Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1309 : Tài năng xuất chúng (1)

Ngày đăng: 07:44 30/04/20


Không hổ là nữ nhân của Lý Kỳ, lời nói ra luôn khiến người khác không tự chủ được muốn nghe tiếp. Trong lòng Triệu Giai thầm cảm thán một tiếng, cười nói:



- Từ khi trẫm biết đọc biết viết tới nay, đã từng nghe đến dân là gốc của nước, cũng nghe qua đất đai là căn bản của một nước, nhưng việc sản xuất là gốc rễ của quốc gia này thì là lần đầu tiên được nghe.



Trên trán Bạch Thiển Dạ đã rịn ra bao nhiêu mồ hôi, nàng bình tĩnh hít thở hai hơi rồi mới chậm rãi nói:



- Thật ra lời hoàng thượng nói không sai, nhưng dân chúng không chỉ là gốc rễ của quốc gia, mà còn là gốc rễ của cả thiên hạ, không có dân chúng thì mọi chuyện cũng không cần bàn bạc nữa, cách nói này quá chung chung. Còn về đất đai, vi thần cho rằng đó chỉ là thứ yếu.



Quần thần kinh ngạc liếc mắt nhìn, bọn họ cũng là lần đầu tiên nghe thấy việc xếp đất đai là thứ yếu.



Một người lên tiếng hỏi:



- Vậy chẳng hay Kinh tế sử cho rằng cái gì mới là trên hết.



Bạch Thiển Dạ đáp:



- Đối với Kinh Tế Sứ mà nói, đương nhiên là lợi nhuận lên đầu.



Nàng cũng là người đọc sách, tất nhiên hiểu rõ tâm lý của người đọc sách, vì thế mà đối với Kinh Tế Sử mà nói, Kinh Tế Sử cai quản việc kinh tế, cả ngày làm bạn với lợi nhuận, nên dĩ nhiên là lợi nhuận đứng hàng đầu rồi.



Triệu Giai cười nói:



- Nói đến chữ lợi này, trẫm nhớ đến Xu Mật Sứ đã từng nói, tất cả tham vọng đều là để thúc đẩy lợi nhuận, nói cách khác, mọi thứ mà con người nghĩ đến đều là lợi nhuận, bất kể là tư tưởng hay vật chất, đất đai hẳn cũng thuộc về lợi nhuận.



Ý ngươi là cái gì đây, lúc luận bàn đạo đức thì không nói đến ta, nói chuyện vì lợi nhuận mà cái gì cũng làm này thì lại lôi ta ra, ức hiếp người quá đáng rồi, lão tử không thèm quan tâm đến các người nữa. Lý Kỳ tủi thân vô cùng, cúi đầu không thèm nói năng gì.



Bạch Thiển Dạ lắc đầu nói:
- Kinh Tế Sử, ngươi nói tiếp đi, trẫm rất muốn nghe ý kiến của ngươi.



Đôi mắt Bạch Thiển Dạ lóe lên một nét vui mừng, lòng tự tin dần dần tăng cao, nói:



- Miễn trừ sưu cao thuế nặng chỉ là việc cơ bản, dựa trên cơ sở này, triều đình nên tìm cách giúp đỡ dân chúng nâng cao kĩ thuật sản xuất, Xu Mật Sứ thường nhắc đến việc tăng cao lợi nhuận, vậy thì kĩ thuật chính là căn nguyên khiến giá trị được tăng cao.Vốn dĩ 1 con cá chỉ bán được 10 văn tiền, nhưng qua tay của đầu bếp, giá trị liền tăng lên hơn gấp đôi, đây chính là sự thay đổi lớn nhất về mặt giá trị, ngoài ra, sự có mặt của rượu, điểm tâm cũng khiến giá trị của lương thực thay đổi lớn, kĩ thuật là điều không đòi hỏi quá nhiều chi phí, nó là biểu hiện của trí tuệ, nhưng lại có thế mang lại sự đáp trả hậu hĩnh.



Thái Sư Học viện chính là nơi truyền đạt lại các loại kĩ thuật và kinh nghiệm để có thể tăng cường lợi nhuận cho đời sau.Vậy nên thần cho rằng, nên mở một số học viện giống như Thái Sư học viện, mở rộng phổ cập kĩ thuật, tăng cường lợi nhuận. Mặt khác còn có thế chiêu mộ những chí sĩ có tài, nhắm vào từng loại kĩ thuật mà tiến hành nâng cao, hoặc nâng cao một chút ít là có thể khiến dân chúng và triều đình thu được số của cải khó mà lường được. Ví dụ như Thiên Hạ Vô Song của Túy Tiên Cư, cá nóc của Phàn Lâu, Liên Minh đá bóng, sòng bạc Hồng Vạn, cho tới vũ khí là niềm tự hào lớn nhất của Đại Tống ta.



Quần thần đều gật gù, nhưng ánh mắt bọn họ phần nhiều đều đồ dồn vào Lý Kỳ đang trầm mặc không lên tiếng, bọn họ đều cho rằng tất cả những điều này đều là do Lý Kỳ truyền dạy cho Bạch Thiển Dạ.



- Hay cho câu tăng cường lợi nhuận



Triệu Giai cười ha ha, tỏ ra vô cùng hưng phấn, nói:



- Dựa vào kĩ thuật tiên tiến, tạo ra thêm nhiều tài sản, triều đình nên đặc biệt coi trọng vấn đề này, trẫm sẽ không ngại bất kì giá nào, tìm cách nâng cao các loại kĩ thuật, các ngươi cũng phải chuẩn bị sẵn sàng đi.



- Thần tuân mệnh.



Triệu Giai lại nói với Bạch Thiển Dạ:



- Ngươi nói nhiều như vậy, nhưng vẫn chưa nói đến việc sản xuất và dư thừa binh sĩ có liên quan gì với nhau?



Bạch Thiển Dạ đáp:



- Binh sĩ dư thừa căn nguyên là do triều đình ta vì muốn cắt giảm số lượng lưu dân, liền tuyển một lượng lớn lưu dân vào quân đội, theo tháng ngày, những người mới không ngừng gia nhập, mà những người già lại không rời đi, dẫn đến việc càng lâu thì số lượng càng nhiều, hình thành hiện tượng dư thừa binh sĩ, vi thần cho rằng việc này quả chẳng khác nào xem việc quốc gia như trò đùa, binh lính phải bảo vệ cho tổ quốc, bảo vệ dân chúng, sự an nguy của thiên hạ đều nằm trong tay bọn họ, sao lại có thể tùy tiện tuyển người như vậy, chính vì sự tồn tại của những người như thế mà khiến quân đội Đại Tống ta không ngừng nhận lấy nỗi hổ thẹn. Cách làm như vậy thực sự là khiến đầu đuôi lẫn lộn.