Anh Hùng Tiêu Sơn

Chương 19 :

Ngày đăng: 12:10 18/04/20


Xe đi qua cổng, vào trong trang. Tất cả mọi người đều không kềm chế được, kêu lên một tiếng ồ lớn: trên một cánh đồng cỏ xanh mướt, kéo dài tới chân núi. Ở giữa có con đường lát bằng những tảng đá xanh, mặt phẳng lỳ. Hai bên trồng toàn hoa, có khu hoa mầu trắng. Có khu hoa mầu hồng. Có khu hoa mầu vàng. Hương đưa bát ngát.



Nàng-Tía chỉ ngọn núi nói:



- Trong ngọn núi kia có động An-Tiêm, am Mỵ-Nương, suối Trương-Chi. Chủ nhân tôi ở đó.



Triệu Huy đã từng làm thị vệ trong hoàng cung nhà Tống. Vì có tài trồng hoa, y được Tống đế sủng ái đặc biệt. Sau đó y tiến cử hai sư huynh. Vì vậy khi thấy Vạn-hoa-trang, y kinh hoàng vì sao hoa ở đây từ sắc tới hương đều hơn hoa ở hoàng cung nhiều. Tuy vậy bề ngoài y phải làm ra vẻ coi thường. Xe ngưng lại, Nàng-Hồng chỉ vào mười khu trồng hoa mà giảng:



- Thưa quí khách đây là khu hoa hồng. Hoa hồng sớm được trồng trong nước tôi. Sử kể trong ngày cưới, Quốc-tổ Lạc Long-Quân, đem mười thứ hồng dâng cho nhạc gia. Vì vậy từ ngày ấy, khắp nước tôi đều dùng hoa hồng trong tình yêu. Hoa hồng còn được gọi là hoa Âu-Cơ do gốc tích đó mà ra.



Ngô Tích ngắt lời:



- Tôi tưởng hoa hồng là hoa hồng thôi. Chứ làm gì có đến mười loại?



Nàng-Hồng cười:



- Ngô tiên sinh có đùa không? Người đã đậu tiến sĩ Tống triều, không lẽ không biết gì về hồng? Được, tôi xin vì tiên sinh mà nói. Hoa hồng còn có tên nguyệt-quý hay nguyệt nguyệt hồng hay hoa trường xuân. Nguyệt để chỉ phụ nữ. Hoa hồng xinh đẹp, có hương thơm, nhưng cánh hồng dễ bị vỡ. Cho nên trong nước tôi nam nữ đều được trọng. Mà nữ được nâng niu như cánh hồng.



Nàng-Hồng ngừng lại nhìn ba chị em Thanh-Mai, rồi lại nhìn bọn Triệu Huy. Đàm An-Hòa nói:



- Ba cô này là quân trộm cắp, bản nhân bắt giải về trấn để chém đầu. Cho nên chúng không đáng gọi là hoa.



Mỹ-Linh nghe Đàm An-Hòa nhục mạ, uất khí cành hông, nhưng tay bị trói không xử dụng võ công được. Nàng chợt nhớ đến thuật đổi ngựa mà Thân Thiệu-Thái mới dạy. Nàng hít hơi vận sức vào chân vọt xéo về phía trước. Trong khi đó xe vẫn chạy từ sau tiến tới. Mỹ-Linh từ từ rơi đúng chỗ ngồi cũ. Khi chân sắp tới xe, nàng đá vào mặt An-Hòa một cái .Y ngã chúi xuống xe.



Triệu Huy sợ có truyện lôi thôi, y bảo An-Hòa:



- Hiệu úy sang xe tôi, đừng về xe cũ nữa.



Nàng-Hồng mỉm cười tiếp:



- Hoa hồng tuy đẹp, tuy thơm, cánh dễ vỡ, nhưng kẻ phàm phu tục tử không biết nâng niu, ra tay dập liễu vùi hoa, thì tay chạm phải gai hồng liền .Gai hồng cứng, nhọn, có chất độc, ai chạm phải, thì đau thấu tâm can.



Đàm An-Hòa biết Nàng-Hồng chửi xéo mình, y đổ quạu:



- Hồng với bạch. Hoa là hoa, đàn bà là đàn bà, báu gì mà ví với hoa.



Y còn định nói nữa, nhưng gặp phải cái nhìn nghiên khắc của Ngô Tích, y hoảng sợ im bặt.



Nàng-Hồng vẫy cho xe Nàng-Tía ngừng lại với xe mình:



- Bây giờ tôi xin giới thiệu Mười giống hồng hoa tiếng Hán-Việt gọi là Thập loại danh hồng hoặc Thập đại trường xuân.



Mọi người nhìn ra hai bên đường, mỗi bên đều có một khỏanh rộng, dài ước hơn dậm trồng toàn một thứ hồng mầu trắng hơi ngà ngà xanh. Tuyệt ở chỗ những khóm hồng hoa nhỏ bằng đầu ngón chân đều nằm sát đường đi. Tiếp theo lớp thứ nhì hoa lớn hơn chút nữa. Cho đến chỗ xa nhất thì hoa to bằng cái đĩa. Nàng-Hồng tiếp:



- Hồng có mười loại, mỗi loại một mùi hương riêng. Người thì thích mùi hương này, người lại ưa thích mùi hương khác. Duy chỉ có loài hồng trắng bất cứ ai cũng ưa, cũng nâng niu. Vì vậy còn có tên Trường xuân hoa niên hay nói nôm na là hoa con nít. Hoa hồng trắng tượng trưng cho con gái từ tuổi mới sinh cho đến năm lên mười, lòng dạ còn trong, chưa vẩn bụi trần. Hoa mang tên Trường-xuân hoa niên vì trẻ còn nào cũng có mùi thơm, ai cũng thích hôn, không ai ghét hương thơm con nít cả.



Nàng-Hồng dẫn mọi người đi bộ, tới khu thứ nhì. Khu này trồng toàn một loại hồng, mầu vàng nhạt. Kỳ ở chỗ những cánh ở sát trong nhụy hơi phơn phớt mấy điểm mầu hồng nhạt. Nàng-Hồng tiếp:



- Đây là loại hồng thứ nhì. Loại này tượng trưng cho cô gái đã đến tuổi biết sầu muộn vu vơ, biết mơ màng nhìn trăng khuya, biết hái những đóa hoa e ấp. Nhưng cô không hiểu tại sao. Vì vậy những cánh bên trong mới phớt vài điểm hồng là thế. Lọai hồng này có tên Hoàng-hoa khuê nữ Hoàng hoa khuê nữ đứng xa thì mùi hương thoang thoảng, đứng gần thì như không có mùi gì cả. Các thiếu nữ từ mười đến mười ba tuổi cũng thế. Các đấng quân tử thấy xinh đẹp thì xin chờ, chứ đến gần mà nói truyện yêu, thương, nàng nào hiểu gì?



Ngô Tích ghé mũi vào mấy bông Hoàng-hoa khuê-nữ, thì quả lại không thấy mùi hương thơm như y đứng nhìn, hương tự bốc lên. Y đứng thẳng người, mùi hoa lại thoảng thoảng đưa hương. Y gật đầu:



- Quả như lời cô nương nói.



Đợi cho khách ngắm hết mấy ngàn khóm Hoàng-hoa khuê-nữ. Nàng-Hồng tiếp:



- Bây giờ qúi khách theo tôi tới phía trước. Kia là hai khu vườn trồng lọai hồng thứ ba. Loại này sắc vàng tươi. Những cánh bên trong hồng nhạt, những cánh bên ngoài mầu vàng sậm. Theo thời gian, Hoàng-hoa khuê nữ lớn lên. Nàng e thẹn ấp ủ trong tim một bóng quân tử.. Đôi khi nàng yêu một trang nam nhi trong trí tưởng tượng, lòng nàng ấp ủ khôn nguôi. Nghĩa là thân thể, cũng như bề ngoài nàng vẫn còn là khuê nữ. Nhưng trong tim đã có bóng chàng. Cho nên người Việt chúng tôi đặt tên là Trường-xuân e ấp hay Trường-xuân sầu muộn.



Đinh Toàn không thích hoa, ông ngắt lời Nàng-Hồng:



- Từ nãy đến giờ cô nói nào hoa con nít, hoa con gái, sao không có hoa thiếu nữ lấy chồng?



Nàng-Hồng nhoẻn một nụ cười:



- Thưa quí khách có đấy. Thế rồi tuổi dậy thì đến. Người con gái xinh đẹp lạ thường, cơ thể có mùi hương đặc biệt. Càng tắm nhiều bao nhiêu mùi hương trong da thịt càng tiết ra nhiều bấy nhiêu. Mơ mộng chỉ để mà mơ mộng... rồi có chàng quân tử nhờ người mai mối. Cha mẹ nàng hứa gả. Sau lễ hỏi, nàng được coi như gái có chồng, nhưng cơ thể nàng vẫn còn trinh tiết. Kìa qúi khách nhìn những gốc hồng, hoa nở thực đẹp, mà mầu thì lạ lùng, nửa bông mầu trắng, nửa bông mầu đỏ. Danh sĩ đất Việt gọi loại hồng này là Sửa bước vu qui. Đó là loại thứ tư.



Miệng nói Nàng-Hồng chỉ vào vườn hoa khác. Hồng cánh nhỏ, tươi thắm, mầu hồng nhạt, mờ mờ như hoa trong sương. Trên cánh hoa gờn gợn giống giọt nước chảy.



Nàng-Hồng nói:



- Bây giờ thiếu nữ đến ngày vu qui. Tiêu biểu là loại thứ năm. Đang sống ở nhà với bố mẹ, anh chị em. Lát nữa đây phải lên đường về nhà chồng. Giã từ tất cả những gì quen biết, nhất là giã từ bố mẹ. Nàng nhớ công sinh thành, dưỡng dục, bất giác giọt lệ tuôn rơi. Thế nhưng trong phút cảm động ấy, lát nữa đây nàng lại lặn ngụp trong tình yêu, trong hạnh phúc. Nghĩ đến đó mặt nàng ửng hồng. Quí vị nhìn những gốc hồng, hoa nở mầu hồng nhạt, lăn tăn giọt lệ kia thì đủ thấy tâm trạng của thiếu nữ vu qui. Danh sĩ Việt đặt tên lọai hồng này là Thiếu nữ vu qui. Trong dân gian Việt có câu thơ, diễu các cô gái trong ngày vu qui, hạnh phúc tràn đầy mà khóc là khóc giả bộ, như anh chàng thi hỏng mỉm cười:



Cười như chàng trẻ hỏng thi,



Khóc như cô gái lúc đi lấy chồng.



Đã có người dịch sang Hán-văn như sau:



Khấp như thiếu nữ vu qui nhật,



Tiếu tự thư sinh lạc đệ kỳ.



Nàng-Hồng dẫn đoàn người tiến tới khu vườn thứ sáu, trồng toàn một thứ hồng nhung. Hoa nở đỏ ối.



Nàng nói:



- Bây giờ nhà trai rước dâu về nhà chồng. Bước đi vui vẻ, bước đi e thẹn. Lễ tơ hồng xong, nàng và chồng chia nhau mỗi người uống một ly rượu hợp cẩn. Say vì rượu, say vì men tình. Người nàng ngây ngất. Bởi vậy người ta gọi thứ hồng nhung này là Chung rượu hợp cẩn.



Cả bọn ngây người ra nhìn khu vườn rộng dài bát ngát hồng nhung, hương thơm ngào ngạt. Họ như ngây như dại, không muốn bước chân đi.



Qua khu vườn hồng thứ sáu, tới một căn nhà mái lợp ngói đỏ, cột mầu xám. Bốn phía không tường. Ở giữa có ba cái bàn bằng đá mầu hồng nhạt. Trên bàn đã bày đầy đủ những món Đàm An-Hòa gọi. Hai thiếu nữ khác aó mầu thiên thanh, quần lụa đen đón khách vào nhà ăn. Hai nàng pha trà sen bưng tới mời khách.



Triệu Huy cầm chung trà đưa lên miệng, hương thơm ngạt ngào, mà nước trà lại lạnh ngắt. Uống một hớp, thấy tỉnh người ra, y hỏi:



- Thưa cô nương, cách pha trà thế nào, mà nước lại lạnh như thế này?



Thiếu nữ kính cẩn đáp:



- Sơn-trang chúng tôi cũng pha trà bằng nước đun sôi, mới hai ba tăm thì đổ vào bình. Bình của chúng tôi đậy thực kín, rồi dìm xuống đáy suối, một lúc sau, nước sẽ lạnh, mà hương thơm không mất.



Ngô Tích cầm đũa ăn, mà còn thắc mắc:



- Hồng cô nương. Sau khi hợp cẩn, mới có sáu loài hoa. Còn những bốn loại nữa kia mà.



Nàng-Hồng đáp:



- Quí khách nhìn sang bên phải. Kìa toàn một thứ hồng cánh nhỏ, mầu đỏ như nhung. Thế nhưng những cánh ở trong trên đầu có vùng trắng. Đó là loại thứ bẩy diễn tả tâm trạng thiếu nữ sau đêm động phòng. Trong trắng thì có trong trắng, nhưng bây giờ nàng đã là một người đàn bà, không thể trở về đời sống khuê nữ nữa. Danh sĩ đất Việt đặt tên loại hồng này là Động phòng hoa chúc.



Nàng-Hồng lại chỉ sang bên phải:



- Kia là loại hồng thứ tám. Bông hồng có nhiều cánh kết chặt lại với nhau. Tưởng như gió bão, tưởng như sóng dậy cũng không làm vỡ được. Lọai hồng này tượng trưng cho người đàn bà có chồng, lòng dạ kiên quyết, chỉ biết có chồng. Cho chồng tất cả những gì mình có. Vì vậy được mệnh danh là Nhất kiến chung tình.




Một ông lão, tóc hoa râm, mặc quần áo nâu từ trong đi ra. Hoàng-nam chỉ ông lão giới thiệu với bọn Đàm An-Hòa:



- Ông cụ này là lý dịch của xã Vạn-thảo chúng tôi.



Y quay lại, đưa tờ công văn cho lý dịch:



- Cụ lý ơi. Có ông quan hiệu úy dẫn mấy ông thiên-sứ tới xã mình.



Thông thường khi phủ Thanh-hóa cử quan về thăm hoặc kinh lý xã, thì sức giấy cho huyện. Huyện đạt giấy về xã chuẩn bị trước. Lần này Đàm An-Hòa đến bất thình lình. Vì vậy ông lý dịch tuy cầm lệnh của An-phủ-sứ trong tay, mà lòng nghi hoặc. Ông trao trả giấy cho Đàm, rồi thi lễ:



- Chẳng hay hiệu úy quang lâm xã tôi có điều chi dạy bảo?



Đàm chỉ vào Triệu Anh:



- Tôi lĩnh mệnh hộ tống Thiên-sứ, chẳng may Thiên-sứ bị ốm. Chúng tôi đưa ngài đi tìm Hồng-sơn lão nhân trị bệnh.



Ông lý à lên một tiếng:



- Thì ra thế. Nhưng tiếc rằng Hồng-sơn lão nhân không phải là người trong làng Vạn-thảo. Trang trại của người ở phía nam làng chúng tôi. Đây là cửa đông. Nếu hiệu úy muốn đến Vạn-thảo sơn trang phải băng qua làng, xuất cổng nam. Từ cổng nam men theo đường núi, xa xa có ngọn thác Băng-sơn chảy xuống. Đó là nơi cư ngụ của người.



Đàm An-Hòa hỏi:



- Ông có thể cho người dẫn chúng tôi tới sơn-trang không?



Ông lý gật đầu:



- Được chứ. Được chứ. Tôi xin cho một hoàng-nam dẫn hiệu-úy đi.



Triệu Huy thắc mắc:



- Tại sao tráng đinh làng này lại gọi là hoàng-nam?



Đàm An-Hòa lắc đầu, tỏ vẻ không biết. Ông lý trả lời:



- Không phải trong làng tôi, mà trên toàn đất Việt, các thiếu niên từ mười sáu tuổi trở lên đến bốn mươi tuổi, đều gọi là hoàng-nam. Nguyên từ khi đức Thuận-thiên hoàng đế thuận mệnh trời cai trị dân Việt. Ngài ban chiếu chỉ rằng tất cả con trai đến tuổi mười sáu đều gọi là hoàng-nam, tức con của đức vua.



Ông ngưng lại một lúc, quan sát sắc mặt Đàm An-Hòa, rồi tiếp:



- Khi con trai đến mười sáu tuổi. Trong xã phải chép tên vào sổ gáy vàng, cử hành lễ trình tổ thực long trọng trước đền thờ vua Hùng. Kể từ đấy, con trai có quyền lấy vợ. Trong xã cấp cho mỗi hoàng nam một mẫu ruộng. Mẫu ruộng này không phải nộp thuế. Trong năm, những tháng làm ruộng, cấy lúa, làm mùa thì hoàng nam được ở nhà làm ruộng của mình, và giúp người khác. Những tháng còn lại, thì luyện tập võ nghệ, xung phong, hãm trận. Khi nhà nước có sự, tùy theo nhân đinh từng xã, gọi hoàng nam nhập ngũ. Thời gian hoàng nam vắng nhà, thì ruộng của họ, xã phải chia người ra cầy cấy dùm.



Luật lệ, cùng tổ chức binh bị triều Lý, con trai đến tuổi mười sáu am hiểu cả. Duy Đàm An-Hòa cậy thế chị gái, cậy thế anh, không khai báo. Y lại cũng chẳng chú ý đọc sách, vì vậy y đặt câu hỏi, làm ông lý nghi ngờ:



- Thiếu niên này trình giấy của An-phủ-sứ ra, nói rằng dẫn Thiên-sứ đi... đã là hiệu úy thì phải làm hoàng-nam trước, mà y không biết hoàng nam là gì thì thực lạ lùng. Ta phải cẩn thận, bằng không sẽ mắc vào tai nạn lớn.



Ông chỉ một hoàng nam:



- Cháu này họ Lê tên Phụng-Hiểu, cháu sẽ dẫn các vị qua cổng phía nam xã.



Lê Phụng-Hiểu là một thanh niên cao lớn hùng vĩ, tuổi khoảng ba mươi. Lưng y đeo thanh đỏan đao. Nghe ông lý ra lệnh, y chắp tay tỏ ý tuân phục.



Triệu Huy móc trong bọc ra bốn nén bạc. Y nhảy xuống xe đưa cho bốn hoàng nam:



- Tôi là Thiên-sứ đức hoàng đế Đại-tống. Đại -tống giầu có, vàng bạc chất như núi. Tôi tặng mấy chú em chút ít tiêu vặt.



Cũng như cậu bé Nghĩa ở Vạn-hoa sơn-trang. Đám hoàng nam thấy Huy cho bạc nhiều quá, họ tiếp bạc, mà còn tưởng trong giấc mơ. Huy lấy trong bọc ra một lượng vàng, đưa cho ông lý:



- Xin tặng ông, để mua rượu uống.



Từ ông Lý cho đến đám hoàng-nam, suốt đời sống nơi thôn dã, chỉ biết ruộng vườn. Họ có học, song chỉ đủ để đọc thông văn tự. Trong khi học, họăc nghe phụ huynh kể nhiều truyện về Trung-quốc, nhưng bằng danh tự bình dân Nước Tầu. Nào Tầu đem quân đánh ta, nào Tầu sai sứ sang, ta cử người đối phó, nào Tầu sang tìm vàng, giết con gái chôn theo làm thần giữ của. Trong lòng họ nghĩ rằng người Tầu là cái gì kinh khiếp. Nay Triệu Huy tặng vàng, bạc cho họ. Một tia lửa lóe lên: Tầu giầu có ức vạn.



Triệu Huy, không chờ ông lý cùng đám hoàng nam cảm ơn, y dắt tay Lê Phụng-Hiểu lên xe cùng ngồi, rồi đánh ngựa chạy vào trong xã.



Xe đi theo con đường đá. Triệu Huy thấy những viên đá lát đường có ba lọai. Một loại đài ước hai bước, rộng ước một bước. Một loại dài rộng bằng nhau, ước một bước. Còn một loại vuông vức hơn gang tay. Y thắc mắc:



- Này Lê huynh đệ. Tại sao đá lát đường lại có ba loại khác nhau?



Lê Phụng-Hiểu đang thắc mắc trong lòng rằng, tại sao các bạn y đều được thưởng bạc. Còn y dẫn đường Thiên-sứ mà lại không được? Nghe Triệu Huy hỏi, y trở về với thực tại:



- Đó là lệ làng. Trong nước có luật vua, thì trong làng có lệ. Lệ làng tôi định rằng, con gái đến tuổi đi lấy chồng phải nộp treo. Trước kia treo đồng đều, mỗi đầu người năm quan tiền. Từ mười năm nay, xã trở nên giầu có, mà khi mưa xuống, nước trong núi tràn ra lầy lội khó chịu vô cùng. Cho nên các quan viên xã họp lại, đặt ra lệ: mỗi người đi lấy chồng phải nộp treo thêm một viên đá, kích thước đồng nhất. Sở dĩ có ba lọai đá, cũng do lệ làng cả. Con gái nhà giầu, phải nộp viên lớn. Con gái chức sắc phải nộp viên nhỡ. Con gái bạch đinh phải nộp viên nhỏ. Còn khi con gái lấy chồng làng khác phải nộp mỗi thứ ba viên.



Chuyến đi này của bọn Triệu Huy là tìm hiểu mọi chi tiết đời sống xã hội Đại-việt, vì vậy y hỏi tiếp:



- Còn trường hợp con gái lấy chồng làm quan, hay làm vua thì sao?



- Tùy theo địa vị. Nếu chồng làm quan võ, có huân công thì được miễn. Còn quan, mỗi cấp nộp một khác. Trong xã tôi, có cô lấy một ông đội trưởng. Ông này theo đức vua Lê đánh Tống bị cụt một tay, mù một mắt. Làng đã không bắt nộp treo, còn cấp thêm cho hai mẫu ruộng. Người thứ nhì là ông tiên chỉ trong làng. Hồi còn trẻ, ông chỉ là đứa bé chăn trâu, mồ côi, không tiền cưới vợ, cũng chẳng ai gả con gái cho. Khi được chiếu chỉ gọi hoàng nam ra trận, ông được cử đi. Ông lập nhiều công trạng. Cách đây năm năm, trong trận đánh Như-hồng với người Tầu, ông bị mất một tay. Thiên tử phong cho ông tước hầu, ăn lộc nghìn hộ. Ông trở về, cả tổng đánh trống, đem kiệu rước ông. Ông cưới một cô gái đẹp nhất làng. Cả làng xây dinh cho ông.



Ngô Tích vỗ vai Phụng-Hiểu:



- Tỷ như con gái lấy chồng ngoại quốc, chắc phải nộp treo nhiều lắm Lê Phụng-Hiểu đang thắc mắc trong lòng rằng, tại sao các bạn y đều được thưởng bạc. Còn y dẫn đường Thiên-sứ mà lại không được? Nghe Triệu Huy hỏi, y trở về với thực tại:



- Đó là lệ làng. Trong nước có luật vua, thì trong làng có lệ. Lệ làng tôi định rằng, con gái đến tuổi đi lấy chồng phải nộp treo. Trước kia treo đồng đều, mỗi đầu người năm quan tiền. Từ mười năm nay, xã trở nên giầu có, mà khi mưa xuống, nước trong núi tràn ra lầy lội khó chịu vô cùng. Cho nên các quan viên xã họp lại, đặt ra lệ: mỗi người đi lấy chồng phải nộp treo thêm một viên đá, kích thước đồng nhất. Sở dĩ có ba lọai đá, cũng do lệ làng cả. Con gái nhà giầu, phải nộp viên lớn. Con gái chức sắc phải nộp viên nhỡ. Con gái bạch đinh phải nộp viên nhỏ. Còn khi con gái lấy chồng làng khác phải nộp mỗi thứ ba viên.



Chuyến đi này của bọn Triệu Huy là tìm hiểu mọi chi tiết đời sống xã hội Đại-việt, vì vậy y hỏi tiếp:



- Còn trường hợp con gái lấy chồng làm quan, hay làm vua thì sao?



- Tùy theo địa vị. Nếu chồng làm quan võ, có huân công thì được miễn. Còn quan, mỗi cấp nộp một khác. Trong xã tôi, có cô lấy một ông đội trưởng. Ông này theo đức vua Lê đánh Tống bị cụt một tay, mù một mắt. Làng đã không bắt nộp treo, còn cấp thêm cho hai mẫu ruộng. Người thứ nhì là ông tiên chỉ trong làng. Hồi còn trẻ, ông chỉ là đứa bé chăn trâu, mồ côi, không tiền cưới vợ, cũng chẳng ai gả con gái cho. Khi được chiếu chỉ gọi hoàng nam ra trận, ông được cử đi. Ông lập nhiều công trạng. Cách đây năm năm, trong trận đánh Như-hồng với người Tầu, ông bị mất một tay. Thiên tử phong cho ông tước hầu, ăn lộc nghìn hộ. Ông trở về, cả tổng đánh trống, đem kiệu rước ông. Ông cưới một cô gái đẹp nhất làng. Cả làng xây dinh cho ông.



Ngô Tích vỗ vai Phụng-Hiểu:



- Tỷ như con gái lấy chồng ngoại quốc, chắc phải nộp treo nhiều lắm.



Lê Phụng-Hiểu bật cười:



- Con gái làng tôi vốn xinh đẹp, lại giỏi tề gia nội trợ, làm gì có người phí... phí... thân xác đi lấy chồng ngoại quốc.



Đúng ra trong xã Vạn-thảo, thường truyền tụng con gái phí l. cũng không lấy thằng Ngô. Ngô để chỉ người Tầu. Phụng-Hiểu quen miệng định phun ra. Nhưng nghĩ lại như vậy quá vô phép với khách. Y mới đổi thành phí thân xác.



Từ khi gặp Thanh-Mai, Bảo-Hòa, Mỹ-Linh, rồi mấy cô gái trong Vạn-hoa sơn trang, Ngô Tích tự nhiên có cảm tình với con gái Việt. Năm mười chín tuổi đậu tiến-sĩ, lại có võ công cao, y sớm được bổ ra làm quan. Tính y trung trực, không khéo lấy lòng tể-thần, vì vậy bị đưa xuống vùng Lưỡng-Quảng. Trong cái may, có cái rủi. Ra biên giới, y có dịp thi thố tài năng.Y lập được nhiều công trạng. Năm nay y mới hai mươi ba, mà đã lên tới Chiêu-thảo-sứ. Chức này cao hơn thiên-tướng, thần-tướng hai bậc. Thế nhưng y vẫn chưa lấy vợ. Y có tính lãng mạn, trong lần đột nhập vào các khê động Đại-việt, y được thấy những cô gái Việt thực kỳ lạ. Nhu mì, đoan trang, thì cũng như con gái Trung-quốc. Song trong họ ẩn tàng tính tình cương trực, bất khuất như nam tử. Y ước ao, sau khi hết nhiệm vụ, trở về Thăng-long sẽ xin hoàng đế nhà Lý cho cưới một cô gái Việt. Bây giờ nghe Lê Phụng-Hiểu nói, y như bị rơi xuống hồ nước lạnh. Y cãi:



- Lệ làng này khắt khe quá. Trong lịch sử Đại-việt, công-chúa Gia-hưng Trần Quốc, chả từng lấy chồng Trung-quốc đó sao? Có ai trách bà đâu?



Phụng-Hiểu cười:



- Trường hợp ấy khác. Tiên sinh chẳng từng nghe nói con gái Việt yêu nước hơn yêu chồng đó sao?. Công-chúa Gia-hưng lấy Trấn-nam vương Vương Phúc, bởi ngài vì Lĩnh-nam xông pha trận tiền. Thời Lĩnh-nam vua Trưng đã từng chọn mỹ nhân đẹp nhất gả cho quốc-công Minh-Giang, Đô-Thiên. Nay dân chúng thờ cúng cả quốc công lẫn phu nhân. Nếu bây giờ có chàng trai Chiêm-quốc, Trung-nguyên, Lão-qua ra sức khuông phò Đại-Việt, tôi e những cô xinh đẹp nhất sẽ tranh nhau cưới làm chồng.



Câu nói của Phụng-Hiểu đưa Ngô Tích về thực tại. Y sờ vào túi, nơi cất bức thư Nàng-Thanh đưa cho y tại Vạn-hoa sơn-trang.



Qua câu truyện đối đáp giữa Ngô Tích với Lê Phụng-Hiểu, Thanh-Mai, Quách Quỳ đưa mắt nhìn nhau. Nguyên ngày nọ, tại đền thờ Tương-liệt đại vương Quách Quỳ bị Tự-Mai thẩm vấn về nguyên do bọn y sang Đại-việt. Y có nhắc đến trận đánh Như-hồng rằng: quân Tống sang cướp phá đất Việt, bị quan quân Việt truy kích. Võ lâm Trung-nguyên bênh quân Tống, võ lâm Đại-Việt bênh quân Việt. Cao thủ bên phía Trung-quốc chết nhiều. Từ nguyên do ấy vua tôi nhà Tống mới nghĩ đến việc gửi sứ đoàn sang tìm di thư. Không ngờ hôm nay họ lại được nghe truyện một phế binh Đại- việt của làng Vạn-thảo đã từng dự trận đó.