Báu Vật Của Đời

Chương 11 :

Ngày đăng: 01:10 19/04/20


Cái hôm tôi và chị Tám vừa tròn trăm ngày đúng vào tết Trung thu. Buổi sáng, mẹ bế tôi và chị Tám đến chỗ mục sư Malôa. Cổng lớn mặt tiền - mặt quay ra đồng, đóng chặt. Cánh cổng viết đầy những câu tục tĩu phỉ báng thần linh. Chúng tôi men theo một lối nhỏ vòng qua sân trước của nhà thờ, khẽ gõ cổng xép nhìn ra cánh đồng. Một con dê gầy nhom buộc bên cổng. Mặt nó rất dài, không thể nhận ra đó là mặt dê, mà phải là mặt con lừa, mặt con lạc đà, mặt bà già! Nó ngẩng đầu lên, đưa cặp mắt u tối nhìn mẹ từ đầu đến chân. Mẹ dùng ngón chân cái dá nhẹ vào cằm dưới của con dê. Nó kêu lên một tràng dài rồi lại cúi xuống ăn cỏ. Trong sân có tiếng động rồi tiếng đặng hắng của ông mục sư. Mẹ dập dập chiếc vòng sắt trên cánh cổng. Trong sân, mục sư cất tiếng hỏi ai? Mẹ trả lời khẽ Tôi đây.



Cánh cửa kẹt lên một tiếng, hé mở. Mẹ bế tôi nghiêng mình lách vào. Mục sư đóng cổng lại, quay sang ôm chầm lấy mẹ con tôi, nói bằng tiếng địa phương chính cống: Cục cưng của tôi đây!



Lúc này, đội quân dùng toàn súng bắn chim mới thành lập do Sa Nguyệt Lượng chỉ huy, đang men theo còn đường mà chúng tôi đã đi hôm chôn cất người chết, để về thôn. Hai bên đường, một bên là cao lương vụ thu gieo trồng trên đất lúa mạch dại trà, một bên là đồng cói kéo dài từ ven sông Mục. Một mùa hè nắng chói chang và mưa dịu ngọt, khiến cây cối hoa màu phát triển như điên. Cao lương thu lá mập, thân to khỏe, tốt bằng đầu người mà vẫn chưa trổ bông. Cói xanh rờn, mặt lá đầy lông tơ. Tuy là giữa thu, nhưng không hề ngửi thấy mùi vị mùa thu trong gió, nhưng bầu trời thì cao vòi vọi và trong vắt, nắng vàng đúng là nắng của mùa thu. Trong không khí có vị tươi mát của cây xanh, vị ngọt của lá lục Đó là mùi vị của cói non và cây cao lương đang thì con gái. Đội ngũ của Sa Nguyệt Lượng có 28 người, đi thành hàng dọc. Tất cả đều cưỡi lừa đen, đặc sản của vùng Khưu Lăng phía nam huyện Ngũ Liên. Chúng to lớn, chân rắn chắc, chạy không nhanh bằng ngựa nhưng sức bền thì tuyệt, có thể chạy đường dài. Sa Nguyệt Lượng chọn lấy 28 con chưa thiến trong số hơn 400 con. Chúng có tiếng rống ồm ồm, sức trẻ bột phát, là chỗ dựa về sức tải của đội. Hai mươi tám con lừa nối đuôi nhau như một dòng chảy. Một làn sương màu sữa trùm lên mặt đường, thân lừa phản quang ánh nắng mặt trời. Khi trông thấy tháp chuông đổ nát của nhà thờ và tháp canh,



Sa Nguyệt Lượng đi đầu hàng quân, ghìm cương cho lừa dừng lại. Những con đi sau dồn cả lên. Anh ta ngoái nhìn nét mặt mệt mỏi của các đội viên, hạ lệnh dừng lại nghỉ, tiếp theo là lệnh đi rửa mặt mũi chân tay và tắm cho lừa. Khuôn mặt xương xương, nét mặt nghiêm nghị, Sa Nguyệt Lượng khiển trách nghiêm khắc những đội viên không chịu đi tắm rửa. Anh ta nâng vấn đề tắm rửa cho người và cho lừa lên một tầm cao, nói rằng, các đội du kích chống Nhật mọc lên như nấm, vì vậy Đội súng chim phải áp đảo các đội khác bằng phong cách độc đáo của mình. Điểm đóng quân cuối cùng là địa bàn Cao Mật. Các đội viên đọc đả thông, tất cả đều cởi trần, áo vắt trên lùm cói, tìm chỗ nước nông rửa mặt rửa người. Tất cả đầu cạo trọc, da đầu trắng xanh. Sa Nguyệt Lượng lấy trong xắc cốt một bánh xà phòng, cắt thành nhiều miếng nhỏ chia cho các đội viên. Tắm kỹ vào! Tắm thật sạch! Bản thân Sa Nguyệt Lượng cũng lội xuống nước, cởi trần, vai có một nốt ruồi to tướng, anh ta kỳ sạch ghét trên người, trên cổ. Trong khi người tắm thì những con lừa khoan khoái bút lá cao lương để ăn và gặm mông nhau. Có con đứng lặng như đang trầm tư mặt tưởng, cây gậy thò ra khỏi bìu, chốc chốc lại quật đánh bịch lên bụng. Trong khi những con lừa đi tìm lạc thú cho riêng mình, thì mẹ tôi vùng ra khỏi vòng tay ông mục sư, trách yêu:



- Đồ con lừa! Chết bẹp thằng bé bây giờ!



Mục sư Malôa mỉm cười tỏ vẻ biết lỗi, phô hàm răng trắng lóa. Ông chìa cánh tay vạm vỡ về phía chúng tôi, ngừng một thoáng rồi chìa nốt tay kia. Tôi mút ngón tay chùn chụt. Chị Tám lặng im như phỗng, không khóc cũng không cựa quậy. Chị bị mù bẩm sinh. Mẹ bế tôi bằng một tay, bảo:



- Con nó cười với anh đây này! Rồi tôi nằm gọn trong cánh tay hộ pháp của ông mục sư. Ông cúi sát mặt tôi. Tôi trông thấy tóc đỏ trên đỉnh đầu, râu vàng dưới cằm, mũi khoằm như mũi chim ung và cặp mắt xanh biếc sáng ngời của ông. Chợt lưng tôi đau nhói. Tôi nhả ngón tay ra, khóc ầm lên, nước mắt ràn rụa. Cặp môi ẩm ướt của ông chạm nhẹ trên má tôi. Tôi cảm nhận đượm môi ông đang run rẩy, ngủi thấy mùi hăng hắc ở miệng ông.



Ông trả tôi ẹ, ngượng nghịu: Tôi làm nó sợ phải không? Chắc là tôi làm nó sợ! Mẹ trao chị Tám cho ông, đón lấy tôi vỗ nhẹ, đung đưa rồi nựng:



- Nín đi con, ông ấy là ai con biết không? Đừng sợ, ông là người tốt, là cha thân yêu của con!



Lưng vẫn đau buốt, tôi khóc khản cả tiếng. Mẹ vén vạt áo, nhét vú vào miệng tôi. Tôi như chết đuối với được cọc, ngoạm chặt đầu v* ra sức mút. Dòng sữa có mùi thơm của cỏ non chảy vào họng tôi. Lưng vẫn nhức buốt nên tôi lại nhả vú ra, tiếp tục gào khóc. Malôa vặn vẹo hai bàn tay, áy náy không yên. Ông chạy tới chân tường nhổ một cọng cỏ gà rồi ve vẩy trước mặt tôi: Chẳng ăn thua, tôi vẫn khóc dữ. Ông lại chạy tới góc sân ngắt bông hoa hướng dương to bằng mặt trăng viển bởi những cánh màu vàng, huơ lên trước mặt tôi. Lần này thì tôi thích. Trong lúc ông mục sư tất bật chạy tới chạy lui, chị Tám vẫn ngủ yên trong tay ông. Mẹ nói:



- Cưng, cha hái mặt trăng cho con đây này!



Tôi giơ tay ra, sau lưng lại đau buốt.



- Thằng bé làm sao thế nhỉ?



Môi mẹ nhợt nhạt, mặt đầy mồ hôi. Malôa nói:



- Xem có gì chọc vào người nó không?



Malôa giúp mẹ cơi bộ quần áo màu đỏ may cho tôi nhân dịp tôi được một trăm ngày tuổi, phát hiện một chiếc kim cài ở lưng áo, lưng tôi có vết kim đâm, máu vẫn đang rỉ ra. Mẹ vút cái kim đi, vừa khóc vừa nói:



- Khổ thân con tôi? Tôi dáng đánh đòn! Nói rồi, mẹ tự vả vào mặt mình hai cái thật đau. Malôa giữ tay mẹ lại, rồi từ phía sau ôm chặt cả hai mẹ con. Cặp môi mọng của ông thơm lên má lên tóc mẹ, nói nhỏ:



- Không ai trách em, mà nên trách tôi...



Được ông an ủi, mẹ bình tĩnh lại, ngồi xuống ngưỡng cửa phòng ông, nhét vú vào miệng tôi.



Một dòng sữa ngọt làm dịu cổ họng, vết kim châm trên lưng không còn đau nữa. Tôi ngậm một bên vú, tay chụp bầu vú bên kia, lại co một chân lên đạp lung tung để bảo vệ nó. Mẹ cầm chân tôi dằn xuống, nhưng bà vừa bỏ tay ra là tôi lại co chân lên. Mẹ tỏ vẻ nghi ngờ:



- Lúc mặc quần áo cho nó, em đã xem rất kỹ, làm sao lại có kim ở đó? Chắc chắn đây là trò của mụ già. Mụ rất căm hai mẹ con em!



- Mụ có biết chuyện giữa chúng ta không?



Mẹ nói:



- Em đã nói hết với mụ. Chính mụ đã ép em phải nói. Em chịu đựng đủ điều sỉ nhục! Mụ ấy bất nhân lắm!



Mục sư trả chị Tám ẹ:



- Cho nó bú mấy! Đều là quà tặng của Thượng đế, em không nên thiên vị quá!



Mẹ đỏ mặt, đón lấy chị Tám, định nhét vú vào miệng chị liền bị tôi đạp một cái vào bụng, chị khóc.



Mẹ nói:



- Hay chửa kìa, cái thằng lỏi, đúng là đồ bá đạo. Anh pha ít sữa dê cho nó vậy!



Ông mục sư cho chị Tám uống no sữa dê rồi đặt chị lên giường. Chị Tám không khóc, không cựa quậy, hiền quá.



Ông mục sư nhìn mớ tóc vàng mềm mại trên đầu tôi, nét mặt lộ vẻ kinh ngạc. Mẹ hiểu, ngẩng lên hỏi:



- Nhìn gì vậy? Không nhận ra mẹ con em hay sao?



- Không nhận ra. Ông mục sư lắc đầu, mặt nghệch ra - Thằng nhỏ này, ăn tham như chó sói vậy!



Mẹ lườm ông mục sư một cái, nũng nịu:



- Nó giống ai nào?



Ông mục sư càng ngẩn người ra:



- Chẳng lẽ giống tôi? Tôi hồi nhỏ như thế nào cũng chẳng nhớ!



Ông có cái nhìn đắm đuối như mắt thỏ, bồi hồi nhớ lại chuyện xưa xảy ra cách đây hàng vạn dặm, hai giọt nước mắt ứa ra.



- Anh sao thế - Mẹ ngạc nhiên, hỏi.



Ông cười gượng, giơ ngón tay mập mạp chùi nước mắt.



- Không sao! - Ông nói- Tôi đến Trung Quốc... bao nhiêu năm rồi nhỉ?



Mẹ nói giọng không vui:



- Em lớn lên thì đã thấy anh ở dây. Anh là dân bản địa cũng như em.



Ông nói:



- Không phải, tôi có quốc tịch của tôi, tôi là sứ giả của Thượng đế, tôi còn giữ những giấy tờ có liên quan đến công việc truyền giáo của tôi. Tôi đại diện cho giáo phái Thiên Chúa giáo Thụy Điển!



Mẹ cười:



- Anh Ma này, cô em bảo anh là ông Tây giả, những cái gọi là giấy tờ của anh đều do tay thợ vẽ ở huyện Bình Độ làm hộ.


Malôa bỏ cái gáo bằng quả bầu xuống, nói:



- Đây là chuyện hệ trọng, để tôi nghĩ đã!



Mẹ nói: - Mẹ chồng em có lần bảo, nếu sinh con trai thì đặt tên là Cún, Tám Cún! Bà bảo đặt tên xấu cho con trai thì dễ nuôi!



Malôa lắc đầu lia lịa, nói:



- Không hay, không hay. Cún với Miu, đặt tên vật là trái ý Thượng đế, trái với lời dạy của đức Khổng Tử. Thầy Khổng nói rằng: danh phận không rõ thì nói ai nghe!



Mẹ nói:



- Em nghĩ ra một cái tên, gọi nó là A Men được không?



Malôa cười:



- Không hay. Em đừng nói nữa, để tôi nghĩ.



Ông mục sư đứng lên, tay chắp sau lưng, đi lại thoăn thoắt trong phòng nguyện sặc mùi ẩm mốc. Khi nào ông đi nhanh là lúc óc ông làm việc căng thẳng. Ông điểm lướt những tên người tên hiệu của Trung Quốc và nước ngoài, từ trên trời đến dưới đất, từ cổ chí kim. Mẹ nhìn ông, cười bảo tôi:



- Trông cha con kìa, ông đâu phải là đang tìm một cái tên, mà đang hối hả như nhà có tang!



- Mẹ cất tiếng hát khe khẽ, cầm cái gáo lên dội nước cho tôi và chị Tám.



- Nghĩ ra rồi!



Mục sư Malôa sau hai mươi chín lần đi tới cửa chính đóng chặt rồi lại trở lui, ông dùng lại, kêu lên với chúng tôi.



- Tên là gì? - Mẹ vui mừng hỏi.



Malôa chưa kịp trả lời thì có tiếng đập cửa rất mạnh và có tiếng người ồn ào bên ngoài. Mẹ hốt hoảng đứng lên, tay vẫn cầm chiếc gáo. Malôa nhìn qua khe cửa, khi đó tôi chưa rõ ông nhìn thấy gì, chỉ thấy ông đỏ mặt tía tai, không rõ ông bị xung huyết vì giận dữ hay vì căng thẳng, ông giục mẹ tôi:



- Ra sân sau, mau lên!



Mẹ vứt gáo xuống, bế tôi lên. Chiếc gáo nhảy tâng tâng trên mặt đất như con cóc đực đi tìm cái. Thanh dóng chặn cửa chợt gãy đôi, rớt xuống đất, tiếp theo là cánh cửa bật tung, cái đầu của một đội viên du kích lao vào như một viên đạn, húc giữa ngực ông mục sư. Ông giật lùi đến tận bức tường đối diện, phía dưới các thiên sứ Khi chiếc dóng cửa rơi, tôi bị tuột từ tay mẹ xuống bồn, nước bắn tung tóe và chị Tám thì bị một cú trời giáng.



Năm đội viên Đội Hỏa-mai xông vào, có phần bớt hung hăng khi nhìn thấy quang cảnh trong phòng nguyện. Người húc phải mục sư Malôa xoa xoa đầu, nói:



- Sao thế này, ở đây vẫn có người à? Anh ta nhìn bốn người kia, nói tiếp: - Bảo rằng bỏ hoang đã lâu, nay sao lại có người?



Malôa chặn tay lên ngực đi tới trước mặt các đội viên. Dung mạo của ông đầy vẻ trang nghiêm, các đội viên có vẻ bàng hoàng, lúng túng. Nếu như ông tuôn ra một tràng tiếng tây và giơ tay ra hiệu, có thể các đội viên sẽ lặng lẽ rút lui, mà dù không nói tiếng tây, ông chỉ nói vài câu tiếng Trung Quốc với giọng lơ lớ, các đội viên cũng không dám ngang ngược. Nhưng ông mục sư đáng thương với giọng Cao Mật trăm phần trăm, hỏi các đội viên:



- Người anh em cần gì? Nói xong, ông vái các đội viên một vái.



Trong khi tôi khóc núc nở, chị Tám tuyệt nhiên không khóc tiếng nào - các đội viên Đội Hỏa-mai cười rộ lên.



Họ ngắm nghía ông mục sư từ đầu đến chân như ngắm một con khỉ. Tên đội viên méo miệng còn giật giật túm lông ở lỗ tai ông mục sư.



- Khỉ đột, ha ha, một con khỉ đột! - Một đội viên nói. Những người khác hùa theo - Con khỉ này còn giấu một phụ nữ xinh đẹp nữa chứ!



- Phản đối! Tôi phản đối! - Mục sư Malôa hét to - Tôi là người ngoại quốc.



- Ngoại quốc? Anh em có nghe thấy không? - Người đội viên méo miệng nói: - Người ngoại quốc mà biết nói thổ ngữ Cao Mật? Xem ra con khỉ đột này đã có một thằng con lai. Anh em ơi, dắt lừa vào đi!



Mẹ bế tôi và chị Tám, bước tới kéo tay mục sư Malôa nói:



- Đi thôi! Đừng trêu vào bọn chúng.



Malôa giằng tay ra, một mực xông tới, cố sức đẩy những con lừa ra ngoài cửa. Chúng nhe răng như răng chó gầm ghè với ông mục sư.



- Tránh ra - Một đội viên hích mục sư một cái, quát to.



- Giáo đường là nơi thánh địa, là mảnh đất tinh khiết của Chúa, ai cho các người nhốt lừa? - Mục sư phản đối.



- Thằng tây rởm! - Một đội viên mặt trắng bệch, môi thâm tím nói: - Bà nội tôi từng nói rằng, người này - Anh ta chỉ lên chúa Giêsu bằng gỗ táo - sinh ra trong chuồng ngựa. Lừa và ngựa rất gần gũi, Chúa của anh mắc nợ con ngựa, cầm bằng mắc nợ con lừa, chuồng ngựa có thể làm phòng sản thì tại sao giáo đường không trở thành chuồng lừa?



Anh ta vênh váo vì những lý lẽ của mình, nhìn chằm chằm ông mục sư, cười đắc ý.



Malôa làm dấu trước ngực, khóc:



- Xin Chúa hãy trừng phạt những kẻ ác này, sấm sét hãy giáng xuống đầu chúng rắn độc hãy cắn chết chúng, pháo đạn của Nhật hãy bắn chết chúng!...



- Thằng Hán gian chó chết!



Người đội viên méo miệng đánh ông mục sư một bạt tai. Anh ta định vả vào má nhưng lại trúng cái mũi chim ung của ông mục sư, máu tứa ra, nhỏ từng giọt. Ông mục sư đau đón kêu lên, giơ cao hai tay nói với Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thập ác:



- Chúa ơi, lạy Chúa toàn năng!...



Các đội viên Đội Hỏa-mai trước hết nhìn Chúa Giêsu đầy bụi và cứt chim rồi nhìn lại khuôn mặt ông mục sư loang lổ những máu. Cuối cùng, họ nhìn mẹ tôi từ đầu đến chân. Mẹ rùng mình, như có giòi bọ trên người. Tên đội viên biết chuyện Chúa Giêsu sinh trong máng cỏ thè lưỡi như lưỡi cóc, liếm cặp môi thâm. Hai mươi tám con lừa ùa vào phòng nguyện, con thì thủng thẳng đi dạo, con thì cọ lưng vào tường gãi ngứa, con thì ỉa đái, có con lại giở trò lưu manh, lại có con gặm vữa trên tường.



- Lạy Chúa tôi!



Mục sư Malôa rú lên, nhưng Chúa của ông vẫn như cũ. Mấy ông du kích giằng chúng tôi khỏi tay mẹ, quẳng vào giữa đám lừa. Mẹ chồm lên như một con sói, nhưng bọn chúng đã chặn mẹ lại và bắt đầu ra tay. Tên méo miệng chộp vú mẹ. Tên môi thâm hích bật tên kia ra, hai tay chộp lấy hai con chim bồ câu trắng của tôi, bầu hồ lô của tôi. Mẹ gào khóc, cào rách mặt tên môi thâm. Tên này cười đểu, xé tan quần áo của mẹ.



Cảnh tượng tiếp theo là nỗi đau âm ỉ suốt đời tôi. Sa Nguyệt Lượng ve vãn chị Cả trong sân nhà tôi, bọn chó má Ba Cẩu trải đệm bằng thân cây mạch ở chái đông. ở nhà thờ năm tên đội viên du kích - toàn thể tổ nuôi lừa, dằn mẹ tôi xuống đất. Tôi và chị Tám khóc khản cả giọng giữa đám lừa. Malôa nhảy dựng lên, vớ lấy thanh dõng cửa bị gãy, vụt một nhát lên đầu một tên du kích. Một tên nhằm vào đùi mục sư nổ súng. Một tiếng đoàng, cả nắm đạn ghém xuyên qua đùi ông mục sư, máu phọt ra. Thanh dóng cửa rớt xuống đất, ông mục sư từ từ khuỵu xuống. Ông ngước nhìn Chúa Giêsu trên đầu toàn cứt chim, lẩm bẩm cầu nguyện. Tiếng Thụy Điển mà ông quên từ lâu, tuôn ra hàng tràng từ miệng ông. Bọn du kích luân phiên làm nhục mẹ tôi. Bọn lừa đen luân phiên ngửi tôi và chị Tám. Tiếng kêu lảnh lói của chúng chọc thủng nóc nhà nguyện, bay lên bầu trời thê lương. Trên khuôn mặt Chúa Giêsu bằng gỗ táo, mồ hôi đọng từng giọt Bọn du kích đã thỏa mãn. Chúng quăng mẹ và chị em tôi ra ngoài đường. Đàn lừa cũng theo nhau xông ra, ngửi ngửi mẹ tôi rồi chạy tán loạn. Khi đám du kích chạy đi bắt lừa, mục sư Malôa lê đôi chân bị thủng lỗ chỗ như tổ ong, trèo lên cái thang bằng gỗ, các bậc nhẵn bóng vì không biết bao nhiêu lần ông trèo trên đó, lên gác chuông. Ông bám gờ cửa sổ, qua lần kính nhìn toàn cảnh thị trấn Đại Lan, thủ phủ của vùng đông bắc Cao Mật mà ông từng sống mấy chục năm, nơi nào cũng lưu vết chân ông: từng dãy nhà tranh vuông vắn, những ngõ to nhỏ màu xám, Những cây xanh trông như cụm khói, dòng sông lấp lánh ôm lấy thôn xóm, mặt hồ phẳng như gương, những đồng cói xanh mượt, những vạt cỏ dại khảm trên mặt đầm, những đầm nước màu dỏ quạch, thiên đường của các loài chim và cánh đồng tít tắp đến tận chân trời trải ra như bức họa, ngọn núi Trâu Nằm màu vàng dỏ, những ghềnh lớn hoa hòe nở rộ... Ông nhìn xuống, thấy chị Lỗ phơi bụng nằm dưới đường như một con cá chết. Một nỗi đau cùng cực bóp chặt trái tim ông, hai dòng lệ ứa ra, mờ cả đôi mắt. Ông lấy ngón tay quệt máu trên đùi, viết lên tường bốn chữ lớn:



KIM ĐồNG, NGọC Nữ



Rồi ông kêu to:



- Xin Chúa hãy tha thứ cho con!



Mục sư Malôa nhào ra khỏi gác chuông, như một con chim khổng lồ gãy cánh, rơi cắm đầu xuống đường phố, óc tung tóe khắp mặt đất như bãi cút chim mới ỉa.