Bất Tiếu Phù Đồ

Chương 268 : Đế Phách cao chót vót (Một)

Ngày đăng: 12:31 19/04/20


Đế Phách, Quốc đô của Khánh Quốc, là nơi ba sông tập hợp, khí thế hào hùng, cùng với Nhân Phong của Cảnh Quốc, Vân Đỉnh của nguyên Ngu Quốc được xưng là tam đại danh đô, phồn hoa như cẩm, sung túc như biển.



Quốc quân Phong Đình của Khánh Quốc, biết dùng người, trị pháp nghiêm ngặt, có hùng tâm giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thức ăn ngon, mỹ nhân đẹp, có đức độ, dân gian khen chê mỗi thứ một nửa. Mấy đời cơ nghiệp của tiên hoàng nắm trong tay hắn đã hơi có phát triển. Lần này mang binh đi Cảnh Quốc, tích góp từng chút lương thảo của thiên hạ, khuynh đảo binh lực toàn quốc, ý đồ khuếch trương rất rõ ràng.



Chinh chiến nửa năm, Cảnh Quốc liên tiếp bại lui, một vùng lãnh thổ rộng lớn đều bị Khánh Quốc nắm vào tay, nếu không ngoài suy đoán, sang năm nhất định có thể đại thắng.



Dọc theo đường đi hướng tới Đế Phách, Mặc Phi được nghe Tê Túc giới thiệu về tục lệ và thế cục biến hóa hôm nay của Khánh Quốc.



Không thể không nói tài ăn nói của Tê Túc rất cao, mặc dù không có thiện cảm với người này nhưng cũng nghe được một chút hứng thú, cơ hồ quên đi buồn tẻ đi đường, bất tri bất giác cũng đã tới Đế Phách.



Tê Túc mang Mặc Phi đến một tòa trang viên lớn, tấm biển trên cửa ghi “Phượng Tường Uyển”. Cảnh vật trong uyển thanh tịnh và đẹp đẽ, không lộng lẫy trang hoàng mà tương đối lịch sự tao nhã.



“Sau này Phù Đồ cứ yên tâm ở trong viện này đi.” Tê Túc chỉ vào một ngôi nhà, cười nói.



Mặc Phi chậm rãi đi vào, tiếng động loảng xoảng trên chân khe khẽ vang lên, không hiểu sao đột nhiên nàng lại nhớ tới Tống Huy Tông, lúc trước, khi hắn bị quân Kim giam cầm, nhốt vào thành trì của ngũ quốc, có phải cũng có loại cảm thụ giống nàng bây giờ không? Mờ mịt, mất mát, cô độc. Dù cho nơi ở trước mắt có đẹp đẽ đến đâu cũng chỉ là một cái lồng giam, sau khi bước vào, nàng còn có cơ hội giành lại tự do hay không?



Tê Túc giống như nhận thấy được điều gì, nhẹ giọng nói: “Phù Đồ tiên sinh, lúc trước tại hạ có nhiều điểm thất lễ, không mong được công tử tha thứ ngay, nhưng sau này tất sẽ hết sức toàn tâm toàn ý mà chờ đợi.”



Mặc Phi thản nhiên nhìn thoáng qua, nói: “Đừng nói nhiều lời, trước khi xích chân còn chưa cởi bỏ, lời nói của ngươi đều là giả dối, không đáng tin.”



Tê Túc chỉ có thể bất đắc dĩ cười cười, quay đầu dặn dò người hầu dốc lòng chiếu cố rồi vội vàng rời đi.



Nghĩ rằng vừa về nước, chuyện tình cần hắn xử lý còn rất nhiều, chỉ sợ sau mấy ngày sẽ chẳng đến quấy rầy Mặc Phi, nàng cũng vui vẻ thanh nhàn.



Trong phòng bố trí thanh nhã, bàn trạm trổ, bình phong thêu hoa, lư hương đồng đen, màn trúc rủ rèm châu.



Mở cửa sổ ra, bên ngoài cửa sổ là một phiến hồ màu ngọc bích, xa xa có hành lang gấp khúc quanh co, lâu đình, lầu các nhấp nhô, tinh tế xen vào nhau, cây xanh vòng quanh, hương hoa tươi mát, quả thật là phong cảnh đẹp.



Khóe mắt bỗng nhiên để ý bên cạnh còn có một gian phòng, Mặc Phi tò mò đi vào mới phát hiện đây chính là một gian phòng cất chứa nhạc khí, bên trong đặt đàn cổ, chuông nhạc khánh ngọc, huân*, sáo trúc, v.v…còn có rất nhiều nhạc cụ không biết tên.



* Huân: cái huyên bằng đất (nhạc khí cổ bằng đất hình quả trứng có sáu lỗ).



Trong mắt Mặc Phi hơi tỏa sáng, trước kia nàng chưa từng cẩn thận ngiên cứu nhạc khí của thời đại này, bây giờ xem ra lại có chút vui sướng không hiểu. Nàng lần lượt xem từng thứ một, thỉnh thoảng còn gảy gảy vài cái, cuối cùng nàng cầm lấy thứ duy nhất mà nàng biết sử dụng là cây sáo, nhìn thân sáo trong suốt long lanh, tạo hình tinh tế, hai đầu còn nạm kim tuyến, vô cùng xinh đẹp, thật sự yêu thích không buông tay, nàng không nhịn được nâng đến bên miệng, đang lúc muốn thổi một khúc, đột nhiên nghĩ tới tình cảnh bây giờ, khe khẽ thở dài, lại thả trở về.



Đi ra khỏi gian nhạc khí, chỉ thấy một nô tì đang quỳ phủ phục ở trong phòng.



Mặc Phi hỏi: “Ngươi tên gì?”




【 Bây giờ linh hồn của ta trú trong thân dao, không thể rời xa, Phù Đồ phải giúp ta. 】



Mặc Phi trầm ngâm một lát, nói: “Chuôi dao bị Tê Túc lấy đi, nhưng ta sẽ nghĩ biện pháp, ngươi yên tâm.”



【 Chỉ mong, chỉ mong… 】 những lời này còn chưa nói xong, Trạm Nghệ đã dần dần biến mất ở bên trong bầu trời đêm.



Lúc này Mặc Phi cũng không biết, Trạm Nghệ đột nhiên bùng nổ đã khiến cho khu vực vài trăm thước xung quanh Phượng Tường Uyển bị ảnh hưởng, người ngủ thì liên tục gặp ác mộng, người thức thì buồn bực muốn nôn, nếu như kéo dài thêm một đoạn thời gian nữa, sẽ tái diễn lại tràng cảnh giết chóc giống như ngày đó ở Bình Nguyên Tử Vong, toàn bộ người nhiễm đều sẽ điên cuồng mà chết.



Cũng may tiếng sáo của Mặc Phi vang lên đúng lúc, chậm rãi trấn an luồng oán khí này, khiến cho mấy trăm người tránh được một kiếp nạn.



Ngày hôm sau, khi người người đàm luận đều cảm thấy khó tin, đặc biệt, tiếng sáo tiến tới từ xa xôi lại càng khiến cho mọi người hiếu kỳ…



_______



Chú thích thêm:



Tống Huy Tông: Tống Huy Tông tên là Triệu Cát, sinh năm Nhâm Ngọ 1082 và mất năm Ất Hợi 1135. Triệu Cát là con thứ 11 của vua Tống Thần Tông (1048-1085). Triệu Cát là người có cá tính đặc biệt, cầm kỳ, thi họa, thứ gì cũng giỏi, nhưng ông lại chìm đắm trong hoan lạc, hưởng thụ chẳng còn biết trời đất là gì. Năm 1100, vua Tông Triết Tông (1077-1100) qua đời nhưng không có con trai nối dõi, và để tìm người kế vị, các quan đại thần buộc phải chọn trong đám con cháu của vua Tống Thần Tông. Lúc đó, Hoàng thái hậu đang buông rèm nhiếp chính, sẵn có lòng quý mến Triệu Cát nên một mực kiên trì chọn Triệu Cát lên nối ngôi. Vì vậy, Triệu Cát được lên làm vua, thường được gọi là Tống Huy Tông.



Trong việc trị nước, Tống Huy Tông đả kích những quần thần trung thực và dũng khí, cho thu thêm thuế gấp bội. Ông công khai tước đoạt ruộng đất của nhân dân, cho bán quan mua tước để lấy tiền. Bọn quan lại, địa chủ được Tống Huy Tông dung túng, ra sức vơ vét của dân, khiến cho nhân dân trăm họ rơi vào cảnh lầm than, kinh tế chính trị-xã hội thời Bắc Tống đã gần bên vực thẳm.



Ngay từ khi còn nhỏ, Tống Huy Tông đã ham chơi suốt ngày, đến khi lên ngôi Hoàng đế ông lại càng ham chơi hơn, và trò chơi của vị vua này cũng thật ly kỳ quái dị, gọi là “hoa thạch cương”. Tống Huy Tông cho người đi khắp nơi sưu tập nhiều thứ gọi là “kỳ hoa dị thạch”. Ngoài ra, ông còn chế tạo, sưu tầm nhiều thứ trò chơi quý hiếm cũng gây tốn kém không biết bao nhiêu nhân vật lực của nhân dân, do đó ở nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa. Trong thời gian nghĩa quân nổi dậy, Tống Huy Tông từng hạ lệnh việc bãi bỏ việc sưu tập “hoa thạch cương” nhưng đến khi dẹp được quân khởi nghĩa thì Tống Huy Tông lại quay trở lại với ý thích quái đản của mình và ra lệnh khôi phục “hoa thạch cương”. Không chỉ ham chơi, Tống Huy Tông còn là người rất mê tín, vị Hoàng đế này cho rằng trên trời dưới đất có vô vàn thứ thần tiên quái thánh, và bản thân Tống Huy Tông rất tin thời Đạo giáo, tự phong mình là “Đạo quân Hoàng đế”. Vị Hoàng đế này rất thích được người khác suy tôn là “Đạo quân” hay “Đạo quân Hoàng đế”. Tống Huy Tông muốn mình là chủ của một nước, đồng thời muốn uy quyền phải được rải khắp gầm trời.



Vấn đề ăn mặc của Hoàng đế này cũng thật nực cười, nửa người nửa tiên, đi đâu cũng có hàng trăm người là đạo sĩ “tiền hô hậu ủng”. Vị vua này còn nói đã tận mắt nhìn thấy những lâu đài điện các ở trong mây hay có nhiều đạo lưu đồng tử nét mặt ngời ngời, tay cầm tờ xí phù hiệu thấp thoáng trong mây…



Bên cạnh việc điều hành triều chính với sự ủng hộ cho những người theo phái cải cách, vị vua này còn là một thủ lĩnh văn hóa với việc dành nhiều thời gian ca tụng nghệ thuật. Ông cũng là người sưu tầm hội họa, thư pháp và đồ cổ từ các thời đại trước đó ở Trung Quốc, cho xây dựng các bộ sưu tập lớn cho niềm đam mê của mình. Ông cũng tự sáng tác những bài thơ cho mình, được biết đến như là một họa sĩ luôn khao khát và cống hiến, ông đã tạo ra kiểu thư pháp riêng cho mình, quan tâm tới kiến trúc và thiết kế vườn, thậm chí còn viết viết chuyên luận về y học và Đạo giáo. Ông cho tập hợp một nhóm tùy tùng gồm các họa sĩ, nhà thư pháp cung đình trong hàn lâm, thư họa viện, trước đó đã được kiểm tra trong các kỳ thi để làm quan tại triều và thực hiện cải cách đối với âm nhạc cung đình. Giống như những người có học thức khác ở thời đại của ông, thì ông là nhân vật rất đa năng. Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông lại không được lâu dài bởi các quyết định thiếu chính xác trong chính sách đối ngoại, và sự kết thúc thời kỳ trị vì của ông cũng đánh dấu một thời kỳ đầy thảm họa cho nhà Tống. Ông đã trọng dụng Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu những người có thể được coi là đã góp phần lớn làm nhà Bắc Tống sụp đổ.



Tống Huy Tông cũng là một nghệ sĩ thực thụ, Ông bỏ bê quân đội nên nhà Tống ngày càng trở nên suy yếu hơn. Khi người Nữ Chân ở Mãn Châu thành lập nhà Kim (1115-1234) và tấn công vương quốc Liêu ở phía Bắc nhà Tống vào năm 1120 thì triều đình nhà Tống đã liên minh với nhà Kim để tấn công nhà Liêu từ phía Nam. Điều này đã thành công trong việc tiêu diệt nhà Liêu, một kẻ thù lâu đời của nhà Tống. Tuy nhiên, nhà Kim lúc này đã ở sát biên giới phía Bắc nhà Tống.



Không hài lòng với sự sát nhập Vương quốc Liêu cùng việc đánh giá đúng đắn về sự suy yếu của nhà Tống nên nhà Kim nhanh chóng tuyên bố chiến tranh với cựu đồng minh, vào năm 1126, Quân đội nhà Kim đã vượt sông Hoàng Hà tiến sát với Biện Kinh (Khai Phong), Kinh đô nhà Bắc Tống. Quá hoảng sợ, Huy Tông đã thoái vị ngày 18/1/1126 để nhường ngôi cho con trai trưởng Triệu Hoàn (tức Hoàng đế Tống Khâm Tông).



Vượt qua các bức tường thành khai phong là nhiệm vụ khó khăn đối với kỵ binh nhà Kim, và điều này cùng với sự kháng cự mãnh liệt của một số tướng lĩnh, quan lại và quân đội nhà Tống, những người chưa hoàn toàn đánh mất nhuệ khí như Huy Tông, nên nhà Kim buộc phải dỡ bỏ việc bao vây thành Khai Phong và quay trở về phương Bắc. Tuy nhiên, nhà Tống buộc phải ký hòa ước nhục nhã với nhà Kim, đồng ý chi trả mọi khoản chi phí rất tốn kém và phải triều cống cho nhà Kim mỗi năm. Quân Kim ra điều kiện giảng hòa hết sức khắc nghiệt, như mỗi năm nhà Tống phải nộp cho nhà Kim 5 triệu lạng vàng, 50 triệu lạng bạc, 1 triệu tấm lụa, 1 vạn con bò, ngựa. Đồng thời nhà Tống phải cắt nhường cho nhà Kim 3 trấn ở phía Bắc Hoàng Hà, và vua Tống Huy Tống năm đó đã 44 tuổi phải gọi vua Kim Thái Tông lúc đó 51 tuổi bằng bác, sau đó quân Kim rút về Bắc.



Tháng 9/1126, quân nhà Kim tấn công Bắc Tống lần thứ hai và bắt toàn bộ triều đình Bắc Tống gồm Thái Thượng Hoàng, Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông, Hoàng Hậu, cung phi, Thái Tử, tôn thất quan lại… tất cả hơn 3000 người đem về phương Bắc. Toàn bộ lụa là, vàng bạc châu báu, sổ sách ở kinh đô bị cướp sạch. Triều đình nhà Bắc Tống đến năm 1127 đã chính thức bị diệt vong, còn về bản thân vua Tống Huy Tông sau khi bị bắt về nước Kim, bị giam lỏng ở đó gần 10 năm trời. Năm 1135 Tống Huy Tông bị bệnh mất khi 53 tuổi. Đến năm 1141, giữa nhà Nam Tống và nhà Kim ký hòa ước, nhà Kim đồng ý đưa quan tài Tống Huy Tông về Nam Tống.



Hơn 20 năm làm vua, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc và có sở thích là sưu tập hoa thạch cương và thích được người khác suy tôn là “Đạo quân Hoàng đế”, thì cuối cùng cũng để lại vết nhơ trong lịch sử Trung Quốc.