Ba Lần Đi Thi Thái Tử Phi

Chương 25 : Ước hẹn mai liễu (nhất)

Ngày đăng: 15:19 18/04/20


Cuối tháng Tám, A Ly và Tạ Liên đã trao nhau lá thư cuối cùng, đầu tháng Chín Tạ Liên trở về Kiến Nghiệp. Ngày về cũng vừa kịp ngày lễ Trùng Dương (*), ngày lễ rượu hoa cúc, các danh sĩ Đông Sơn lên núi tụ hội. Mở tiệc xã giao, thuận tiện cũng dắt theo con cái trong nhà.



(*)Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: “Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.



Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn… Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.



Ngày 9/9 âm lịch còn gọi là ngày “Trùng Cửu” (重九). Sở dĩ có ngày lễ này là vì trong Kinh Dịch, số 9 được xem là “số Dương” và là con số vĩnh cửu, số đẹp và giàu ý nghĩa. Thế nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày lễ “trường cửu”, vì theo âm tiếng Hoa “九九〞(ngày 9 tháng 9) đồng âm với “久久” tức có nghĩa là trường cửu trường thọ. Thế nên như đã nói ở trên, ngày lễ này là để tôn vinh và tỏ lòng kính trọng đối với các bậc cao niên và mong ước các ngài mãi trường thọ, đem lại phúc lộc thọ đức cho con cháu.



Bảo vật của Tạ gia vừa mới trưởng thành, tất nhiên là Thái Phó cũng muốn thừa dịp này, dắt Tạ Liên đến làm quen với các nhân vật có tiếng tăm trong triều đình.



A Ly ngồi giữa khuê phòng, không cách nào nhìn thấy phong thái của Tạ Liên, nhưng cũng có thể nghe được nhiều câu chuyện lý thú được truyền vào. Biết được Tạ Liên lộ diện sẽ bất phàm, trầm mẫn mạch lạt, rất được đám đông danh sĩ coi trọng, trong lòng cũng thay anh cao hứng.



Nhưng mẹ A Ly lại thấy sốt ruột thay cô —- lúc bây giờ, Tạ Liên không hẳn chỉ đơn giản là được “coi trọng” như vậy. Hiện nay cả thành Kiến Nghiệp đều loan truyền ồn ào huyên náo —— Chi Lan(*) ngọc thụ trời sinh dành cho cung đình. Thiếu niên này trăm năm khó gặp, là người trâm anh giữa bách thế muôn dân. Mười phần vẻ đẹp do trời đất tạo ra, đã có đến bảy phần ứng trên người anh ta. Đợi sau này khi anh ta trưởng thành, còn chưa biết sẽ phọc thụ phong lâm đến thế nào đâu.



(*) cỏ chi và cỏ lan (thời xưa chỉ sự cao thượng, tài đức, tình bạn tốt).



Chàng con rể như vậy, nhanh tay thì còn, chậm tay thì mất. Phải mau chóng đến bắt sống về nhà.



Chính vì vậy, hôm nay mẹ A Ly bèn ngồi bàn chuyện với cha A Ly: “Chúng ta có nên gửi đến Tạ gia một chút tin gió?”.



……….Cha A Ly vẫn rất bình tĩnh. Lúc trước, khi Hoàng hậu tỏ ý coi trọng khuê nữ của ông một cách trắng trợn, ông còn chưa thèm để trong lòng. Mà Tạ gia cái gì cũng chưa nói, làm sao mà ông có thể nghĩ đến cơ chứ?



Trong mắt ông, A Ly vẫn còn là một tiểu nha đầu ngồi trên đùi ông, mở to đôi mắt đen láy ngây thơ mà nhìn ông.



Những năm gần đây cũng không có ai đến cửa cầu hôn, nên ông cũng không ý thức được, A Ly cũng đã đến tuổi xuất giá theo chồng.



“Gửi tin gió là sao?”



Mẹ A Ly hơi ngần ngừ không biết phải nói sao, “là việc hôn nhân của con bé nhà chúng ta!”



Cha A Ly sửng sốt một lát, lập tức nghĩ tới Tạ Liên —— ầy, quả thật là chàng rể tốt, chúng ta đã bỏ công giữ chặt nó cho con bé. Con bé ……. không phải là, tiểu nha đầu đã đủ mười bốn tuổi rồi chứ!



Nhắc tới việc hôn nhân của A Ly, ông cũng lập tức nhớ tới một sự kiện “Nhị tiểu tử Vệ gia cũng đã trở lại hai ngày rồi”.



Nhất thời mẹ A Ly không thể đuổi kịp suy nghĩ của ông, “Vệ gia thì có liên quan gì?”


Mẹ A Ly vẫn luôn vừa ý Tạ Liên, bèn vừa cười vừa thăm dò cô “Trong lòng con đã để ý ai chưa đó?”.



A Ly nghĩ nghĩ ——- nếu ngay cả đối diện với mẹ cô để nói ra suy tính trong lòng mà mình còn không làm được, thì sống để làm gì nữa chứ. Nên mới nói: “trong lòng nữ nhi …… để ý tới”, cô dừng lại một lát, nhất thời có chút mờ mịt “——– là kiểu người như Tạ Thái Phó vậy đó”.



…….. Cô vẫn chưa thể nói ra câu: “Con thích Tạ Liên”.



Mẹ A Ly cũng yên tâm, cười nói: “Như thế, con cũng nên xem cẩn thận hơn”.



Ở gian ngoài đã đến không ít người.



Không biết là đã xảy ra chuyện gì, trong nhất thời những tiếng ồn ào cũng đều đè nén xuống, dùng từ chính xác là lặng yên không một tiếng động.



Vào lúc nhiều người như vậy, loại yên tĩnh kiềm nén này rất khiến người ta bất an. Trong ngực A Ly hơi bồn chồn. Tim đập dồn dập, chỉ cảm thấy huyết khí đang sôi sục.



Mẹ A Ly đứng dậy đi ra ngoài xem xét, một lát sau trở về, sai người đi nói: “Trước tiên qua nhìn xem Lão Thái Thái thử, sau đó hãy gọi người sang đây”.



A Ly vội vàng đứng dậy đi ra hóng gió.



Mùa thu Giang Nam tới không nhanh không chậm. Cỏ cây không héo tàn, lá cũng không rụng, trời ấm áp mà kéo dài, gió cũng mơn man chậm rì thổi tới. Đã là tháng 10 cuối thu, cũng chưa thấy nhiều hơi lạnh.



Ngày hôm nay trời hơi se lạnh, gió mang theo hơi nước. Hoa cúc nở rộ đầy sân, nhẹ nhàng đưa hương bay trong không khí, như thấm vào lòng người.



A Ly bước ra ngoài, giọng nói hơi tắc nghẹn và cảm giác buồn bực trong ngực rốt cục đã tiêu tán.



Cô vung tay lên, phân phó nha đầu đứng phía sau, người thì ở chính viện chờ tin tức, người thì đi theo hầu hạ, còn lại trở về phòng thu xếp một số việc.



Cuối cùng chỉ mang theo một người hầu, đi về con đường phía Tây thư phòng Vương Diễm. Mới chỉ xuyên qua một đạo cửa nách, đã thấy một bóng người đứng trước nhà dưới tàng cây hoa quế. Tuy chỉ là bóng dáng, lại vô cùng siêu dật xuất trần. khí chất kia vừa thanh cao lại vừa mạnh mẽ, khiến người ta muốn mù lòa cả hai mắt.



Nhất thời A Ly ngắm nhìn đến ngây người.



Người nọ ước chừng nhận ra có người đang nhìn mình, liền quay đầu lại. Nhìn thấy A Ly, mặt mày tươi roi rói cười rộ lên. Đôi mắt kia sáng trong linh lợi như ánh sao. Ngực A Ly nảy lên một cái.



—– thiếu niên này, từ nhỏ đã phong trần tuyệt mỹ, đến Giang Bắc tôi luyện hai năm, lại càng tỏa ra hào quang tuấn lãng bức người.



Hết chương 25.