Chỉ Gọi Tên Em

Chương 4 :

Ngày đăng: 16:40 19/04/20


Ngày hôm sau tỉnh dậy, tôi nhảy một phát từ giường trên xuống, đây là thói quen hình thành từ hồi còn học đại học.



Một mặt có thể tức tốc tỉnh táo mà chạy cho kịp tiết đầu tiên, mặt khác, nhỡ may đáp xuống không thành công, cũng có đầy đủ lý do để không phải lên lớp.



Nhưng hôm nay tuy hạ cánh thành công, song hai chân lại mỏi nhừ.



Tôi gần như không đi được.



May mà đánh răng rửa mặt với ăn sáng không cần dùng đến chân, nhưng chặng đường đến giảng đường thì thật lê thê.



“Này.” Vừa bước vào giảng đường, Noãn Noãn liền đưa một lọ gì đó cho tôi.



Tôi cầm trên tay quan sát tỉ mỉ, là thuốc trắng Vân Nam dạng xịt.



“Hiệu nghiệm lắm đấy,” em lại nói.



Tôi xắn ống quần, xịt mỗi bên bắp chân ba phát, cảm giác mát lạnh, đau tê dường như cũng dần dần tan biến.



Trầm ngâm vài giây, tôi lập tức đứng dậy chạy khỏi giảng đường.



“Anh đi đâu đấy?” Tiếng Noãn Noãn với theo sau lưng. “Sắp vào giờ rồi.”



“Đùi cũng cần phải phun nữa,” tôi nói, đầu vẫn không ngoảnh lại.



“Thật là,” Noãn Noãn thấy tôi từ nhà vệ sinh quay lại bèn nói.



Thật là làm sao? Lẽ nào tôi có thể tụt quần giữa giảng đường phun thuốc lên đùi sao?



Hôm nay nghe nói người đứng lớp là một giáo sư đại học, sẽ giảng về đặc sắc ngôn ngữ của tiếng Hán.



Vốn nghĩ chắc sẽ là một học giả già nua, người như vậy thường có thể kiêm cả ảo thuật gia lẫn nhà thôi miên. Tức là vừa sẽ làm ảo thuật khiến mặt bàn có lực hấp dẫn, hút dính lấy mặt bạn; lại cũng là một nhà thôi miên dùng ngữ điệu giảng bài để ru bạn ngủ đi ngủ đi.



Thế nhưng vị giáo sư này tuy đã hơn 60 tuổi, song giảng bài lại rất hóm hỉnh thú vị, giọng điệu nhẹ nhàng không đao to búa lớn.



Bở đám sinh viên chúng tôi đến từ những khoa khác nhau, nên thầy hoàn toàn không giảng những lý luận uyên thâm.



Thầy nói từng âm từng chữ trong tiếng Trung đều có tính sắp xếp kết hợp mạnh, cách ngắt câu khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau. Thậm chí còn thường thấy những câu đọc xuôi cũng được, mà đọc ngược cũng xong.



Ví dụ như “Trẻ con ăn rau cải không thể hư hỏng” câu này sau khi sắp xếp tập hợp lại, có thể trở thành: “Trẻ con không thể ăn rau cải hư hỏng”, “Trẻ con hư hỏng không thể ăn rau cải” đều có nghĩa cả.



Lại có thể trở thành “Rau cải ăn trẻ con không thể hư hỏng”, tuy rằng câu này chỉ có thể xuất hiện trong mấy phim kinh dị.



Tiếng Anh phân làm các thời thì, là bởi coi trọng thời gian, vì vậy nó là ngôn ngữ mang tính khoa học; tiếng Trung không có thời thì, vì người Trung Quốc không chú trọng thời gi­an, không có quan niệm về thời gian.



“Đó là tán nhăng cuội thôi. Một động từ có ba cách viết, đúng là nhàn cư rửng mỡ. Thêm vào một từ biểu thị thời quá khứ chẳng phải là xong sao, hà tất phải khổ sở phân biệt. Đời người các thứ phải học nhiều vô vàn, đừng để động từ làm khó mình.” Thầy mỉm cười. “Đây chính là Phật.”



Tiếng Anh nói a book, a desk, a car, a tree, a man... đều chỉ có một chữ “a”, đơn giản; tiếng Trung lại có cách nói một cây, một hạt, một tờ, một cái, một quyển, một chiếc, một cỗ..., quá phức tạp.



“Đó là bởi người Trung Quốc biết vạn sự vạn vật đều có tính đặc trưng riêng, vì vậy đơn vị đo lường phải khác nhau, biểu thị sự tôn trọng.” Thầy cười lớn. “Đây chính là Đạo.”



Sức sống của tiếng Trung rất mạnh, một từ có thể có bao nhiêu nghĩa quan hệ mật thiết với từ tính của nó.



“Bạn sinh viên nào có thể lấy một ví dụ? Nếu lấy hay, tôi sẽ đích thân viết hai chữ ‘Tài tử’ tặng bạn đó.”



Thầy nói đùa: “Lên mạng bán, có lẽ cũng đáng mấy tiền đấy.”



“Chữ bút lông của vị giáo sư này cực kỳ đẹp,” Noãn Noãn thì thầm nói với tôi, “Lương Lương, thử xem?”



Tôi lắc đầu.



Tôi là người khiêm tốn, lẽ nào tài hoa của tôi cao tám đấu cũng phải để mọi người biết đến hay sao?



Cậu em khóa dưới đột nhiên giơ tay, làm tôi sợ thót tim, thầm nghĩ tên tiểu tử này điên rồi.



Chỉ thấy thầy giáo gật đầu nói: “Mời.”



“Sàng tiền minh nguyệt quang, mỹ nữ lai thưởng quang; y phục thoát quang quang, cộng độ hảo thời quang,” Cậu ta đứng dậy nói. “Bốn chữ ‘quang’ này đều có ý nghĩa khác nhau.”



“Bạn sinh viên này đến từ Đài Loan phải không?” thầy hỏi.



“Dạ.” Cậu ta gật đầu.



“Thật có dũng khí,” thầy giáo lại cười ha hả, “thiếu niên anh hùng.”



Xấu hổ quá, thật đáng xấu hổ. Tôi không ngẩng nổi đầu dậy.



“Vậy lát nữa thầy viết cho em chữ ‘tài tử’ hay ‘thiếu niên anh hùng’ nhỉ?” cậu ta nhỏ giọng hỏi tôi.



“Ngậm mồm vào,” tôi nghiến răng nói.



Thầy giáo tiếp tục để sinh viên Đài Loan cùng sinh viên Bắc Kinh thảo luận về sự khác biệt giữa cách nói hai v



Có người nói, sinh viên Đài Loan nói năng mềm mại nho nhã, ngữ điệu không quá lên bổng xuống trầm, thường dùng từ cảm thán; sinh viên Bắc Kinh nói năng hào khí, ngữ điệu cao, trầm bổng rõ ràng, dùng từ cũng khá tinh giản.



Ví dụ như sinh viên Đài Loan nói “Cậu thật là xinh ấy!”, sinh viên Bắc Kinh sẽ nói “Cậu xinh thật”.



Người ta nói cảm ơn, sinh viên Đài Loan sẽ nói “Đừng khách sáo”; người ta nói xin lỗi, sinh viên Đài Loan sẽ nói Không có gì.



Ngữ điệu luôn kéo bằng, nhỏ nhẹ chậm rãi.



Còn bất kể người ta nói cảm ơn hay xin lỗi, sinh viên Bắc Kinh đều nói “Không sao.”



Câu cuối lên giọng, ngắn gọn, khá có cảm giác hào hùng.



“Chúng ta thử làm một cuộc thử nghiệm nhỏ xem,” sau khi mọi người rào rào nói xong, thầy giáo nói.



Thầy đặt ra một tình huống: Bạn phải đi máy bay tới Bắc Kinh, muốn đi thăm Cố Cung và leo Trường Thành, trước khi ra khỏi nhà nói với mẹ xem phải ngồi máy bay mấy tiếng, mấy giờ tới Bắc Kinh, tới Bắc Kinh xong sẽ gọi về báo đã đến nơi an toàn.



Mọi người lần lượt nói xong, nội dung đều như nhau.



Kết quả phát hiện thấy một đoạn trần thuật gần 50 chữ này có vài chỗ khác nhau về cách nói.



Ví dụ, sinh viên Đài Loan sau cùng nói “Con sẽ gọi về nhà”; sinh viên Bắc Kinh lại nói “sẽ điện lại nhà”.



“Giờ dùng đầu ngón tay đếm xem các bạn vừa nói tổng cộng bao nhiêu chữ?” thầy nói.



Sau khi tính toán bình quân, sinh viên Đài Loan nói 52,4 chữ; sinh viên Bắc Kinh nói 48,



Để đánh giá khách quan, thầy giáo lại đưa ra ba tình huống nữa, kết quả cũng tương tự: trong một đoạn trần thuật gần 50 chữ, sinh viên Đài Loan bình quân dùng nhiều hơn 3 đến 4 chữ.



Tôi thấy không phục, nói với Noãn Noãn: “Mau ra bên ngoài giảng đường. Em nói thế nào?”



“Mau ra ngoài giảng đường.” Noãn Noãn nói.



Đếm ngón tay tính, em nói ít hơn tôi một chữ.



“Cái áo này không tệ,” tôi nói.



“Áo này đẹp đấy,” Noãn Noãn đáp lại.



“Cái áo này đẹp quá mất.”



“Áo này siêu đẹp.”



“Cái áo này quả thực quá tuyệt.”



“Áo này siêu siêu đẹp,” Noãn Noãn cười nói. “Em vẫn dùng ít chữ hơn anh.”



“Em cãi cố. Làm gì có ai nói siêu siêu đẹp.”
“Ấy, anh đừng có làm thế, làm cá sợ bây giờ,” Noãn Noãn cười nói.



“Thế em sợ rồi à?” tôi hỏi.



Noãn Noãn không trả lời, chỉ khẽ gật đầu.



“Ừm... vậy...” tôi hơi bứt rứt không yên, “anh chỉ là nói ra chút cảm nghĩ thôi, em đừng bận tâm nhé.”



“Không sao,” Noãn Noãn nói.



Tay phải của tôi và Noãn Noãn vẫn đang ngâm trong nước, khựng lại không động đậy, như thể trong không khí có một thứ cảm giác tinh khiết, chỉ cần khẽ khuấy động mặt nước hoặc thu lại tay về sẽ có thể phá hỏng sự tinh khiết ấy.



“Sao miệng anh hôm nay nói ngọt thế?” Noãn Noãn nói. “Anh nói thật xem, có phải vì ăn



“Cũng có thể,” tôi nói.



“Ăn xong bánh rán sữa, đến giờ hương vẫn còn lưu trong miệng em đây này.” Noãn Noãn nhoẻn miệng cười.



“Anh cũng thế,” tôi nói. “Nhưng dù anh có ăn một đĩa lớn đậu phụ thối, miệng thối thì cũng vẫn sẽ nói thế. Vì đấy không phải lời đầu môi chót lưỡi, mà xuất phát từ trong lòng anh.”



Sau đó là một quãng im lặng.



Tôi nhìn đồng hồ, quyết định phá vỡ bầu không khí im lặng, nói: “Noãn Noãn, cũng gần đến giờ tập trung rồi đấy.”



Noãn Noãn thu tay phải lại, đứng lên.



Tôi cũng đứng lên, xoay xoay cổ cho đỡ mỏi vì ngồi lâu.



Tay trái Noãn Noãn đang rút khăn giấy khỏi túi, tôi đột nhiên nói: “Đợi chút.”



“Hả?” Noãn Noãn dừng tay lại, nhìn tôi.



“Em xem,” tôi chỉ xuống hồ nước, “hồ nước này giống cái gì?”



Noãn Noãn quay đầu quan sát chăm chú hồ nước, rồi khẽ kêu thầm một tiếng: “Giống con dơi.”



“Cuối cùng chúng ta cũng hưởng được phúc khí rồi.” Tôi cười hả hê. “Đừng lau tay khô đấy.”



Đi được mấy bước, Noãn Noãn bỗng lấy tay phải búng nước lên mặt tôi, cười cười nói: “Cho mặt anh cũng được hưởng chút phúc khí.”



Những giọt nước làm mắt kính tôi bị lóa, gỡ kính xuống lau khô rồi đeo lại, Noãn Noãn đã chạy đi xa tít.



Đến khi tôi tới được cửa lớn Cung Vương Phủ tìm Noãn Noãn định báo thù, tay phải cũng đã khô cong.



Thầy Lý dẫn cả đoàn đến một khu ngõ cổ vắng vẻ, bữa tối sẽ là những món ăn thường ngày của người Bắc Kinh.



Cửa tiệm không lớn lắm bị đám sinh viên chúng tôi ngồi cho chật ních.



Bác chủ tiệm biết một nửa số chúng tôi là từ Đài Loan tới, bèn đi từng bàn hỏi: “Có ăn quen không?”



“Có phải ăn không quen thì không cần trả tiền không?” tôi quay sang hỏi Noãn Noãn.



“Nói bé thôi.” Noãn Noãn lấy cùi chỏ huých huých tôi.



“Có phải ăn không quen...” tôi tăng cao âm lượng.



“Này!” Noãn Noãn hốt hoảng, kéo mạnh tay áo tôi, làm đũa trên bàn rơi hết xuống đất, phát ra tiếng kêu khô khốc.



Bác chủ bước lại, hỏi tôi và Noãn Noãn: “Ăn có quen không?”



“Quen lắm, rất quen, cực kỳ quen bác ạ,” Noãn Noãn vội vàng trả lời.



“Thực ra là không quen lắm,” tôi nói. “Cháu không quen ăn mấy đồ ngon thế này, cứ thấy có gì đó không thật, cứ như trong mơ vậy.”



Bác chủ ngây người một lúc, rồi bật cười ha hả, vỗ vai tôi nói: “Chàng trai tốt, đúng là một chàng trai tốt.”



“Anh cứ phải nói linh tinh mới ăn được cơm đấy à?” Giọng Noãn Noãn có chút bất lực.



“Quen lắm, rất quen, cực kỳ quen,” tôi cười cười nói, “em lợi hại đấy, ba kiểu quen hợp nhất, đúng là vô địch”



Noãn Noãn và một miếng cơm, cũng tự thấy buồn cười, không nhịn nổi nữa, bật cười khúc khích.



Bữa cơm rất thịnh soạn, có bắp cải luộc, đậu phụ tiêu cay, tôm rang, chân giò tỏi, thịt thái chỉ xốt xì dầu đặc sản Bắc Kinh, vân vân, món nào hương vị cũng đậm đà lại rất trôi cơm, khiến tôi ăn liền ba bát.



Thầy Lý bước đến bàn chúng tôi, mỉm cười nói: “Ông chủ tiệm vừa nói với thầy hôm nay giảm giá vịt quay, có làm chút không?” Mọi người tức khắc đặt đũa xuống, vỗ tay rào rào. Cứ thế hết bàn này đến bàn khác dậy lên tiếng vỗ tay.



Xem ra bọn sinh viên chúng tôi quả thật đã được hưởng phúc rồi.



Ăn xong, rời khỏi tiệm, bác chủ tiệm còn ra tận cửa tiễn chúng tôi.



Tôi nói với bác: “Hoan nghênh lần sau lại tới chơi Bắc Kinh.”



Bác chủ tiệm lại cười ha hả nói: “Thằng nhóc này được lắm.”



Tôi ăn quá no, vừa lên xe đã ngồi phịch xuống ghế, bị Noãn Noãn mắng: “Đồ tham ăn.”



Lúc xuống xe, cũng phải nhờ cậu em khóa dưới kéo dậy, tôi mới đứng lên được.



Mọi người dường như đã thành nếp, kết thúc một ngày hoạt động, quay về trường tắm giặt xong, lại tập trung tại giảng đường.



Cậu em khóa dưới mua một cái áo phông có in chữ Phúc, đem trải lên bàn cho mọi người rầm rộ nghiên cứu cái chữ.



“Đã ngẫm nghĩ ra chưa?” thầy Lý bước vào hỏi.



“Vẫn chưa ạ,” mọi người đồng thanh trả lời.



“Bộ bên phải là cách viết chữ ‘Thọ’ trong Lan Đình Tự của vua Khang Hy,” thầy Lý vừa chỉ vừa nói. “Bộ bên trái giống chữ ‘Tử’ và chữ ‘Tài’, góc trên bên phải nét bút giống chữ ‘Đa’, góc dưới bên phải là chữ ‘Điền’, nhưng chữ Điền này lại không đóng bộ khẩu, thầm chỉ phúc lành vô biên.”



Mọi người gật đầu lia lịa, như đã ngộ ra chân lý.



“Chữ Phúc này bao gồm chữ Tử, Tài, Đa, Điền, Phúc, Thọ, ý chỉ đa tử, đa tài, đa điền, đa phúc, đa thọ,” thầy Lý cười, “đã hiểu chưa?”



“Tâm cơ của Khang Hy thật sâu xa,” tôi nói.



“Đừng nói linh tinh đi,” Noãn Noãn nói.



“Hòa Thân mới được gọi là có tâm kế, thông minh tuyệt đỉnh. Chỉ đáng tiếc, ông ta có hướng cầu phúc, có đạo hưởng phúc, nhưng lại không biết tích phúc. Do vậy tuy vinh hoa một đời, lại là người nhiều phúc, cuối cùng vẫn rơi vào kết cục tự vẫn, nhà cửa bị tịch thu.” Thầy Lý ngừng một lúc, nói tiếp: “Ý nghĩa thực sự của phúc, thực chất là tích phúc.”



Thầy Lý nói xong, đoạn dặn dò mọi người mau về nghỉ ngơi sớm, rồi rời khỏi giảng đường.



Đám chúng tôi buôn chuyện một chập nữa, mới ai về phòng nấy.



Cậu em khóa dưới vừa về đến phòng liền mặc ngay chiếc áo phông chữ Phúc. Từ Trì còn lại gần sờ một vòng.



“Thoải mái quá,” cậu em nói, “Anh, anh cũng ra đây sờ đi.”



Tôi chẳng buồn để ý đến cậu ta.



“Anh, em còn mặc cả quần sịp chữ Phúc đây này,” cậu ta lại nói. “Không sờ thật à?”



“Đồ biến thái!” tôi túm lấy gối đập cho cậu ta mấy cái vào đầu.



Cậu ta cười ha hả, Từ Trì và Cao Lượng cũng cười phá lên.



Tôi nằm trên giường, ngẫm nghĩ về lời thầy Lý vừa nói: Ý nghĩa thực sự của phúc, thực chất là tích phúc.



Nếu như nói quen với Noãn Noãn thật sự là cái phúc của tôi, vậy lại phải tích phúc thế nào đây?