Bạch Mã Khiếu Tây Phong

Chương 3 :

Ngày đăng: 12:16 18/04/20


Y chỉ cái khăn tay nói tiếp:



- Ngươi xem đây, cái khăn này làm bằng tơ, còn sông núi sa mạc đồ hình,

lại bằng len thêu vào giữa. Tơ màu vàng, len cũng màu vàng, bình thời

nhìn không thấy, nhưng khi thấm máu rồi, len hút máu nhiều hơn tơ thành

mới phân ra rõ rệt.



Lý Văn Tú chăm chú nhìn tấm khăn tay, quả nhiên y nói đúng, thấm máu rồi hiện rõ đồ hình, còn chỗ nào không thấm máu thì vẫn nguyên màu vàng.

Năm xưa khi Tô Phổ bị chó sói cắn, máu chảy không nhiều, chiếc khăn chỉ

hiện một bên góc, hôm nay bị thương vì kiếm, đồ hình hiện ra đến hơn một nửa. Bấy giờ nàng mới hiểu rằng chiếc khăn này có ẩn tàng một đại bí

mật. Tô Lỗ Khắc và Xa Nhĩ Khố bị thương không lấy gì làm nặng, hai người cùng nghĩ: “Đợi ta tỉnh rượu rồi, sẽ giết tên cường đạo người Hán này”. Xa Nhĩ Khố nói:



- Ông già ơi, cho tôi uống chút nước.



Kế lão nói:



- Được.



Ông đứng lên đi lấy nước. Trần Đạt Hải sẵng giọng quát:



- Tất cả ngồi yên, không ai được động đậy.



Kế lão hừ một tiếng, lại ngồi xuống.



Trần Đạt Hải trong bụng tính toán: “Nếu bấy nhiêu người hợp lực đối phó

với ta, cùng xông lên một lượt e rằng nguy mất. Nhân lúc hai tên chó

chết Cáp Tát Khắc chưa tỉnh rượu, giết chúng trước là kế vạn toàn”. Y

chầm chậm đi đến trước mặt Tô Lỗ Khắc, đột nhiên rút phắt trường kiếm,

vung lên chém ngay xuống đầu y. Y rút kiếm chém thật là đột ngột, hành

động lại nhanh như chớp, Tô Lỗ Khắc không cách nào tránh được. Tô Phổ

kêu lên một tiếng, toan xông lên cứu cha, nhưng còn làm sao cho kịp?



Kiếm của Trần Đạt Hải vừa xuống đỉnh đầu Tô Lỗ Khắc bỗng nghe một tiếng

vù, một vật ném ngay vào mặt, thế đi thật nhanh, y hoảng hốt không còn

lo giết người mà nhảy vội sang một bên. Nghe choang một tiếng, vật đó

đụng thẳng vào tường vỡ tan, thì ra là một cái chén uống trà. Y định

thần, nhìn rõ ra kẻ ném chiếc chén chính là Lý Văn Tú.



Trần Đạt Hải giận lắm, thấy gã thanh niên Cáp Tát Khắc này gầy gò ốm

yếu, dáng như con gái nên không để ý, nào ngờ đâu lại dám vuốt râu hùm,

nên vung kiếm lên chỉ vào y chửi:



- Con chó con Cáp Tát Khắc kia, ngươi không muốn sống hả?



Lý Văn Tú từ từ cởi chiếc áo khoác Cáp Tát Khắc ra, để lộ áo chẽn kiểu người Hán, dùng tiếng Cáp Tát Khắc nói:



- Ta không phải là người Cáp Tát Khắc, ta là người Hán.



Tay nàng chỉ vào Tô Lỗ Khắc nói:



- Vị Cáp Tát Khắc bá bá này, coi tất cả người Hán ai cũng là cường đạo

xấu xa. Ta muốn cho ông ta biết, người Hán chúng ta không phải ai cũng

đi ăn cướp, mà cũng có người tốt.



Nhát kiếm của Trần Đạt Hải ai ai cũng thấy rõ, nếu như không có Lý Văn

Tú ném chiếc chén ra cứu, Tô Lỗ Khắc ắt đã chết rồi, nên khi nghe nàng

nói thế, Tô Phổ liền nói:



- Đa tạ ngươi cứu cha ta.



Thế nhưng Tô Lỗ Khắc vẫn hết sức ương ngạnh, kêu lớn:



- Ngươi là người Hán, ta không cần ngươi cứu, cứ để tên cướp kia giết ta đi là hơn.



Trần Đạt Hải tiến lên một bước, hỏi Lý Văn Tú:



- Ngươi là ai? Ngươi là người Hán, đến đây làm gì?



Lý Văn Tú cười khẩy nói:



- Ngươi không nhận ra ta nhưng ta lại nhận ra ngươi. Ăn cướp bộ lạc Cáp

Tát Khắc, giết không ít người Cáp Tát Khắc, chính là bọn cường đạo người Hán chúng mày.



Nói đến đây giọng nàng không khỏi bùi ngùi, nghĩ thầm: “Nếu không phải

vì bọn ăn cướp chúng mày làm bao nhiêu trò bỉ ổi, Tô Lỗ Khắc đã không

hận người Hán chúng ta đến thế”. Trần Đạt Hải lớn tiếng nói:



- Là ông đấy thì mày làm gì nào?



Lý Văn Tú chỉ vào A Mạn nói:



- Nàng ta là nô lệ của ngươi, ta muốn đoạt lại, làm nô lệ cho ta.



Câu đó nói ra, thật quả ngoài dự liệu của mọi người. Trần Đạt Hải ngạc nhiên, cười ha hả nói:



- Giỏi, ngươi có tài thì cứ ra mà lấy lại.



Y vung trường kiếm lên, mũi kiềm rung động nghe u u. Lý Văn Tú quay sang nói với A Mạn:



- Ngươi nhân danh Chúa Allah, lập lời thề, bằng lòng làm nô lệ cho y.

Nếu như y đánh không lại ta, ngươi bị ta đoạt lại, ngươi cũng sẽ là nô

lệ cho ta, có phải không?



Người Cáp Tát Khắc đánh nhau với bộ tộc khác, kẻ bị bắt trở thành nô lệ, trong kinh Koran của Hồi giáo đã nói rõ ràng. Thân phận kẻ nô lệ không

khác gì con vật, toàn do quyền chủ nhân, kể cả mua bán. Nếu như chủ nhân bị người ta chế phục, tất cả gia sản, súc vật, nô lệ cũng đều về tay

chủ mới. A Mạn nghe nói thế, nghĩ thầm: “Ta đã thành nô lệ rồi, phải

theo tên cường đạo này để y dày vò, chi bằng theo ngươi làm chủ cũng còn hơn”. Nghĩ thế nàng liền gật đầu:



- Đúng vậy.



Lại ngập ngừng nói tiếp:



- Ngươi đánh không lại y đâu, tên giặc cướp này võ công ghê gớm lắm.



Lý Văn Tú nói:



- Cái đó ngươi khỏi lo, ta đánh không lại thì để cho y giết chết.



Nàng vỗ hai tay một cái, nói với Trần Đạt Hải:



- Tiến lên đi.



Trần Đạt Hải lạ lùng hỏi:



- Ngươi tay không đấu với ta ư?



Lý Văn Tú nói:



- Giết những tên cường đạo như ngươi, cần gì phải dùng đến binh khí?



Trần Đạt Hải nghĩ thầm: “Ở đây ai ai đều là địch, dây dưa thêm chút nào, nguy hiểm thêm dường ấy, ngươi phách lối như thế thì càng tốt”. Y quát

lên:



- Coi kiếm đây.



Y vung kiếm lên, sử chiêu Độc Xà Xuất Động, đâm luôn vào ngực Lý Văn Tú, thế mạnh lại nhanh. Kế lão kêu lên:



- Mau lui ra.



Ông ta chắc Lý Văn Tú không thể nào chống nổi, đâu ngờ nàng chỉ lắc một

cái nhẹ nhàng tránh qua một bên, lướt đến bên Trần Đạt Hải, cúi chỏ trái thúc ngược về sau, đánh vào ngang hông y. Trần Đạt Hải kêu lên:



- Giỏi lắm.



Trường kiếm của y cuộn về, chém vào tay nàng. Lý Văn Tú phóng chân phải

ra, đá luôn vào cổ tay y, chiêu Diệp Để Phi Yến đó là một tuyệt kỹ của

Hoa Huy, Lý Văn Tú luyện mất bảy tám ngày mới thuần thục, nhẹ nhàng khéo léo thật là đắc ý. Trần Đạt Hải vội rụt tay về nhưng không còn kịp nữa, cổ tay nhói một cái đã bị đá trúng, nhưng cước lực đối phương không

mạnh lắm nên kiếm của Trần Đạt Hải không bị tuột tay. Y kinh hãi gầm

lên, nhảy lùi về sau một bước, còn Kế lão cũng “Ồ” một tiếng, cực kỳ

ngạc nhiên.



Trần Đạt Hải xoa xoa tay, lại vung kiếm xông lên cùng Lý Văn Tú đấu

tiếp. Lúc này y không còn dám coi thường chàng thanh niên gầy gò kia

nữa, thấy y ra chiêu nào chiêu nấy đều vững vàng, công phu thực không

phải dở, Trần Đạt Hải liền giở Thanh Mãng kiếm pháp ra, cực kỳ tàn độc,

cốt sao giết được đối phương càng sớm càng tốt. Lý Văn Tú được Hoa Huy

truyền thụ, thân pháp linh mẫn, chiêu thức tinh kỳ, chỉ hiềm chưa từng

cùng người khác đấu bao giờ, không có chút kinh nghiệm đối địch nào, lúc đầu chỉ nhở lòng cừu hận muốn giết tên ác tặc báo thù cho cha mẹ. Đấu

được một hồi, nàng bắt đầu nhìn thấy đường đi nước bước của đối thủ,

trong lòng dần dần trấn tĩnh lại.



Căn lều của Kế lão vốn dĩ đã nhỏ, trong sảnh lại gầy một đống lửa lớn,

Trần Lý hai người bên bếp hồng nhảy qua nhảy lại, kiếm quyền thế nào

cũng chỉ cách người một hai tấc, tưởng như Trần Đạt Hải sắp sửa giết

được Lý Văn Tú đến nơi. Thế nhưng chiêu nào nàng cũng có thể trả đòn,

hoặc tránh né chiết giải được cả. Bọn Tô Lỗ Khắc xem mà há hốc mồm, còn

Kế lão thì càng coi càng sợ hãi, thân thể không ngừng run rẩy.



Hai người càng đấu càng hăng, Trần Đạt Hải sử dụng chiêu Linh Xà Thổ Tín mũi kiếm đâm vào yết hầu Lý Văn Tú. Lý Văn Tú hụp xuống, lòn dưới kiếm

tiến tới, tay trái gạt tay phải của địch, đẩy thanh kiếm hướng ra ngoài, hai tay liền chụp hai thanh kim ngân tiểu kiếm nơi hông Trần Đạt Hải,

một kéo một đẩy, nghe bụp một tiếng cùng đâm luôn vào xương vai địch

thủ. Trần Đạt Hải “A” lên một tiếng thảm khốc, trường kiếm tuột khỏi

tay, loạng choạng lùi về phía sau, đến lúc lưng đụng vào tường đứng thở

hổn hển. Hai thanh tiểu kiếm cắm vào hai vai lút đến tận cán, mũi kiếm

thấu qua bên lưng, gân cốt đã đứt hết, hai tay không còn chút lực khí

nào, làm sao còn lấy tay nọ rút kiếm vai kia cho nổi?



Chỉ nghe mọi người trong nhà đều lớn tiếng hò reo, la lớn:



- Đánh gục được tên cướp rồi, đánh gục được tên cướp rồi.



Đến ngay cả Tô Lỗ Khắc cũng cao giọng la lối. Tô Phổ và A Mạn ôm nhau ở

một nơi, sướng không để đâu cho hết. Chỉ có Kế lão không ngừng run rẩy,

hai hàm răng đập vào nhau kêu lách cách.



Lý Văn Tú biết ông ta vì quan tâm đến mình nên sợ hãi, bước tới cầm bàn

tay to lớn thô kệch của ông già, ghé tai nói nhỏ vào tai:



- Kế gia gia, đừng sợ nữa, tên giặc cướp đánh không lại cháu đâu.



Bàn tay ông lạnh ngắt, càng run rẩy hơn trước. Lý Văn Tú quay đầu lại,

thấy Tô Phổ đang ôm chặt A Mạn, đang vui sướng vì thắng lợi lòng bỗng

chùng hẳn xuống, thấy chính mình cũng run run, bàn tay Kế lão không còn

lạnh nữa, thì ra chính tay nàng cũng đã lạnh rồi. Nàng bỏ tay Kế lão ra, đi đến cầm sợi dây vẫn buộc nơi cổ A Mạn, lạnh lùng nói:



- Ngươi là nữ nô lệ của ta, bây giờ đi theo ta.



Tô Phổ và A Mạn hai người lòng cùng lạnh ngắt, bốn cánh tay đang ôm nhau lập tức lỏng ra. Họ biết đây là qui củ đời này truyền đời khác của

người Cáp Tát Khắc, không còn cách nào vi phạm mệnh lệnh. Cả hai mặt đều trở nên tái nhợt. Lý Văn Tú thở dài một tiếng, cởi sợi dây nơi cổ A Mạn ra nói:



- Tô Phổ thương yêu ngươi, ta. .. ta không muốn gã phải đau lòng. Ngươi nay thuộc về Tô Phổ.



Nói xong đẩy A Mạn một cái, cho nàng ngã vào lòng Tô Phổ. Tô Phổ và A Mạn không tin ở tai mình vừa nghe, cùng hỏi lại:



- Có thực không?
lửa, nghĩ rằng ác quỉ dù hung dữ nhưng chắc cũng sợ ánh sáng.



Lý Văn Tú nằm dựa vào một khối đá, trong bụng nghĩ thầm: “Cha mẹ ta hàng vạn dặm từ Trung Nguyên đến đất Hồi Cương, cũng chỉ vì muốn tìm đến Cao Xương mê cung. Hai người chưa tìm được đến nơi thì đã táng mạng. Thực

ra nếu có kiếm được chăng nữa, phần lớn cũng bị ác quỉ trong cung giết

chết, trừ khi nghe tiếng quỉ liền lùi ra ngay. Thế nhưng cha ta, mẹ ta

một thân võ công, không đời nào lại nghe lời ác quỉ. Ôi, người võ công

có cao bao nhiêu, nhưng làm sao đánh lại được quỉ quái?”.



Đột nhiên từ sau có tiếng người đi rón rén đến gần, ghé tai nói nhỏ: “A Tú”. Lý Văn Tú mừng quá, vội nhỏm dậy kêu lên:



- Kế gia gia, ông cũng đến đấy ư?



Kế lão nói:



- Ta không yên lòng nên đi theo đại đội đến kiếm ngươi đây.



Lý Văn Tú trong lòng cảm kích, cầm tay ông ta, nói:



- Đường đi thật gian nan, ông tuổi đã lớn rồi, chắc khổ sở lắm, mau ngồi xuống nghỉ đi.



Kế lão bèn ngồi xuống bên cạnh nàng, bỗng từ phương tây vọng lại mấy

tiếng cú rúc chói tai, thật là khó nghe. Cả bọn không hẹn mà cùng hướng

về phía tiếng chim, chỉ thấy một con vật gì trắng toát, từ trong đêm tối lao vụt ra, đến cách chỗ mọi người chừng bốn trượng, đứng yên không

động đậy, nhìn ra thì là một bóng người, dưới ánh lửa thấp thoáng, con

quái vật đó khoác một tấm vải trắng, mặt đầy những máu, trên áo cũng máu me vương vãi, thân hình thật cao, phải hơn người thường đến năm thước.

Trong đêm tối hình ảnh đó cực kỳ đáng sợ. Con quỉ đó vươn hai tay, mười

móng tay so với ngón tay còn dài hơn, tay cũng đầy máu.



Cả bọn không ai dám thở, chỉ chăm chăm nhìn nó.



Con quỉ quái đó lại cười hinh hích, eo éo nói:



- Ta ở mê cung ở đã một nghìn năm, không để cho ai làm rộn, sao các ngươi dám lớn mật đến thế?



Nó nói bằng tiếng Cáp Tát Khắc, chính là thanh âm Lý Văn Tú đã nghe

trong mê cung lúc ban ngày. Con quái vật đó từ từ quay lại, hai tay nhắm ngay một con ngựa cách xa chừng ba trượng, kêu lớn:



- Chết này!



Nó lập tức xoay người đi mất, chỉ nháy mắt đã không còn thấy hình bóng

đâu. Con quỉ đó chợt đến, chợt đi, thật là đáng sợ, mãi đến khi nó đi

một lúc rồi, mọi người mới kinh hoảng kêu la. Con ngựa bị nó chỉ vào bốn chân khuỵu xuống, ngã ra chết rồi. Mọi người chen nhau đến coi, thấy

con vật toàn thân không có thương tích gì, mũi mồm cũng không chảy máu,

không biết trúng phải phép ma phép quái gì mà chết.



Mọi người cùng nói:



- Đúng quỉ rồi, đúng quỉ rồi.



Có người nói:



- Ta đã bảo Đại Qua Bích có quỉ mà!



Người khác nói:



- Mê cung đó hàng ngàn năm không ai dám vào, dĩ nhiên có quỉ canh giữ.



Lại người khác nói:



- Nghe nói quỉ quái không có chân, xem con quỉ này có dấu chân không nào?



Mọi người liền cầm đuốc, đến chỗ con quỉ bỏ đi soi tìm, thấy cứ năm

thước lại có một cái lỗ nhỏ, dấu chân người không thể nhỏ như thế, hai

dấu cách nhau cũng không thể xa như thế.



Chuyện xảy ra như vậy không ai còn hồ nghi, chắc chắn là quỉ quái trong mê cung ra phá phách, đều nói:



- Dù trong mê cung có cái gì chăng nữa thì mình cũng chẳng thèm. Sáng sớm ngày mai, tất cả rút trở về.



Đêm đó người nào cũng phập phồng lo sợ, nhưng hôm sau khi mặt trời lên

thì không ai còn sợ hãi như trước nữa. Một số thanh niên bàn nhau nên

vào mê cung xem cho biết. Tô Lỗ Khắc và Xa Nhĩ Khố đều sẵng giọng ngăn

lại, bảo là nếu như muốn vào mê cung thì phải bàn cho kỹ lưỡng tìm một

cách thức an toàn.



Bàn tán cả ngày nhưng có ra cách thức nào đâu? Tuy nhiên tất cả dồng ý ở lại thêm một đêm, ngày mai tính lại. Đến khoảng gần giờ hợi, chính là

lúc quỉ quái xuất hiện đêm trước, lại nghe thấy phương tây ba tiếng cú

rúc, cả bọn ai nấy đều nổi da gà. Con quỉ áo trắng chân dài, toàn thân

đầy máu lại vụt tới, đứng cách chừng vài trượng, eo éo nói:



- Các ngươi chưa chịu về phải không? Cứ ở loanh quanh đây thêm một đêm

nữa, từng đứa từng đứa ta sẽ cho chết không kịp ngáp. Ta ở trong cung

một nghìn năm qua không ai dám vào, chúng bay lớn mật thật.



Nói tới đây nó lại từ từ quay đầu, hai tay chỉ vào một thanh niên đứng tận đằng xa, kêu lên:



- Chết này!



Nói xong, nó lập tức rút về chạy mất, dưới ánh trăng thấy nó chạy mỗi

lúc một xa, sau cùng biến mất. Chỉ thấy thanh niên kia từ từ sụm xuống,

không nói được một câu, chết ngay lập tức, trên người cũng không có vết

thương nào. Đêm qua chỉ mới chết một con ngựa, hôm nay lại giết một

thanh niên khỏe mạnh. Như thế còn ai dám ở bây giờ? Huống chi bọn Tô Lỗ

Khắc lại nói là trong mê cung nào có báu vật gì đâu, đến một cục vàng

cục bạc cũng không. Nếu chẳng phải vì trời tối, cả bọn chắc đã lên đường chạy rồi.



Hôm sau trời vừa hửng sáng, cả bọn đã lếch thếch quay về.



Lý Văn Tú hôm trước đã đến xem kỹ xác con ngựa, bây giờ lại đến coi thi

thể chàng thanh niên, trong bụng không còn hoài nghi gì nữa, nói lẩm

bẩm: “Cái này không phải ác quỉ”.



Bỗng dưng đằng sau có tiếng người run run:



- Đúng là ác quỉ, đúng là ác quỉ! A Tú, so với ác quỉ còn đáng sợ hơn, thôi mình đi về.



Không biết từ bao giờ, Kế lão đã đứng ngay sau lưng nàng. Lý Văn Tú thở dài nói:



- Được, thôi mình đi về.



Đột nhiên nghe tiếng Tô Phổ kêu thất thanh:



- A Mạn, A Mạn, em ở đâu?



Xa Nhĩ Khố kinh hoảng hỏi:



- A Mạn không đi với ngươi ư?



Nói xong y cất tiếng gọi lớn:



- A Mạn, A Mạn! Thôi mình đi về.



Lập tức chạy đi tìm con gái. Tô Phổ cũng vừa kêu “A Mạn” vừa chạy lên

một cái gò, nhìn bốn bề, bỗng thấy phía tây cạnh đường có một cái khăn

choàng đầu thêu hoa, vội vàng chạy tới nhặt lên xem, chính là khăn của A Mạn. Y hoảng không để đâu cho hết, kêu lớn:



- A Mạn bị ác quỉ bắt đi rồi.



Lúc này đoàn người đi đã xa, ngay cả xác của Lạc Đà, Tang Tư Nhi, và

chàng thanh niên cũng đã khiêng đi rồi, ở lại chỉ còn có Tô Lỗ Khắc, Xa

Nhĩ Khố, Tô Phổ, Lý Văn Tú và Kế lão năm người thôi. Cả bọn nghe Tô Phổ

hoảng hốt kêu vội chạy tới hỏi han. Tô Phổ cầm chiếc khăn hoa, chân tay

rụng rời nói:



- Cái này của A Mạn. Nàng. .. nàng. .. bị ác quỉ bắt mất rồi.



Lý Văn Tú hỏi lại:



- Bắt đi lúc nào?



Tô Phổ đáp:



- Ta không biết. Chắc là đêm hôm qua. Nàng. .. nàng ngủ chung với mấy cô bạn gái, sáng nay không còn thấy đâu nữa.



Y ngơ ngẩn một hồi, đột nhiên nhắm hướng mê cung lao mình chạy tới, vừa chạy vừa kêu:



- Ta thề cùng chết với A Mạn.



A Mạn bị ác quỉ bắt đi rồi, y làm gì có tài cứu được nàng về. Thế nhưng

nếu A Mạn chết rồi, y cũng chẳng muốn sống làm gì nữa. Tô Lỗ Khắc gọi

vói theo:



- Tô Phổ, Tô Phổ, thằng ngu, mau quay lại, ngươi không sợ chết ư?



Thấy con mình càng chạy càng xa, tình cha con sau cùng thắng được nỗi sợ ác quỉ, y cũng chạy theo. Xa Nhĩ Khố ngơ ngẩn, kêu lên:



- A Mạn, A Mạn!



Rồi cũng chạy theo hai người kia. Kế lão lắc đầu:



- A Tú, thôi mình đi về.



Lý Văn Tú nói:



- Không, Kế gia gia, cháu phải đi cứu họ.



Kế lão nói:



- Ngươi đánh không lại ác quỉ đâu.



Lý Văn Tú nói:



- Không phải ác quỉ, người đó.



Kế lão đột nhiên giơ tay ra, nắm chặt tay Lý Văn Tú, run run nói:



- A Tú, dẫu có là người, y so với ác quỉ còn đáng sợ hơn. Ngươi nghe lời ta, mình đi về thôi, đi cho thật xa. Mình là người Hán, không thể ở Hồi Cương được, ngươi và ta cùng về Trung Nguyên.



Lý Văn Tú thấy Tô Phổ ba người càng lúc càng xa, trong bụng bồn chồn, cố dãy ra, nào ngờ Kế lão tuy tuổi đã cao, sức lực không phải tầm thường,

liên tiếp mấy lần vẫn không thoát ra được. Nàng kêu lên:



- Bỏ tay cháu ra. Tô Phổ, Tô Phổ cũng bị nó giết mất.



Kế lão thấy nàng mặt đỏ gay, bộ dạng thật là gấp rút, đành thở dài một tiếng, bỏ tay nàng ra buồn bã nói:



- Vì chàng thanh niên Cáp Tát Khắc kia, ngươi chẳng coi cái gì vào đâu.



Lý Văn Tú vừa thoát được liền quay đầu chạy ngay, không nghe Kế lão nói

gì. Nàng chạy một mạch đến trước mê cung, thấy Tô Phổ tay đang múa đao,

vừa múa vừa gào:



- Ác quỉ chết tiệt kia, ngươi giết chết A Mạn, thì giết luôn ta đi. A

Mạn chết rồi, ta còn sống làm gì. Ta là Tô Phổ, ngươi có giỏi ra đây

cùng ta quyết đấu, ngươi sợ ta hay sao?