói hễ có duyên, thì tự nhiên gặp nhau . Chị sinh ra làm công-chúa, các em sinh ra là khuê nữ. Vì sẵn có duyên từ tiền kiếp, nên hôm nay lại tái hồi ở đây. Nguồn gốc tuy có khác, song chúng ta cùng nhau gánh vác sơn-hà. Ở Bắc-biên, chị nghe nói nhiều về Thụy-khuê song phượng hành hiệp suốt một giải Long-thành, nên trong tâm sẵn có lòng muốn kết thân, mà chưa có dịp. Hôm nay mới được như nguyện.



Thanh-Mai nhìn công-chúa Bảo-hòa, trong lòng nàng rộn lên những niềm vui:



- Hồi ở nhà, mình thường nghe bố nói: Thằng cha Lý Công-Uẩn, xuất thân chăn trâu, chăn bò, nhưng thực có phúc. Nó sinh ra muời ba con gái, đều khác đời. Công chúa An-quốc giúp cha dựng nghiệp. Công-chúa Bảo-hòa tổng trấn biên cương .



Thanh-Mai vẫn tự hào được bố truyền dạy bản lĩnh hơn người. Hôm nay nàng mới biết ngoài bầu trời này còn bầu trời khác. Nàng nghĩ thầm:



- Bắc cương hiện có hai trăm khê động. Suốt từ thời Lĩnh-nam đến giờ, tự tách ra khỏi chính quyền trung-ương. Dù thời Hán thuộc, Tùy thuộc, Đường thuộc họ sống tự tại. Thuế không đóng, binh dịch không tuân. Mỗi khê, mỗi động như một nước. Gần đây triều Ngô, Đinh, Lê tuy họ qui phục, nhưng vẫn giang sơn một cõi, giống như sứ quân. Khi vua Lý lên cai trị, họ mới chịu nộp thuế, chịu binh dịch, nhưng vẫn không nhận các chức quan của triều đình cử tới. Phải đợi tới khi con gái thứ nhì của đức vua được phong Lĩnh-nam bảo quốc hòa dân công chúa kết hôn với họ Thân, trở thành vua bà vùng Lạng-châu, các sắc dân 207 khê-động dần dần qui tụ, thống nhất thành một khối. Nay trên danh nghĩa hai vị là phò-mã, công-chúa giữ chức vụ tổng-trấn Bắc-cương, chứ thực ra là vua vùng núi rừng Đại-việt. Triều đình, cũng như võ-lâm không ai hiểu bằng cách nào công-chúa khiến các khê-động qui phục mau như vậy. Bây giờ thấy thái độ đối với ba đứa trẻ, với Diệu-Chi, Thuần-Trúc, mình mới biết công-chúa dùng đức thu phục nhân tâm.



Hàn Diệu-Chi dẫn vào hai đứa con trai, một đứa tên Tuấn mười tuổi. Một đứa tên Hiến, tám tuổi. Thuần-Trúc chỉ có con gái tên Thuần-Khanh tám tuổi. Ba đứa trẻ theo lời chỉ của bố mẹ hành lễ với mọi người.



Thanh-Mai hỏi Ngô An-Ngữ:



- Sư huynh, các cháu đã tập võ chưa? Chúng tập võ công Đông-a hay Mê-linh?



An-Ngữ đáp:



- Anh cho cháu tập võ công Đông-a trước. Bản lĩnh chúng cũng khá. Anh chờ chúng lớn rồi mới cho tập võ-công Mê-linh.



Khi An-Ngữ nói đến đó thì Tuấn đang hành lễ với Thân Bảo-Hòa. Thình lình Bảo-Hòa nắm tay đấm thẳng vào mặt nó. Không tránh né, cũng không đỡ đòn, nó xuống đinh-tấn, vung chân phải đá vòng vào mặt nàng. Bảo-Hòa tuyệt không ngờ thằng bé phản ứng lạ lùng như vậy, nàng phải nhảy lùi lại sau mới tránh khỏi. Tuấn không nhân nhượng, nó vọt người theo tấn công liên tiếp hai đòn rồi mới ngừng lại.



Ngô An-Ngữ bảo con:



- Con mau tạ ơn quận-chúa đã dạy con bài học phản ứng đi.



Tuấn cúi đầu tạ ơn. Thân Bảo-Hòa kéo nó lại gần, hôn lên trán:



- Bé ứng phó mau thực. Tại sao bé không đỡ đòn của cô mà chỉ tấn công thôi. Quyền pháp phái Đông-a nghiêm chỉnh, kín đáo. Bao gìơ cũng bảo vệ hạ bàn rất vững, mà bé không bảo vệ, chỉ lo tấn công?



Tuấn kính cẩn nói:



- Thưa quận-chúa. Nếu người tấn công cháu là kẻ thù thì cháu phải thủ cho chắc rồi mới phản đòn. Còn đây quận chúa muốn thử nghiệm võ công của cháu. Mà thử nghiệm là gì? Tức muốm biết bản lĩnh của cháu. Quận chúa đâu phải kẻ thù? Đã không phải kẻ thù thì quận chúa tấn công chỉ là gỉa. Gỉa thì không cần đỡ. Không lẽ quận chúa là người lớn lại đánh chết cháu?



Thình lình Bảo-Hòa xỉa tay vào mặt Tuấn. Nó trầm người xuống tránh khỏi, rồi bật ngược người lên, hai chân đá hậu vào cổ nàng. Bắt buộc Bảo-Hòa phải lùi lại hai bước để tránh đòn. Chân nàng quét dưới đất. Nếu trúng hai tay, nhất định Tuấn sẽ ngã lộn đi một vòng. Nó co tay lại, rồi duỗi ra thực mạnh, người vọt lên cao. Nó lộn một vòng. Chân phải nó đá vào huyệt Nhân-nghinh trước cổ, chân trái đá vào huyệt Hạ-quan bên tai. Bảo-Hòa chụp hai chân Tuấn. Nàng không dám dùng kình lực, sợ nó bị thương. Còn ở trên cao, nó co chân lại, hai tay biến thành chỉ, xỉa vào tay nàng. Bắt buộc Bảo-Hòa phải lui lại hai bước nữa.



Thân Bảo-Hòa gật đầu:



- Đứa trẻ này đã nhanh trí, lại minh mẫn, sự nghiệp sau này không nhỏ. Này Tuấn, sau này lớn lên cháu định làm gì?



Tuấn chắp tay:



- Thưa quận-chúa, cháu sẽ phải như Bắc-bình vương Đào Kỳ, hay ít ra cũng phải như Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung.



Huệ-Sinh bật lên tiếng :



- A-di-đà Phật. Trung-tín hầu, Bắc-bình vương sinh vào thời loạn thì mới có sự nghiệp trùm hòan vũ. Chứ nay con sinh vào thời bình thì sao thi hành được cái chí đó?



Ngô Tuấn kính cẩn chắp tay:



- Bạch đại-sư, Đại-việt mình không bao giờ có thái bình cả.



Thanh-Mai gật đầu liền ba lần, rồi hỏi:



- Tuấn, tại sao con bảo Đại-Việt không



bao giờ có thái bình?



Tuấn nhìn bố, nhìn mẹ rồi nói:



- Bố với mẹ cháu thường bàn rằng kể từ nghìn xưa, người Trung-quốc ảnh hưởng bởi các văn gia, tự coi mình là thiên hạ. Ông vua nào cai trị Trung-quốc cũng bắt các nước phải tuân phục. Hễ nước nào không tuân phục thì họ đem quân đánh. Như Đại-việt hiện nay tuy có thái bình, nhưng phương Bắc người Tống không ngừng kiếm truyện. Phương nam họ xúi Chiêm-thành cướp phá. Vậy thì thái bình ở chỗ nào.



Tịnh-Huyền hỏi:



- Nếu như con là vua Đại-việt, thì con làm gì?



- Con không bao giờ muốn làm vua. Có muốn làm cũng không được. Con chỉ muốn được cầm quân. Nếu con cầm quân, thì trước tiên đánh Chiêm cho chúng sợ, không dám quấy phá. Rồi đem quân đánh sang Trung-quốc đòi lại đất cũ thời vua Hùng.



Huệ-Sinh gật đầu tỏ vẻ tán thành. Ông hỏi Ngô An-Ngữ:



- Lý luận của cháu thực là lý luận của hào kiệt. Không biết Ngô tướng quân đã đặt tên tự cho cháu chưa?



- Bạch đại sư chưa. Xin đại sư ban cho cháu một tên tự.



Huệ-Sinh ngẫm nghĩ một lát rồi nói:



- Được, tôi đặt cho cháu tên tự là Thường-Kiệt. Trên đời này, tất cả đều là vô thường. Nhưng tinh khí anh kiệt thì muôn thủa. Vì vậy cháu phải xứng đáng với chữ thường kiệt.



Ngô Tuấn chắp tay tạ ơn:



- Đa tạ đại sư. Đệ tử nguyện ghi lời đại sư dạy dỗ.



Thường-Kiệt ngừng lại hỏi Thân Bảo-Hòa:



- Thư cô, cô nhận cháu làm đệ tử có được không?
Thấy anh em tưởng ngủ mê,



Tưởng rằng lợn đực đem về giết ăn.



Thân Thiệu-Thái hát đáp lại:



Đố ai đốt cháy ao bèo,



Để ta gánh đá bên đèo về ngâm.



Bao giờ cho đá mọc mầm,



Thì ta kết nghĩa tri âm với nàng.



Một cô gái cười khúc khích:



- Anh ơi, làng em năm nay thiếu một ông ỉn. Xin mời anh về làng thay thế ông được không? Cam đoan cả làng sẽ chiều chuộng anh hết sức.



Thiệu-Thái ngơ ngác:



- Ông ỉn là ông gì vậy?



Đến đó, Thiệu-Thái phải cho ngựa chạy theo Huệ-Sinh, vì ông đã đi khá xa. Một cô gái không chịu thua hát vọng theo:



Ba cô cỡi ngựa lên chùa,



Cái cô áo trắng bỏ bùa cho sư.



Sư về sư ốm tương tư.



Ốm lăn, ốm lóc cho sư trọc đầu,



Ai làm cho dạ sư sầu,



Cho ruột sư héo như bầu đứt dây.



Huệ-Sinh là cao tăng đắc đạo, ông đã vượt ra khỏi vòng nam, nữ. Vì vậy khi nghe cô thôn nữ hát ghẹo, ông cười khoan thứ:



- Trước đây bần tăng nghe nói con gái xứ Thanh-hóa miệng cười tươi như hoa, mà rút kiếm chém giặc lúc nào không hay. Hôm nay mới được biết, sự thực còn hơn lời đồn.



Năm người cho ngựa men theo con đường núi lên chùa. Hai bên đường trồng hoa, cây cảnh cắt tỉa thực tinh vi. Khi mới vào dốc đường là hai cây ngâu hoa vàng, cắt tỉa thành hình hai con hạc chầu. Kế đến là những hàng thược dược mầu vàng, mầu đỏ. Qua hàng thược dược, tới ngọn suối, nước chảy róc rách. Bên bờ suối có mấy con hạc trắng dứng tỉa lông. Cạnh suối là một vùng cỏ non mọc xanh mơn mởn. Mấy con nai nằm phơi nắng dưới gốc cây.



Ngựa lên được khỏang trăm trượng, tới cổng thứ nhất. Cổng lợp ngói tráng men xanh . Cánh cửa gỗ lim mầu đen óng ánh. Cột tô son đỏ chói.



Hai nhà sư trẻ túc trực trong cánh cổng, có lẽ là tri-khách tăng. Hai người kính cẩn hành lễ:



- A-di đà Phật. Đệ tử kính thỉnh pháp danh đại-sư cùng cao danh, qúi tính các vị thí chủ.



Huệ-Sinh đáp:



- Bần tăng là Huệ-Sinh.



Rồi ông giới thiệu bọn Bình-Dương.



Hai vị tri-khách nghe đến tên Huệ-Sinh, vội vàng hành đại lễ:



- Thì ra sư bá giá lâm. Đệ tử Hạnh-Chân và Hạnh-Như kính cẩn vấn an sư bá.



Hạnh-Chân cầm dùi đánh vào cái chuông treo trước cổng năm tiếng, rồi đứng tránh sang một bên nhường lối cho Lâm-Khu đi. Hai người chạy ra cầm dây cương ngựa cột vào những cái cọc trước cổng. Khi nhận ra con cọp không cương, Hạnh-Như kinh hãy kêu lên, lùi lại:



- Ối... A-di đà Phật, ông ba mươi.



Con hùm dường như muốn trêu chọc Hạnh-Như, nó gầm lên một tiếng nhe hàm răng trắng ởn. Hai nhà sư trẻ vội núp sau Huệ-Sinh.



Thân Bảo-Hòa cười:



- Này hai tiểu sư phụ. Tôi nghe nói trong kinh Phật dạy rằng người tu hành thì dù nhảy vào miệng cọp đói, dù xẻo thịt cho chim ưng ăn cũng vui lòng, có đúng không?



Hạnh-Chân vừa run vừa đáp:



- Có...đúng như thế.



Bảo-Hòa càng đùa:



- Hai vị tiểu sư-phụ. Hai vị là đệ tử nhà Phật, vậy hãy nhảy vào miệng ông kễnh nhung đi, để thành chính qủa. Ông kễnh này đói lắm rồi đó. Hai tiểu sư phụ đi tu từ nhỏ, thân thể tinh khiết, chắc thịt thơm ngon lắm.



Con hùm hiểu được tiếng chủ. Nó lại quen lối đùa của Bảo-Hòa. Nó nhe răng từ từ tiến lại trước hai nhà sư trẻ. Hạnh-Như run rẩy:



- Ông kễnh ơi. Thịt bần tăng hôi lắm. Đã ba ngày bần tăng chưa tắm. Nếu ông kễnh ăn thịt bần tăng vào ắt sinh bệnh đấy.



Huệ-Sinh biết Bảo-Hòa đùa, ông muốn biết cô gái miền thượng-du này đùa đến đâu. Ông mỉm cười đứng nhìn. Bảo-Hòa bảo con hùm:



- Sơn-Sơn ơi, trong hai vị tiểu sư phụ đây, mi muốn ăn vị nào trước? Tội nghiệp từ sáng đến giờ mi chưa có gì bỏ bụng, chắc đói lắm rồi.



Hai nhà như thấy con hùm đến gần, thì càng run, núp sau Huệ-Sinh, miệng lắp bắp:



- Sư bá. Xin sư bá cứu đệ tử với.



Hạnh-Chân chỉ Hạnh-Như:



- Ông kễnh ơi! Ông có đói thì xơi thịt em bần tăng trước. Thịt em bần tăng mềm hơn thịt bần tăng.



Chợt có tiếng nói lớn:



- Hạnh-Chân, Hạnh-Như. Đại-hùng, đại-lực các con để đâu? Hãy can đảm tiến lên đứng đối diện với ông ba mươi xem nào. Nếu ông nhảy vào vồ, thì dùng võ công chống lại.



Hai nhà sư trẻ qua cái sợ ban đầu. Được người nhắc, can đảm trở về. Hai người đứng Đinh-tấn, quắc mặt nhìn con hùm xám. Có tiếng nói:



- Hãy đem Phật-pháp ra mà thuyết giảng.



Hạnh-Như dõng dạc nói:



- Này ông kễnh. Giữa bần tăng với thí chủ không thù, không óan. Hà cớ thí chủ lại làm dữ với bần tăng? Nếu như các tiền kiếp của bần tăng có gây nghiệp qủa với thí chủ, thì thí chủ cứ tiến đến mà đòi nợ.



Con hùm không thấy Bảo-Hòa đùa nữa. Nó lùi lại gật đầu, đứng dựng bằng hai chân sau. Hai chân trước chắp lại hành lễ với mấy nhà sư vừa từ trên núi xuống. Bảo-Hòa nhìn lại người dạy Hạnh-Chân, Hạnh-Như là một vị hòa thượng gầy người vừa phải, trông sắc tướng không lấy gì làm đặc biệt. Hai hàm răng gồ ghề, cái vàng, cái đỏ, con mắt lờ đờ như người tửu-sắc. Đi cạnh hoà-thượng là ba nhà sư trung niên khác.



Nhà sư hỏi Huệ-Sinh:



- Quốc sư. Ngọn gió nào thổi quốc-sư tới đây thăm ta.



Huệ-Sinh hành lễ:



- A Di đà Phật. Sư thúc, người vẫn thường an lạc chứ? Tiểu đồ vì lời nguyện, dùng hết sức giúp dân Việt xây dựng quốc uy, rồi mới tịch, nên theo giúp Khai-quốc vương, vì vậy mới tới thăm sư thúc.



Ông giới thiệu bọn Thanh-Mai, Thiệu-Thái, rồi ông chỉ vào vị hòa thượng:



- Vị này là Nguyên-Hạnh, sư thúc của bần tăng.