Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1103 : Thịnh yến thế kỷ (cuối) (1)

Ngày đăng: 07:40 30/04/20


Sau khi thưởng thức loại rượu hoàn mỹ xong, Tống Huy Tông đột nhiên cảm thấy tiếc nuối, có rượu sao lại không có thức ăn chứ, thật không nói nổi mà. Hơn nữa, phải biết Mai tửu này còn có tác dụng khai vị, lại cảm thấy có chút đói, vậy là nói:



- Lý Kỳ, có rượu ngon thế này, sao không có đồ ăn chứ. Mau dâng những món ăn có phong vị của tiệm này lên đi.



- Việc này



Lý Kỳ xoa tay, rất khó xử mà!



Tiểu thử này thật là khinh người. Tống Huy Tông làm sao mà không hiểu chứ, vội phất tay với Lương Sư Thành. Và thế là mấy vị lão đại bắt đầu góp tiền trả tiền cơm.Lúc này Lý Kỳ mới gật đầu, đám người hầu lập tức dâng thức ăn.



Sau khi dâng lên từng món từng món ngon, gần như bày đầy xung quanh chiếc bàn tròn, nhưng lại để trống một khoảng ngay chính giữa, hiển nhiên là còn một món vẫn chưa dâng lên, hơn nữa quy mô của món này cũng không nhỏ. Nhưng dù là như vậy, chỉ dựa vào những món ăn đã dâng lên cũng đã khiến người ta chấn kinh không thôi. Nếu nói món “Tu hú chiếm tổ chim khách” chỉ có thể diễn tả bằng từ “hoàng tráng”, thì món ăn trên bàn này chỉ có thể dùng một chữ “đẹp” để hình dung.



Còn chưa đợi mọi người tỉnh lại giữa những món ăn xinh đẹp này thì món ăn cuối cùng đã được dâng lên, đó là một mâm sứ hình bầu dục, dài khoảng chừng hai thước.



Lúc món ăn này được đặt lên bàn, chỉ thấy trong mâm có một con “cá lớn”, nóichính xác thì hẳn là do các loại thịt tạo thành, đầu đuôi nhếch lên. Trên “thân cá” và xung quanh điểm thêm vài miếng đỏ hồng trái ngược với những chiếc lá tía tô xanh biếc, lại có từng lát từng lát thịt xếp chồng lên giống như cuộn sóng trên biển, lại như từng đóa từng đóa sen trắng đang nở rộ yêu kiều, khiến người ta cảm thấy như đã đặt mình vào trong bồn hoa xinh đẹp vậy, màu sắc và hình dáng như tranh như họa, như mộng như ảo, đẹp không sao tả xiết. Quan trọng hơn là nó trông vô cùng sống động, tạo nên đặc điểm “sống” trong món ăn, làm người ta cảm thấy phảng phất như con cá này đang tung tăn trong nước vậy.



Thật sự quá đẹp, đẹp đến nỗi làm người ta không muốn động đũa phá hư cảnh đẹp này, cũng giống như việc lấy kéo cắt nát bức “Thanh minh thượng hà đồ” của Trương Trạch Đoan vậy, phải bị trời phạt đó.



Món ăn Nhật Bản chỉ một câu là có thể khái quát được đặc điểm của nó, chínhlàdùng mắt để thưởng thức.



Món ăn Trung Quốc chú trọng toàn vẹn cả sắc hương vị, nhưng món ăn Nhật Bản không chú trọng sự hưởng thụ về mặt khứu giác, mà nó chú trọng hơn sự hưởng thụ về mặt thị giác, ngon hay không ngon chỉ là thứ yếu, nhưng nhất định phải đẹp. Không đẹp thì cho dù là có ngon đi chăng nữa cũng chỉ là mây bay mà thôi. Nói một cách đơn giản chính là bên trong ngươi có thể đã thối rữa, nhưng bên ngoài nhất định phải tô vàng nạm ngọc.
Lý Kỳ nói: 



- Chỉ nói riêng kỹ thuật dùng dao thì e rằng là Cổ sư phụ tốt hơn một bậc.Hắn cũng không phải là khiêm tốt, dù sao thì lúc trước khi hắn học nghề nấu ăn thì kỹ thuật dùng dao chỉ là một môn bắt buộc, hắn cũng chỉ rèn luyện kỹ thuật dùng dao khi nấu ăn mà thôi. Nhưng Cổ Đạt thì khác, ông ta say mê kỹ thuật dùng dao, vẫn luôn nghiên cứu về phương diện này. Lý Kỳ cũng từng thấy không ít tác phẩm của ông ta, trong đó có không ít tác phẩm xuất sắc hiếm có.



Thái Kinh lắc đầu nói:



- Lý Kỳ, ngươi cũng đừng khiêm tốn, kỹ thuật dùng dao của Lý Kỳ tuy rằng tinh diệu, nhưng món ăn của ông ta chú trọng sự tinh tế, còn món ăn của ngươi thì hoàng tráng, bố cục hoàn mỹ, hoa lệ tôn quý, ai hơn ai kém thật sự là ai cũng nhìn ra được.



Ông ta cũng không nói sai, suy cho cùng thì Lý Kỳ cũng có được phương pháp khoa học của hậu thế, cho nên nếu thật sự so sánh thì quả thật là sàn sàn nhau thôi, nhưng phỏng chừng cuối cùng Lý Kỳ sẽ chiến thắng về mặt tâm ý. Sở dĩ Lý Kỳ nóinhư vậy là vì hắn chỉ thuần túy nói về kỹ thuật dùng dao mà thôi.



Lý Kỳ cũng không cãi lại, cười nói:



- Thái sư quá khen rồi, quá khen rồi.



Tống Huy Tông cười ha ha, cũng không nói gì nữa, đặt miếng cá sống trên một khoảng trống, lại gắp thêm vài miếng sơn quỳ nê vừa phải đặt trên miếng cá, sau đó cuộn miếng cá lại bao lấy sơn quỳ nê, rồi chấm vào xì dầu, gắp lên bỏ vào miệng.



Khi vừa mới nuốt vào, mùi vị còn cay nồng hơn cả mù tạt vàng khiến Tống Huy Tông cau chặt mày. Lý Kỳ nhìn thấy mà cũng căng thẳng nha, hắn rất sợ Tống Huy Tông sẽ phun cả ra.



Cũng may chuyện mà hắn lo lắng không có xảy ra. Theo sự nhấm nhấp khôngngừng, thịt cá càng nhai càng vỡ, càng nhai càng nát, chân mày của Tống Huy Tông cũng bắt đầu giãn ra, chỉ thấy trong miệng đầy nước bọt, sơn quỳ nê lúc này lại trở nên hợp khẩu vị, vừa cay lại vừa thơm. Thơm, ngọt, nhuyễn, mặn, cay hòa thành một thể, cảm giác vô cùng tinh diệu, lại phối hợp với một ngụm Thanh tửu, mùi vị trong đó thật sự khiến người ta cảm thấy ý vị sâu xa, chỉ có thể hiểu ngầm mà không thể diễn đạt thành lời nha!