Biên Thành Phiến Mã
Chương 11 :
Ngày đăng: 18:00 19/04/20
Thư Tam Đao bị xưng lưu manh là có nguyên nhân.
Đứa trẻ này từ nhỏ đến lớn tuy không phải lúc nào cũng làm chuyện xấu nhưng trong mắt hàng xóm, hắn tuyệt đối là một tai họa mười phân vẹn mười. Nhất là y, y thấy tiểu tử nọ thì rất đau đầu. Ngẫm lại thử xem, nếu như một thằng nhóc choai choai ba ngày hai bận chạy đến đập cửa nhà ngươi, ném đá vào nhà ngươi, trên đường đi đang yên đang lành cũng cố ý kiếm chuyện đụng chạm ngươi mấy lần, ngươi có thích nổi hắn không? Hơn nữa kia chỉ là khởi đầu. Chờ lúc nhóc con lớn hơn một chút, ước khoảng mười ba, mười bốn thì đập cửa sổ đã biến thành cạy cửa sổ. Để làm gì? Nói thật, ban đầu y cũng không hiểu, còn chê cười tên trộm tốn công cạy cửa để rồi trắng tay đi về, cười xong thì chỉ đóng thêm vài cây đinh cho có lệ. Thế nhưng một lần, hai lần, ba lần… Mãi đến khi không chỉ hài mình thiếu đi một chiếc, vớ cũng thiếu đi một đôi, mà tệ hơn là ngay đến một trong hai cái khố mới mua cũng cuốn gói mà đi, y mới xác định nhà mình thật sự bị trộm.
Tên tiểu tặc lại là Thư Tam Đao, một tiểu lưu manh mới tí tuổi đã bắt đầu phá làng phá xóm.
Làm sao biết được?
Thì tại tên tiểu tử chết tiệt đã trộm được đồ còn ngang nhiên chạy đến rống vào mặt y: Quần chẽn (quần lót) của ca sao trước sau đều thủng lỗ thế kia!
Y giận đến mức túm lấy hắn đánh lia đánh lịa.
Tiểu tử thối! Dám trộm quần chẽn của ta, trộm xong còn chê này chê nọ! Xem ta bóp chết ngươi!
Tiểu tử nọ bị y đánh đến ôm đầu chạy trối chết, hắn vừa chạy vừa la hét: Mọi người nghe cho rõ này, có khuê nữ không được gả cho Hà Thủ Căn nha! Gả cho quỷ nghèo thì cẩn thận con gái ra ngoài không có quần mặc đấy!
Sau chuyện đó, không biết do tiểu lưu manh đã luyện cho da mặt dày lên hay thấy y dễ ăn hiếp mà cứ ba ngày hai bận đến gây phiền phức cho y. Thấy y ăn bánh mì, hắn bám riết sau đuôi cho đến khi được chia một mẩu nhỏ mới thôi. Thấy y mặc quần áo mới, cho dù chỉ thêm vài miếng vá, hắn chạy tới sờ soạng mấy cái, không sờ cho đến khi để lại hai dấu tay thì không vui. Thấy y nói chuyện cùng con gái, hắn vội vã vọt qua mắng y cóc ghẻ muốn ăn thịt thiên nga, tiện thể trêu ghẹo cả đại khuê nữ lẫn tiểu tức phụ nhà người ta.
Ngay cả khi y đang đi yên yên ổn ổn đi trên đường, thằng tiểu lưu manh ấy cũng vô tội vạ phóng ra đánh y một phát rồi trốn mất. Thi thoảng hắn đánh vào lưng, song đại đa số lần đều là cái mông chịu tội… Cho nên mới nói hắn là tiểu lưu manh! Nhìn y đẽo gỗ, hắn không có gì làm bèn đi qua đi lại, hoặc ngồi chồm hổm bên cạnh, đã ngồi là ngồi cả nửa ngày, khiến y tưởng rằng tiểu tử này muốn chuyển sang nghề thợ mộc. Nếu không có lần thằng quỷ con giật mất chiếc hộp trang sức y mới điêu khắc xong chạy biến – Đương nhiên một đồng cũng chẳng trả, y đã thật sự tưởng hắn muốn học nghề. Chuyện đó bị ông chủ vốn keo kiệt bủn xỉn, hở tí là đòi trừ lương công nhân của y lấy làm lý do, không những bắt y tự bỏ tiền mua lại nguyên liệu mà còn trừ y hết nửa ngày tiền công. Loại chuyện này nhiều không kể xiết, nhưng đáng hận nhất là tiểu tử kia có một thói quen quái gở hết sức – Hắn cư nhiên thích nhìn y tắm!
Lần đầu phát hiện, y không lưu tâm. Dù gì đều là đàn ông, thủ phạm lại là thằng nhóc miệng còn hôi sữa nên y cũng không để trong lòng. Huống hồ đây còn là dòng suối trong núi, ai đến cũng được. Có lẽ hắn cũng đến tắm thì sao? Lần thứ hai, hắn thấy thằng nhóc không phải đến tắm mà đứng thập thò sau gốc cây lấm la lấm lét không biết làm gì. Trong lúc nghĩ ngợi y đã đi đến bên bờ, định mang quần áo đặt trên hòn đá cạnh đó, nào ngờ chúng lại bị trộm sạch, thế là y đành mông trần chạy về nhà. Lần thứ ba… Y nhịn.
Lần thứ tư, y phóng nhanh lên bờ túm được tên quỷ con kỳ cục mắng cho một trận! Lần nọ rất lạ, thái độ tên tiểu tử hư hỏng khá ngoan, hắn cúi đầu nghe y dạy dỗ. Mãi đến khi y phát hiện bản thân đang trần như nhộng, còn ánh mắt tiểu lưu manh lại dán chặt ở vị trí nào đó. Lần thứ năm… Tóm lại càng về sau càng thảm. Ngươi không tưởng tượng nổi cảm giác một nam tử trưởng thành bị một thiếu niên nhìn lén phức tạp cỡ nào đâu. Thế là từ rày về sau, mỗi khi ánh mắt tiểu tử kia ve vãn trên người, da gà dà vịt toàn thân y thi nhau nổi. Mùa hè qua, mùa đông về, y một mực khẳng định dù hắn muốn nhìn cũng không nhìn được, song kết quả… Vào một ngày mưa, nóc nhà phòng y bị dột, y đành trèo lên xem thử, ai dè thấy mái ngói bị xếp lung tung. Ngói xếp kiểu này đương nhiên không ngăn nổi nước mưa. Theo dõi vài hôm đã để y tóm được tiểu lưu manh trên nóc nhà. Khỏi phải bàn, ai đó no đòn tại chỗ.
Kỳ thật cũng không lạ, thành Phiến Mã loại người nào chẳng có? Tuy bảo Thư Tam Đam là tiểu lưu manh đủ tiêu chuẩn nhưng tới giờ hắn vẫn chưa gây phiền phức gì lớn cho y, vả lại còn thường mang mấy món thôn dã đến tặng y, ngẫu nhiên đi xả giận cho y. Tỷ như ông chủ bủn xỉn của y đột nhiên bị chụp bao bố đánh cho không dám ra ngoài gặp người tận hai ngày.
Về phần y làm sao biết được ư? …Bởi vì tiểu tử nọ mỗi lần “vì” y làm chuyện gì đó xong đều chạy đến trước mặt y lĩnh công. Ôi, đã vậy thì lưu manh cứ lưu manh, nói cho cùng ngươi làm sao có thể tức giận với một thằng nhóc miệng còn hôi sữa chứ?
Nhưng khi Thủ Căn dần quen với những hành vi quái gở của hắn, thậm chí đôi lúc còn vừa nhìn vừa cười, tiểu lưu manh Thư Tam Đao lại nghĩ ra phương pháp mới dày vò y.
Đương lúc chăm chú làm một thợ mộc chuyên nghiệp, y đột nhiên nghe thấy có người thì thầm bên tai: “Ê, khép áo cho kín, nhìn thấy nhũ đầu (núm vú) hết rồi kìa.” …Ta nhịn!
Đang đi tiểu ven đường, đột nhiên bên cạnh y nhảy ra một người cứ nhìn chằm chằm vào chỗ nào đó của y, dùng giọng điệu kỳ quái nói: “Thì ra lúc ca đi tiểu bộ dạng thế này…” Làm hại y toàn bộ nước tiểu còn lại đều chảy không ra. Sự việc lần ấy đã gieo lại trong y một mầm bệnh, khiến cho y về sau mỗi khi đi tiểu bên ngoài là tự động mắt nhìn bốn phía tai nghe tám hướng, chỉ sợ có người lại nhảy ra từ sau lưng.
Bên dòng suối.
“Sao da dẻ ca đen quá vậy? Bất qua đen chút không sao, sờ sướng tay là được.” Tiện thể sờ thử.
…
Đi đốn củi.
“Nè, không có ai đâu, cởi quần áo ra đi. Ca xem ca nóng đến mức toàn thân đều là mồ hôi, bộ dáng như vậy nếu không phải đang đứng mà là đang nằm thì giống hệt giấc mộng xuân của ta đêm qua.”
…
Đi trên đường.
“Căn Tử ca, ta không muốn cứ phải nhìn mông ca mà tự sờ mông mình, buổi tối ta đến tìm ca được không?” Tiểu lưu manh vọt tới, dán vào tai y mà thủ thỉ.
“…Cút!”
Từng ngày trôi qua, tiểu hài tử giờ đã lớn.
Thư Tam Đao mười sáu tuổi đã dám đứng chặn tại sơn đạo không người qua lại, mang bộ dạng lưu manh trêu ghẹo con trai nhà lành nói: “Ê, làm đàn bà của ta, thấy sao?”
Thủ Căn, nạn nhân của hai cuộc hôn nhân thất bại do tiểu tử này gây ra, lờ hắn mà đi.
Qua hai ngày, trưng cầu ý kiến tiến hóa thành uy hiếp.
“Ê, Hà Thủ Căn, cho ca thời gian ba ngày, nếu ca không ngoan ngoãn lên giường của tiểu gia ta, tiểu gia ta phóng hóa đốt nhà ca!”
Qua thêm ba ngày, tiểu lưu manh ngăn cản y đang vội vã về nhà.
“Ta nói này họ Hà kia, đừng rượu mời không uống muốn uống rượu phạt! Ta có thể nói ca hay, tối nay ta đến nhà ca, nếu ca còn dám khóa cửa thì ta đi méc cha ca, nói ca tán tỉnh ta!”
“Đau lòng thì nói thẳng đi, con vịt chết tiệt cứng mỏ, ta xem ca còn cứng được đến bao giờ.” Nói xong hắn liền vùi đầu vào chăn, chỉ thấy trong lúc hắn cúi đầu, tấm lưng trần hiện rõ một vết sẹo xấu xí kéo dài từ cổ đến thắt lưng.
Chờ Thủ Căn mang cơm sáng đến thì trên giường đã không còn ai.
Thủ Căn cũng không để ý, chung quy tiểu tử này đi không thấy hình về không thấy bóng, nơi dừng chân không cố định, nếu không phải hắn đến tìm y thì căn bản không cách nào tìm thấy hắn.
Cuối tháng bảy, Thủ Căn không đem lời của tiểu tử lưu manh đặt trong lòng, dưới sự thúc giục của người nhà đã đi đề thân. Thế nhưng lúc y đến, người cha vợ vốn rất vừa ý y nay đòi y phải mang đến mười sáu cân muối, mười sáu cân trà bánh, mười sáu lượng bạc làm sính lễ.
Đừng nói nhà y đào không ra mười sáu lượng bạc, chỉ muối và trà bánh cũng đã là chuyện không có khả năng. Phải biết rằng đương triều lượng muối cùng trà đều bị khống chế, có tiền cũng không mua được.
“Đây là chuyện gì chứ? Lúc trước sao không thấy yêu sách mấy thứ đó?” Cha y phẫn nộ nói.
“Bỏ đi, ai không quý con gái người ta, chắc ông ấy cảm thấy nhà mình nghèo, sợ con gái gả qua chịu khổ.” Đặc biệt Thủ Căn lại không tức giận. Vả lại tiểu muội Thanh Vận dạo này cũng đang có bệnh, mời rất nhiều đại phu cũng chưa khỏe, cả nhà đều lo lắng.
Vì vậy chuyện này tạm gác lại trước. Đầu tháng tám, Thanh Vận bị một lão lang trung chẩn đoán bị bệnh nhà giàu, phải mỗi ngày dùng nhân sâm hầm với gà mái dầu làm thuốc dẫn, phối với phương thuốc tổ truyền nhà lão, liên tục dùng trong bảy bảy bốn mươi chín ngày mới có thể thuyên giảm.
Người nhà ban đầu không tin nhưng về sau phát hiện phương thuốc quả thật được việc, thân thể Thanh Vận đã có chuyển biến tốt đành không thể không tin.
Nhưng… có vấn đề.
Tiểu muội Thanh Vận thân thể có chuyển biến tốt khiến trong nhà vừa vui vừa buồn. Vui vì trên mặt con gái út Thanh Vận cuối cùng đã có nụ cười, buồn vì trọng trách nuôi sống cả nhà càng nặng thêm.
Mà Thủ Căn lại càng cưng chiều tiểu muội Thanh Vận vô cùng, luận tuổi tác, y lớn hơn cô bé trọn một giáp (12 năm), làm phụ thân nó còn được, tự nhiên thường thiên vị con nhóc. Vì vậy y đề nghị với gia đình cho mình đi lâm trường làm việc, ở đó cực thì có cực nhưng tiền kiếm được nhiều hơn so với thợ mộc trong thành. Hơn nữa đại sư phụ ở lâm trường thấy y vừa có sức vừa có nghề nên đã đáp ứng cho y đến.
Đương nhiên ngoại trừ lý do nuôi gia đình, y còn có một lý do không dám nói ra, chính là để tránh mấy bà mai bà tám cùng với cha mẹ vì hôn sự của y mà bỏ ra không ít tâm tư. Nói thật, y không muốn cưới một nữ hài chưa từng gặp mặt chung sống cả đời.
Lão cha không hiểu được tâm sự của y vốn không tán đồng cách nghĩ ấy.
Trong mắt ông, thư hương thế gia như Hà gia có một người con cả làm thợ mộc đã đủ mất mặt, làm người lấy gỗ chẳng phải còn thấp hơn một bậc sao? Y chẳng các nào thay đổi quan điểm của cha mình, dù sao y cũng không thể đi nói với người cha thi hai mươi hai năm vẫn chưa đổ Tú tài, đọc sách đọc thật ngoan cố của mình: Con không đi đốn gỗ thì ai nuôi sống cả nhà? Của hồi môn của mẹ không còn đâu, cha! Cho nên y chỉ đành nói: Cha, trong nhà có một Trạng nguyên là đủ. Con không phải loại đọc sách, cha đặt hy vọng lên mình Trung Nguyên ấy. Bây giờ trong nhà không còn tiền để dành, thân thể tiểu muội còn cần điều dưỡng, tương lai còn phải chuẩn bị tiền đi thi cho Trung Nguyên, nếu như con không đi lâm trường thì sợ rằng mai sau Trung Nguyên đi thi…
Cuối cùng cha y nghĩ đi nghĩ lại thì thấy có lý.
“Ca phải đến lâm trường?” Tam Đao giữa đêm chạy đến gọi Thủ Căn, “Tại sao? Ca không phải đang làm thợ mộc rất tốt sao?”
“Thiếu tiền thôi.”
Tam Đao nghe vậy đành gãi đầu, “Xin lỗi…”
Thủ Căn sững người, “Ngươi xin lỗi ta làm chi?”
“Ta nói ta phải nuôi ca, kết quả còn để ca đi lâm trường nuôi gia đình.”
Thủ Căn dở khóc dở cười, “Ta cần ngươi nuôi sao? Ngươi có phải con ta đâu.”
“Ca là lão bà của ta mà.” Tam Đao nhỏ giọng thì thầm.
Thủ Căn không nghe thấy.
“Ca thật phải đi lâm trường à?”
“Còn giả nữa sao.”
“Vậy được, ta dẫn ca đi.” Tam Đao bộ dạng hạ quyết tâm.
“Không cần, ta đã bàn xong với đại sư phụ của lâm trường, ông ấy bảo sẽ dẫn ta đi.”
“Xì! Lão có thể dẫn ca đi đâu? Chẳng phải là đi làm người lấy gỗ thôi sao, vừa mệt vừa khổ còn phải liều mạng.”
“Đến đâu chẳng thế.” Thủ Căn cười cười, gút lại đường may, cúi đầu xuống trước ngực Tam Đam cắn đứt chỉ thừa.
“Xong. Sau này chú ý một chút, đừng để lũ sói trong rừng cào rách y phục.”
“Hề hề.” Mân mê vạt áo, Tam Đao cười ngu, “Căn Tử ca, ca nói ta biết lão đại sư phụ dẫn ca đi lâm trường gọi là gì ấy nhỉ?”