Cao Quan

Chương 395 : “Thượng Phương bảo kiếm”

Ngày đăng: 00:58 20/04/20




Khóe miệng Bành Viễn Chinh nhẹ nhàng bĩu một cái, trầm giọng nói:



- Giám đốc Sở Kỷ, cách làm của chúng tôi cũng không trái với chính sách và quy định!



Kỷ Lượng giận tím mặt, "rầm" một tiếng, đột nhiên đập bàn, lớn tiếng nói:



- Bành Viễn Chinh, cậu còn muốn ngụy biện cái gì hả?



Bành Viễn Chinh là người gặp nhu thì nhu, gặp cương thì cương, thấy Kỷ Lượng đem quân uy ra dọa mình, hắn cũng tức giận, nhưng ngoài mặt vẫn điềm tĩnh, bình thản nói:



- Giám đốc Sở Kỷ, tôi không ngụy biện, mà đó là sự thật!



Kỷ lượng cắn chặt răng, mặt tái đi.



Tô Vũ Hoàn ngồi bàng quan, cười lạnh không nói. Y muốn nhìn xem, dưới áp lực mạnh mẽ của lãnh đạo Sở Giáo dục và Ủy ban nhân dân tỉnh, Bành Viễn Chinh sẽ xoay xở ra sao? Y không tin, một cán bộ cấp huyện phó như Bành Viễn Chinh, có thể đứng vững được trước áp lực của tỉnh, cả gan kháng cự, không chấp hành.



Bành Viễn Chinh đưa mắt ra hiệu với Lý Tuyết Yến. Lý Tuyết Yến lập tức lấy ra hai tập tài liệu đẩy tới.



Bành Viễn Chinh ung dung mở tập tài liệu "Mười bốn đại báo cáo" ra, cao giọng nói:



- Giám đốc Sở Kỷ, các vị lãnh đạo, trong cuốn "Mười bốn đại báo cáo" này, đã vạch rõ:



"Muốn làm tốt cơ cấu giáo dục, các cấp chính phủ phải gia tăng đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích nhiều con đường, nhiều hình thức xã hội góp vốn quản lý trường học cũng như nhân dân quản lý trường học, thay đổi phương thức điều hành giáo dục của quốc gia. Tiến thêm một bước cải cách thể chế giáo dục, phương pháp và nội dung giảng dạy, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng và mở rộng quyền tự chủ quản lý trường học, thúc đẩy kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và khoa học kỹ thuật và kinh tế…



Như vậy đủ chứng minh, hình thức quản lý giáo dục và quản lý trường học của thị trấn Vân Thủy phù hợp với tinh thần của "Mười bốn đại báo cáo" của Trung ương Đảng! Xã hội góp vốn quản lý trường học là hình thức đang được Trung ương đang ra sức đề xướng, tuy rằng thị trấn Vân Thủy đi trước một bước, cũng đi qua một số đường vòng, nhưng không sai về phương hướng!



Đám người Kỷ Lượng ngơ ngác nhìn nhau, không ngờ lại dùng tinh thần của "Mười bốn đại báo cáo" làm bùa hộ mệnh. Tuy gần đây mỗi ngày họ đều học tập quán triệt tài liệu này, nhưng thật ra không có mấy người thật sự tỉ mỉ đọc cho hết.




Phó chủ tịch thường trực quận Hồ Đức Vịnh nhíu mày:



- Đồng chí Viễn Chinh, đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy khái niệm này của cậu, chính quyền thị trấn bỏ vốn đăng ký thành lập công ty quản lý tài sản? Chính quyền sao có thể làm pháp nhân doanh nghiệp?



Bành Viễn Chinh khẽ mỉm cười:



- Chủ tịch quận Hồ, không phải chính quyền thị trấn làm pháp nhân doanh nghiệp, mà là chính quyền thị trấn thiết lập một văn phòng quản lý tài sản, để văn phòng này bỏ vốn đăng ký công ty, đại diện cho chính quyền thị trấn hành xử quyền quản lý.



- Đây không phải cũng là một sao?



- Không, không phải.



Bành Viễn Chinh còn chưa giải thích xong, Hồ Đức Vịnh lại xen vào nói:



- Đồng chí xác định là chính sách cho phép?



- Cũng không trái với chính sách. Mọi người có thể xem kỹ lại "Mười bốn đại báo cáo" và tinh thần hội nghị công tác kinh tế Trung ương cuối năm ngoái, đều có ý kiến chỉ đạo.



Bành Viễn Chinh mỉm cười, giơ hai cuốn sách nhỏ trong tay lên. Nguồn truyện: Truyện FULL



Thấy hắn giở giọng "nhai lại" luận điệu cũ rích, Tần Phượng không thể nhìn cười.



Lần trước, Bành Viễn Chinh dựa vào mười bốn báo cáo lớn của quốc gia và đề cương quy hoạch phát triển giáo dục quốc gia làm thành Thượng Phương bảo kiếm, "đâm toạc" lệnh cấm của Sở Giáo dục tỉnh, trong quận đã sớm lan truyền câu chuyện được mọi người ca tụng này.



(1) Nguyên văn "Thiên biến bất túc úy, tổ tông bất túc pháp, nhân ngôn bất túc tuất!", câu này trích từ Vương An Thạch liệt truyện.Thời Bắc Tống, Vương An Thạch chủ trương thực hiện cải cách, đưa ra luận đề "Tam bất túc" nổi tiếng này. "Thiên biến bất túc úy: ý là thiên tai không cần sợ hãi, bởi vì lúc ấy có người nói "Trời sanh dị tượng" để công kích và chống đối cải cách của Vương An Thạch; "Tổ tông bất túc pháp" : ý nói, chế độ pháp quy do tiền nhân đặt ra, nếu không thích hợp, thậm chí gây trở ngại tiến bộ xã hội, sẽ phải sửa đổi thậm chí huỷ bỏ, không thể mù quáng làm theo; "Nhân ngôn bất túc tuất" : đối với lời ra tiếng vào của người đời không cần băn khoăn. Đây vừa là tinh thần cải cách chủ yếu của Vương An Thạch, cũng là vũ khí tư tưởng của ông. Đời sau, mọi người thường trích dẫn những lời này để biểu đạt tinh thần không ngừng cách tân.