Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1330 : Ngoại giao cứng rắn (1)

Ngày đăng: 07:44 30/04/20


Bởi vì vị trí địa lý của Tây Hạ không tốt, chung quanh đều là quốc gia, hơn nữa từ đầu đến cuối đều bị kẹp ở giữa hai siêu cường quốc Trung Nguyên, Bắc Quốc. Điều này cũng khiến cho bọn họ vô cùng chú trọng đến chính sách ngoại giao của mình, mà bọn họ từ trước vốn là chủ trương dựa vào cường quốc, công kích nước yếu, ai cho ta nhiều ưu đãi, ai càng hùng mạnh hơn, thì ta lăn lộn cùng người đó, dùng cái này để duy trì sự tiếp tục thống trị của Đảng Hạng.



Không lâu trước đó, kiểu chính sách này của bọn họ đạt được hiệu quả vô cùng không tồi, nhưng mà, lần này bọn họ cũng đã nếm được quả đắng do chính mình gieo xuống.



Kỳ thật lần này Lý Sát Nhĩ đến, lúc mới đầu y vẫn ôm hy vọng đặc biệt lớn, bởi vì trên dưới của Tây Hạ đều cho rằng, bọn họ là điểm thăng bằng của Tống, Kim. Tống, Kim đều sẽ tranh thủ bọn họ, mối quan hệ cạnh tranh của Tống - Kim, khiến bọn họ lại có thể ở giữa hai nước mà kiếm lợi.



Hiển nhiên lần này lỗi của bọn họ vô cùng thái quá. Theo phương diện quân sự ngày càng mạnh hơn của Đại Tống, không hề e ngại đại quốc phương bắc này. Tây Hạ các ngươi thích ở cùng ai, thì cứ đi cùng người đó. Bây giờ ta cũng không sợ ngươi nữa, thứ ta có là Liên bang kiềm chế Kim Quốc, chúng ta lại phải đi cầu cạnh Tây Hạ các ngươi sao? Cho dù lần này bố đây cầu cạnh được ngươi, đến lúc nhà ngươi nhìn thấy bên kia có lợi, còn không phải sẽ vội vội vàng vàng chạy tới đánh ta?



Mà mức độ Tây Hạ lệ thuộc vào Đại Tống, phải xa hơn nhiều mức độ Đại Tống lệ thuộc vào Tây Hạ. Hàng hóa của Đại Tống đều đứng hàng đầu trên thế giới, hơn phân nửa vẫn là hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống, còn sợ không bán được sao? Bây giờ lại ký minh ước cùng Kim Quốc, dê bò cũng có thể trực tiếp mua từ Kim Quốc. Về phần ngựa, hiện giờ chúng ta cũng đã có một số bãi cỏ ở tây bắc, và cả ở phía Bắc nữa. Tuy rằng không coi là nhiều, nhưng xa binh của chúng ta có thể còn có tính nhẫn nại tốt hơn ngựa Đại Lý, thậm chí còn có thể đến Kim Quốc buôn lậu ngựa.



Mà Tây Hạ các ngươi, ta không cần nói gì nữa, chỉ là không mua muối của các ngươi, cũng đủ cho các ngươi khốn đốn rồi.



Sau khi Triệu Giai lên ngôi. Cũng quyết tâm thay đổi sách lược đối với Tây Hạ, cứng mềm gì đó đều thi hành, không thiếu cái nào, chúng ta muốn nói thì phải nói ích lợi, nếu làm cho ta nổi giận, ta sẽ cùng Kim quốc liên hợp lại, chia cắt Tây Hạ các ngươi.
- Xu Mật Sứ, nếu các ngài đồng ý giúp Tây Hạ chúng ta, Tây Hạ ta nguyện ý hướng tiến nạp tới bệ hạ quý quốc, trọng tu quân thần chi lễ.



Lời này cũng chính là nói, nếu các ngươi hủy bỏ chế tài kinh tế đối với chúng ta, chúng ta nguyện ý xưng thần với các ngươi.



Đây kỳ thật chính là lằn ranh của Tây Hạ. Trong lịch sử, lúc này đã là trung kỳ sỉ nhục Tĩnh Khang rồi. Đương nhiên Tây Hạ dựa vào Kim Quốc, chạy đến tấn công Tống triều, nhưng hiện giờ đã khác rồi, bọn họ đã thấy được sự cường đại của Tống Quốc, đến lĩnh vực quân sự bị người ta đồng loạt lên án, cũng đã có được sự lớn mạnh lên rất rõ ràng, thậm chí còn đánh bại quân Kim không ai bì kịp, bọn họ lại càng không dám vọng động, căn cứ vào dựa vào cường quốc, với sách lược ngoại giao đối kháng nhược tiểu, hiển nhiên là lăn lộn cùng Đại Tống, càng có thêm chút tiền đồ hơn so với cùng Đại Kim.



Những thứ khác thì ta không nói, Tây Hạ xưng thần với Kim, phải cống nạp cho Kim Quốc. Nhưng xưng thần với Tống Quốc, ngược lại Tống Quốc còn ban thưởng hàng năm cho bọn họ, sự khác biệt này vô cùng lớn nha. Hơn nữa, sau khi Hạ Sùng Tông lên ngôi, đã hoàn toàn áp dụng chế độ của Tống triều, dùng lời của đời sau mà nói, thì chính là quốc gia dưới một chế độ, hai bên có rất nhiều ngôn ngữ chung, trải qua mấy năm phát triển này, Tây Hạ dần dần thoát ra khỏi cái bóng chinh chiến liên miên, quốc dân đã bắt đầu trở nên giàu có, nhưng đây hơn phân nửa là dựa vào chuyện mậu dịch với Tống triều.



Mấu chốt nhất chính là, Tây Hạ cũng không hy vọng nhìn thấy quan hệ Tống - Kim mật thiết quá mức. Nếu hai người các ngươi mà tốt đẹp, thì ta đây phải làm sao? Cho nên, bọn họ muốn mượn lần này châm ngòi mối quan hệ Tống - Kim, sau đó lại hai mặt phùng nguyên, để đảm bao sự tiếp diễn của chính quyền tộc Đảng Hạng, đây cũng là một kiểu chiến lược ngoại giao.



Căn cứ vào tất cả chuyện này, Hạ Sùng Tông sẽ nói với Lý Sát Nhĩ việc đề nghị này, tuy rằng bọn họ vốn dĩ vô cùng có lòng tin đối với lần đàm phán này, nhưng thời này cũng không có điện thoại, việc đi lại tốn thời gian khá lâu, bình thường thì đàm phán giữa hai nước, hơn nữa còn là kiểu đàm phán quan trọng này, đều phải suy tính vô cùng chu toàn.