Cao Quan
Chương 355 : Hội nghị mở rộng của văn phòng Chủ tịch quận
Ngày đăng: 00:57 20/04/20
- Ồ, ra là thế! Nhà của Phùng tiểu thư ở Thủ đô? Cô ấy làm nghề gì?
Lý Tuyết Yến lại hỏi.
Bành Viễn Chinh cười cười:
- Ừ, ở Thủ đô. Cô ấy làm việc ở tập đoàn Hoa Vũ, kinh doanh lĩnh vực máy tính và sản phẩm có liên quan.
Lý Tuyết Yến kinh ngạc:
- Tôi tưởng cô ấy là nhà nghiên cứu, không ngờ lại công tác ở doanh nghiệp!
- Cô ấy học ngành lịch sử, trong nhà muốn cô đến đại học Giang Bắc dạy học, nhưng cô ấy thích quản lý xí nghiệp. Đời người ngắn ngủi vài chục năm, tốt nhất là làm việc mình thích, sau này khỏi phải tiếc nuối.
Nói tới đây, Bành Viễn Chinh quyết định không tiếp tục chủ đề gây lúng túng này nữa, lại nói:
- Tuyết Yến, tôi thấy gần đây cô gầy đi nhiều, phải chú ý giữ sức khỏe một chút!
- Tôi…không sao đâu.
Lý Tuyết Yến nhớ tới người bà vừa mới qua đời của mình, vẻ mặt buồn bã nói:
- Tôi đi về trước, anh nhiều việc quá.
Lý Tuyết Yến không muốn rơi lệ trước mặt Bành Viễn Chinh, xoay người rời đi. Vừa ra khỏi phòng làm việc của Bành Viễn Chinh, nước mắt cô liền tràn mi, rơi xuống. Bà nội cô nuôi cô từ nhỏ đến lớn, tình cảm hai bà cháu rất khăng khít, bà bệnh mà qua đời, đối với cô là một nỗi đau to lớn.
Lý Tân Hoa đang vội vã đi đến, thấy hai mắt Lý Tuyết Yến đãm lệ từ phòng làm việc của Bành Viễn Chinh đi ra, hoảng sợ. Cô vội rón rén quay ngược lại phòng làm việc của mình, đợi Lý Tuyết Yến đã khuất dạng, mới đến gõ cửa phòng làm việc của Bành Viễn Chinh, kính cẩn nói:
Bành Viễn Chinh nhếch miệng, chậm rãi ngồi xuống.
Tô Vũ Hoàn cười cười, lại cao giọng nói:
- Thoạt nhìn, thị trường cả nước không tốt, các xí nghiệp dệt lớn thua lỗ, đó là tình hình chung, một mình quận chúng ta không thể chống lại. Nhưng ngẫm lại một cách cẩn thận, có phải nguyên nhân là do chính sách và sự hỗ trợ của chính quyền chúng ta chưa đến nơi đến chốn và phương thức quản lý xí nghiệp còn lạc hậu?
Ngày hôm qua tôi và một số đồng chí các ngành liên quan ở quận đến tập đoàn dệt Phong Thái khảo sát điều tra nghiên cứu. Tôi xem báo biểu và một số số liệu kinh tế của tập đoàn dệt Phong Thái, doanh nghiệp này không những không thua lỗ, mà còn có lợi nhuận không nhỏ. Không phải chỉ một số xí nghiệp có lợi nhuận mà toàn bộ các xí nghiệp trong tập đoàn đều có lợi nhuận! Vì sao cùng chung hoàn cảnh thị trường, doanh nghiệp này vẫn có lợi nhuận?
Ngoài ra, tập đoàn dệt Phong Thái còn sắp đưa ra thị trường tài chính. Vì sao? Chúng ta cần phải tìm hiểu vấn đề này.
Tô Vũ Hoàn chỉ chỉ vào đầu của mình:
- Tôi cho rằng, tập đoàn dệt Phong Thái có thể thành công, tất có chỗ độc đáo của nó. Kinh nghiệm về sự thành công của họ, đáng để tất cả các xí nghiệp ở quận chúng ta tham khảo học tập.
Phải nói là lập luận của Tô Vũ Hoàn khá rõ ràng. Ngay cả Bành Viễn Chinh cũng phải thừa nhận, cho đến giờ, Tô Vũ Hoàn không nói điều gì sai. Tuy khuôn mẫu thành công của Tập đoàn dệt Phong Thái không thể lặp lại, nhưng để các xí nghiệp ở quận đến tham khảo học tập là rất nên làm.
Nhưng Bành Viễn Chinh thừa hiểu, mục đích của Tô Vũ Hoàn không chỉ có vậy.
- Tôi nghĩ, nếu chúng ta học được kinh nghiệm thành công của tập đoàn dệt Phong Thái, cố gắng hết sức, giúp các xí nghiệp dệt vượt qua cửa ải khó khăn, khởi tử hồi sinh.
Tô Vũ Hoàn dõng dạc quơ tay:
- Chẳng hạn như thị trấn Vân Thủy có rất nhiều xí nghiệp dệt, không thể dễ dàng đầu hàng, để chúng bị phá sản, đóng cửa. Mà trên thực tế, hơn hai mươi xí nghiệp dệt, liên quan đến công ăn việc làm của mấy ngàn công nhân, hơn trăm triệu sản phẩm, sao có thể nói từ bỏ là từ bỏ? Đây là hành động hết sức vô trách nhiệm!
Bởi vậy, tôi quyết định, Ủy ban nhân dân quận thành lập tổ lãnh đạo công tác xí nghiệp dệt, do tôi làm tổ trưởng, lão Hồ, lão Chu làm tổ phó. Bước đầu tiên, chúng ta phải tổ chức các xí nghiệp ở thị trấn Vân Thủy và ở quận đến tập đoàn dệt Phong Thái học tập kinh nghiệm, tìm hiểu cách hoạt động, quản lý của người ta và học cả cách nâng cao ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường!