Côn Luân
Chương 34 : Vạn vật quy tàng
Ngày đăng: 20:58 22/04/20
Hai người vừa đi vừa nói chuyện,hướng về phía đông nam đi tới, một lát sau biến mất.
Lương Tiêuđợi bốn bề lặng ngắt,vừa mới chui ra khỏi bụi cỏ,tim hãy còn đập dữ dội.
Hắn trở về cốc, thấy A Tuyết đang nhặt củi, vừa mới châm lửa, Lương Tiêu vội vàng giẫm tắt.
A Tuyết kinh ngạc nói:
- Ca ca,huynh làm gì thế?
Lương Tiêu kể lại sự tình vừa xảy ra. A Tuyết sợ tái mặt.
Lương Tiêu nói:
-Châm lửa thế này, khói đặc tràn lên, há không tự lộ dấu vết?
A Tuyết buồn rầu nói:
-Thế phải làm thế nào bây giờ?
Lương Tiêu liếc nhìn nàng,nói:
-Còn tính toán thế nào nữa? Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, phía đông
nam nguy hiểm trùng trùng,đi đến phía tây bắc vẫn còn có một sinh lộ.
A Tuyết hoàn toàn không có chủ định,đành phải nghe theo Lương Tiêu.
Hai người sơ lược thu dọn,bí mật lên đường rời khỏi sơn cốc.
Đi được ước chừng 10 dặm,xa trông phía tây một ngọn núi sừng sững,cao chót vót,phía sau núi non chập trùng,mây mù bao phủ,dường như lên đến tận
trời, chỉ thấy trắng âm u một mảng,điểm lớt phớt màu xanh.
Lương Tiêu nhăn mày nói:
-Núi hùng vĩ quá!
A Tuyết cười :
-Ngọn núi này chia làm 5 đỉnh,hình giống như hoa sen,xưa gọi là Hoa Sơn!
Lương Tiêu hỏi:
-Muội đã đi qua rồi sao?
A Tuyết lắc đầu nói:
-Muội nghe các tỷ tỷ nói.
Lương Tiêu gật đầu,nhìn A Tuyết bước đi nhanh nhẹn,không hề chậm lại phía sau,trong lòng vui mừng, khen:
-A Tuyết,nội công của muội thật tốt,nếu không làm sao mà đi nhanh thế, ta nghĩ muội thậm chí còn hơn cả A Băng, A Lăng đấy.
A Tuyết đỏ mặt :
-Huynh nói gì thế? Muội…muội xưa nay ngu ngốc, cái người ta học một buổi, muội phải học mười ngày,vì vậy hay bị chủ nhân chửi mắng.
Lương Tiêu cười nói:
-Thế thì lạ quá, muội luyện nội công thế nào?
A Tuyết xấu hổ mặt đỏ tía tai,khẽ đáp:
-Bởi vì muội ngốc nghếch mà,lại sợ đường chủ chửi mắng.Cho nên người khác
luyện một lần,muội phải luyện đến 5 lần,người khác luyện 5 lần ,muội
phải luyện 10 lần,luyện cho đến khi nào thành thì thôi. Nhưng so với A
Lăng, A Băng nhị vị tỷ tỷ thì muội kém rất nhiều. Sở dĩ thế mới bị tên
Vân công tử đó đánh trúng một chưởng, ôi chao,muội rõ thật là vô dụng.
Nhưng không hề nghe thấy Lương Tiêu lên tiếng đáp lại,chỉ thấy sắc mặt Lương Tiêu u ám trĩu nặng.
A Tuyết nhìn bộ dạng ấy, buồn bã nghĩ:
- Huynh lại nhớ Liễu Oanh Oanh cô nương rồi.
Nghĩ đến đây,cô cảm thấy tim đau đớn,mắt rướm lệ,cúi xuống mân mê vạt áo,không nói thêm gì nữa。
Trên đường đi hai người đều im lặng,đến giữa trưa thì đến được một thị trấn ở dưới chân núi.
Thị trấn này được xây dựa vào chân núi,ngói đen gạch đỏ, rất có vẻ lạ lùng.
Giờ đang họp chợ,xe ngựa đi lại rộn ràng,cảnh rất náo nhiệt
Hai người vừa mới vào trong trấn,bỗng nghe có người thét to,Lương Tiêu nhìn ra xa,chỉ thấy bốn thiếu niên quần áo rách rưới,đang gắng sức kéo một
con lừa lông trắng.
Con lừa lông trắng như tuyết,cao khoảng bảy
bộ,dài khoảng sáu bộ,bốn chân nhỏ thon dài hết sức chống lại;bốn thiếu
niên cố gắng hết sức cũng không làm sao lôi kéo được。
Lương Tiêu
thầm kinh ngạc,bốn thiếu niên này đều cố gắng kéo thì tối thiểu cũng
phải đạt được sức nặng hai ba trăm cân, nào ngờ không kéo nổi một con
lừa,rõ là phi lý.
Lúc này,một thiếu niên nóng nảy hét lên :
-Đồ súc sinh!
Rồi giáng một quyền đánh vào tai con lừa trắng.
Con lừa trắng nổi tính hung, bị đấm một quyền liền lắc đầu, hất thiếu niên
đó văng ra xa một trượng, cào cào móng lại hất nốt hai người kia.
Một thiếu niên mặt trắng còn lại chưa kịp định thần, con lừa ba chân bốn
cẳng chạy,kéo lê thiếu niên trên mặt đất,con lừa này bước chân tuy ngắn
nhưng vẫn chạy nhanh như gió,chạy năm sáu bươc,thiếu niên đã bị kéo tung lên,con lừa kêu lên,chân sau đá hất cậu ta văng ra thật xa.
Con
lừa được tự do,chạy thật nhanh ra khỏi thị trấn,không ngờ có một bóng
người nhảy lên, từ bên cạnh lướt lên lưng lừa, tà áo tung bay, chính là
Lương Tiêu,thấy con lừa trắng đả thương người liền động lòng muốn giúp
đỡ.
Con lừa trắng nổi xung ,liền đá hậu mấy cái liền.
Nhưng Lương Tiêu sử ra công phu,thuận theo con lừa mà lên xuống trên lưng nó.
Con lừa trắng không chịu, ngoắt cổ lại định cắn.
Lương Tiêu lần đầu tiên trong đời gặp một con vật bướng bỉnh như vậy, cười nói:
-Hảo súc sinh!
Rồi vung một chưởng đánh vào đỉnh đầu con lừa,chưởng này ẩn chứa nội
kình,con lừa gặp phải nhát chưởng này đầu óc choáng váng, mất phương
hướng,ngoắt đầu định chạy, lại lĩnh một chưởng nữa, chưởng này khiến cả
hổ báo gấu sư tử còn phải sợ khiếp vía, con lừa tai rủ xuống,hai mắt tỏ
vẻ cầu xin.
Lương Tiêu cười khẽ,leo xuống lưng con lừa,hướng về bốn thiếu niên vẫy tay nói:
-Trở lại đi!
Bốn thiếu niên xanh mặt,sợ hãi không dám đến,Lương Tiêu lông mày nhíu
lại,chính là muốn nói chuyện,bỗng thấy bốn thiếu niên thần sắc khác
lạ,lùi dần ra xa.
Lương Tiêu còn chưa minh bạch lý do,chợt đằng
sau có tiếng gió nổi lên,Lương Tiêu nhanh chóng lách qua,chỉ thấy phía
sau một tiểu đạo cô đứng đó,như một bức tranh tươi đẹp,trong mắt hiện
lên vẻ oán hận。Lương Tiêu kinh ngạc nói:
-Hảo đạo sĩ,sao lại động thủ?”
Nữ đạo sĩ không trả lời,lại vung chưởng đánh tới,Lương Tiêu trông thấy bàn tay đẹp đẽ,nội lực thuần phác,cảm thấy kinh ngạc,lập tức hai tay khua
lên,như đánh đàn.
Chiêu này lấy từ tích Tư Mã Tương Như. Ngày xưa Tư Mã Tương Như mến mộ Trác Văn Quân, nên dùng dao cầm tấu khúc Phượng
Cầu Hoàng làm đẹp lòng giai nhân.
Nữ đạo sĩ nhìn thấy bản lĩnh
bất phàm của Lương Tiêu,ngầm ẩn chưa huyền cơ,không dám coi thường,chân
bước tới một bước,hai chưởng xuất ra,kình phong ào ạt。
Hai người
chiết hai chiêu, nữ đạo cô nội lực thâm hậu,chưởng pháp tinh kì,Lương
Tiêu âm thầm kinh ngạc,bị rơi vào thế hạ phong,trong lòng kinh sợ,sử ra
chiêu Môn sắt luận đạo,mô phỏng dáng điệu bắt rận luận việc thiên hạ của Vương Mãnh đời trước, tay phải trỏ bốn phương, tay trái lần vào trong
ngực lấy Âm Dương cầu ra.
Tiểu đạo cô bỗng nhiên thấy Lương Tiêu
đổi thế phòng thì lao lại gần,khua chưởng đánh tới,Không ngờ Lương Tiêu
biến chiêu “Thái Bạch Túy Tửu”,ngửa người ra tránh chưởng, tay trái làm
động tác nâng chén uống để lén nhét Âm Dương cầu vào miệng, sau đó đánh
xéo tả chưởng, hữu chưởng đánh thẳng, biến chiêu, Đại tương vận cân.
Tiểu đạo cô tưởng Lương Tiêu nội lực không đủ, liền khoa chưởng đánh
thẳng,nào ngờ Lương Tiêu được Âm Dương Cầu hỗ trợ,nội lực đột nhiên gia
tăng,chỉ nghe đánh “cạch” một tiếng,tiểu đạo cô phải lùi ra hơn
trượng,sắc mặt đỏ hồng,ngực đau khó nói, bất giác buồn bực, rút luôn sau lưng ra một thanh đoản kiếm.
Lương Tiêu song chưởng giương
lên,định lao lại, chợt thấy một người vẹt đám đông đi ra, lắc mình tới
giật lấy thanh đoản kiếm của đạo cô, Lương Tiêu nhìn chăm chú,đó cũng
lại là một đạo cô,mặc áo xám rộng, hai bên tóc muối tiêu,tuy không quá
mĩ lệ,nhưng làn da trắng bóc,mắt lộ nét cười,khiến người ta sinh cảm
giác thân thiết.
Tiểu đạo cô thấy bà, hai tay khua lên, miệng thì ú ú ớ ớ, đạo cô áo xám chau mày nín lặng. Lương Tiêu đại ngộ : « Tiểu
đạo cô không trả lời ta, thì ra bị câm. »
Đạo cô áo xám nhìn tiểu đạo cô hoa tay mô tả xong thì chắp tay chào Lương Tiêu :
- Vì sao thí chủ lại lôi lừa của ta đi ?
Thái độ đạo cô rất điềm tĩnh, giọng nói hiền hòa, Lương Tiêu ngạc nhiên hỏi :
- Bà nói được à ?
Đạo cô áo xám cười :
- Đồ đệ không nói được, nhưng sư phụ chưa chắc đã là người câm !
Lương Tiêu cảm thấy lỡ lời, ngượng nghịu đáp :
- Đạo trưởng nói phải lắm.
Tiểu đạo cô nghe vậy vừa tức vừa buồn cười, lườm Lương Tiêu một cái.
Lương Tiêu đưa mắt về phía con lừa :
- Đạo trưởng nói con lừa này là của bà, có gì làm bằng chứng?
Đạo cô đáp :
- Bần đạo vào trấn hóa duyên, dừng lừa ở ngoài, nào ngờ xong việc ra khỏi cửa thì không thấy đâu nữa ! – Đoạn vỗ tay, dịu dàng gọi. – Khoái
Tuyết, lại đây !
Con lừa nghe gọi, lắc lư đi lại trước mặt đạo cô, dáng vẻ ngoan ngoãn.
Lương Tiêu ngờ vực, lại liếc mắt tìm, không thấy A Tuyết đâu, nghĩ bụng : «
Con bé ngốc ấy đi đâu rồi ? » Hắn ngó quanh, chợt thấy A Tuyết đang kéo
một thiếu niên ra khỏi đám đông. Lương Tiêu nhận ra chính là một trong
những người đuổi lừa vừa rồi, bèn hỏi :
- Muội làm gì thế ?
A Tuyết đáp :
- Muội thấy mấy tên này trốn chạy, tiểu đạo trưởng lại giao đấu với
huynh, biết rằng chắc chắn có chuyện khác thường bèn đuổi theo. Đáng
tiếc chỉ bắt được một tên. Ca ca, thì ra họ đều là những quân tiểu tặc
trộm lừa ! Huynh bị người ta hiểu lầm rồi !
Lương Tiêu nhăn mặt, kéo thiếu niên lại, cười nhạt :
- Ngươi ăn trộm lừa phải không ?
Thiếu niên này lúc đầu bị lừa đá, bị thương khá nặng, rơi ra đằng sau mới bị A Tuyết tóm được, bây giờ Lương Tiêu hỏi, lại gân cổ lên đáp :
- Ta ăn trộm đấy.
Lương Tiêu cau mày, thò tay nhấc bổng thiếu niên đó lên:
- Muốn làm hảo hán ư ? Đồng bọn của ngươi đâu hết rồi ?
Thiếu niên bị nghẹn thở nhưng vẫn nói :
- Ăn trộm… thì cũng ăn trộm rồi, tùy… tùy ngươi muốn đánh cũng được, còn muốn ta khai ra bạn bè thì đừng hòng, ta…
Lương Tiêu sa sầm nét mặt, vận thêm kình vào tay, mặt thiếu niên đỏ bầm như
máu, không thốt nên lời, chỉ lắc đầu. Đạo cô không đành lòng nhìn tiếp,
định nói đỡ hộ, chợt Lương Tiêu cười phá lên :
- Không nói thì thôi, cút đi!
A Tuyết không ngờ Lương Tiêu dễ dàng buông tha như vậy, vội nói:
- Nói hay lắm, sao lại ngừng thế?
Lương Tiêu cười đáp:
- Thật hổ thẹn, đạo trưởng bắt tại hạ múa rìu qua mắt thợ, tại hạ cũng
đành làm mặt dày mà phô diễn vài ba câu. Lại nói trải qua mấy năm nữa,
Đại Vũ tuy rất giỏi nhưng cuối cùng hai chân cũng bị ríu vào nhau…
Liễu Tình ngạc nhiên cắt ngang:
- Thế nào là hai chân ríu vào nhau?
Lương Tiêu cười đáp:
- Đó là cách nói của dân quê nhà tôi, có nghĩa là nhắm mắt xuôi tay.
Liễu Tình nói vẻ nghiêm túc:
- Đại Vũ tạo phúc cho dân, khắc phục được tình trạng lũ lụt, là một đại anh hùng tài ba, chúng ta nên tôn trọng người.
Lương Tiêu không tiện đuà nghịch nữa, đành cười nói:
- Lại nói đại anh hùng Đại Vũ qua đời rồi, con trai ông là tiểu anh hùng
Hạ Khởi lên làm hoàng đế nhà Hạ, đem dâng cuốn Liên Sơn cho thần thư làm căn cứ bói toán để suy luận họa phúc. Sau Hạ Khởi rất nhiều năm bỗng
xuất hiện một đại anh hùng khác là Thương Thang, diệt nhà Hạ, lập ra nhà Thương. Liên Sơn rơi vào tay tể tướng Y Doãn nhà Thương. Y Doãn cũng là người thông minh, ông ta dồn tâm sức viết thêm và hiệu đính Liên Sơn,
cuối cùng tạo thành cuốn Quy Tàng. Ý nghĩa của quy tàng là “vạn vật
trong trời đất đều ẩn sâu bên trong chính nó”, Y Doãn hết sức tự hào về
cuốn sách này. Vua Thương đời sau cũng dùng nó để đoán định phúc họa.
Nói tới đây, bất giác cảm khái trước thế sự khôn lường, Lương Tiêu buồn buồn nói:
- Đáng tiếc, họa hay phúc đều bởi trời, con người không quyết định được.
Bất luận Quy Tàng hay đến đâu, qua mấy năm thì triều Thương cũng kết
thúc. Lúc ấy thiên hạ li loạn, Thang Trụ Vương lùng sục khắp nơi tróc nã những người chống đối. Y sợ chư hầu nước Chu là Cơ Xương mưu phản, bèn
đem giam ông ta ở Dữu Lý, ai ngờ Cơ Xương là người thông minh tuyệt
đỉnh, trong thời gian nằm nhà lao, nhàn rỗi quá đâm buồn tẻ, ông nghiên
cứu cuốn Quy Tàng, cuối cùng chợt nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời, viết
thành bộ sách Chu Dịch cực kỳ nổi tiếng. - Nói tới đây, Lương Tiêu cau
mày. – Liễu Tình đạo trưởng, tôi có mấy chỗ không được rõ ràng lắm.
Trong ba bộ sách này, nếu xét riêng sự thâm sâu và hoàn chỉnh thì Chu
Dịch được thừa nhận là số một, nhưng nghe ý tứ của đạo trưởng thì hình
như Chu Dịch không bằng Quy Tàng.
Liễu Tình cười rằng:
-Nếu muốn bàn về đăng phong tạo cực, tất chẳng thể bỏ qua "Chu Dịch" . Các
học giả xưa nay học Kinh Dịch nhiều đếm không xiết, sách vở chú giải
chất cao từng đống. Chỉ có điều chú giải ít mà xuyên tạc thì nhiều, dựa
theo thiển kiến mà tán loạn! Họ đâu có biết, dịch lý vốn là lẽ trời đất, mang tính tự nhiên. Ôi, qua nhiều năm tháng, một bản "Chu Dịch" tuyệt
hảo đã bị bọn hủ nho quậy tầm bậy tầm bạ, thành ra năm cha ba mẹ!
Lương Tiêu nghe bà nghị luận đúng tủ, khoái chí vỗ tay:
- Lời đạo trưởng bàn đó thật chính xác!.
Liễu Tình lắc đầu, nói:
- Những ý ấy không phải của ta, đều xuất phát từ miệng của vị đại tông sư đó, Người bảo: Quy Tàng " xuất phát từ những ý niệm sơ khai giản dị,
từ những hào quẻ quái tượng, tam muội, rồi người gạn lọc tinh tuý của
chúng, kết hợp với võ công diệu nghệ của chính mình, trong nhiều năm sau đó, đã sáng tạo ra một môn kiếm pháp, đặt tên Quy Tàng kiếm.
Lương Tiêu buột miệng nói:
- Quy Tàng kiếm? Tất cả mọi thứ trong trời đất, đều chẳng phải đã bắt nguồn từ Quy Tàng hay sao?.
Liễu Tình nghe gã chỉ một câu mà nêu đúng ngay vào tinh tuý đạo lý của thuật dụng kiếm, bèn vui vẻ cười, khen:
- Đúng vậy! Kiếm pháp Quy Tàng kiếm có tám kiếm đạo, chia ra làm càn ,
khôn , tốn , khảm, ly , cấn , đoài , chấn., theo ý của Quy Tàng, vạn
vật tương sinh, chi phối tác động mọi thứ trong trời đất. Lương Tiêu
ngươi hãy để ý xem đây.
Nói xong, bà lấy ra một ngọn trúc tiêu,
trước mặt Lương Tiêu sử mấy chiêu khởi đầu của Đường kiếm càn. Càn
tượng về trời, kiếm thế vời vợi, như bầu trời cao từ muôn thưở, vạn cổ
vân tiêu, không linh vô cực.
Lương Tiêu theo dõi hai chiêu kiếm đó, chợt sang tỏ trong lòng:
- Thì ra Liễu Tình đạo trưởng tốn bao nhiêu nước bọt giải thích lý luận,
mục đích là dạy ta kiếm thuật, nhưng sao bà ấy đã không chịu nói rõ ý
định đó ra, mà lại nói vòng vo nhiều lời làm chi vậy? Nhưng các chiêu
thức của Quy Tàng kiếm thật tuyệt diệu không lời nảo tả cho xiết, vừa để mắt vào, đã bị thu hút đến mức không cách nào rứt ra cho được.
Đường kiếm càn bao gồm các chuyển vận tinh tú, thiên tượng, có chỗ gần giống
với "Thiên Hành kiếm pháp", nhưng biến hoá phức tạp hơn, nhiều chi tiết
hơn, trước sau có tất cả chín Đại kiếm thức, mỗi Đại Kiếm thức lại gồm
chín Trung Kiếm thức, mỗi Trung Kiếm thức tự nó mỗi thức có chín Tiểu
Kiếm thức, tất cả liền lạc, biến hoá không cùng.
Liễu Tình vừa giải thích vừa thi triển, đến một canh giờ mới diễn giải xong đường kiếm Càn, bèn hỏi:
- Ngươi nhìn rõ chứ?
Lương Tiêu gật đầu:
- Đại khái là nhìn rõ.
Liễu Tình nghe giọng gã khoa trương như vậy, bỗng ngẩn người, bởi vì Đường
kiếm Càn biến hóa rất rắc rối, xếp hạng nhất trong tám đường kiếm, bà
nhất thời không tin được, định bụng để xem Lương Tiêu còn chỗ nào chưa
rõ thì sẽ tận tình chỉ bảo thêm, bèn nói:
- Được, vậy ngươi diễn lại ta xem.
Lương Tiêu lặng lẽ ngẫm nghĩ rồi vụt tuốt trường kiếm, thi triển từng chiêu
của Đường kiếm Càn, một mạch từ đầu tới cuối. Liễu Tình càng quan sát
càng kinh ngạc, tuy động tác của Lương Tiêu còn chậm nhưng tiến thoái
rất ung dung, trầm ổn, kiếm chiêu liền lạc nhịp nhàng, không hề vấp váp
chỗ nào. Lương Tiêu diễn hết một lượt, dừng lại nói:
- Tiểu tử diễn có đúng không?
Liễu Tình ngạc nhiên nói:
- Nếu vị đại tông sư ấy mà gặp ngươi thì chắc sẽ mừng vui lắm.
Lương Tiêu cười hì hì:
- Đạo trưởng quá khen rồi, có rất nhiều chỗ biến hóa tôi còn chưa nhớ rõ!
Liễu Tình phì cười:
- Nếu ngươi thuộc làu làu cả thì thành thần tiên mất rồi. Ta tự phụ là
mình cũng không phải dạng chậm hiểu, thế mà học Đường kiếm Càn này cũng
phải mất tròn sáu ngày đấy.
Thực ra, Đường kiếm Càn tuy rườm rà
rối rắm, nhưng gắn liền với phạm vi của toán thuật cổ đại. Lương Tiêu
thông hiểu toán học, nên suy luận ra rất dễ dàng. Gã nhìn vẻ mừng rỡ của Liễu Tình, vòng tay thưa:
- Đạo trưởng mới gặp tiểu tử mà đã truyền thụ kiếm pháp này, tiểu tử không có công mà hưởng lộc, thật áy náy quá!
Liễu Tình cười đáp:
- Năm xưa, khi truyền thụ kiếm pháp này cho ta, vị đại tông sư ấy đã nói, Quy Tàng kiếm sâu xa khôn lường. Nếu bần đạo có đủ phẩm chất tài năng
thì nên truyền thụ lại cho người khác, tránh cho kiếm pháp thất truyền.
Vừa rồi ta thấy ngươi sáng tạo ra kiếm pháp, thật thông minh hiếm thấy
nên muốn thử thách đôi chút, bây giờ nghĩ lại, thật bần đạo không nhìn
lầm.
Lương Tiêu được tôn trọng như vậy, nhiệt huyết bừng bừng, dõng dạc nói:
- Thế thì đạo trưởng là sư phụ của Lương Tiêu này rồi, xin nhận của Lương Tiêu một lạy.
Gã đang định quỳ xuống thì Liễu Tình đã chìa tay ngăn lại, Lương Tiêu cảm
thấy một luồng nhu kình tràn tới, chứa đựng cái uy không đánh mà khuất
phục được người, bất giác phải đứng nguyên, trong lòng vô cùng kinh
ngạc.
Liễu Tình ngăn được gã vái lạy, hai tay vẫn không thu về, nói nửa cười nửa trách mắng:
- Thật chẳng ra sao, ta là một nữ đạo sĩ, làm sao có thể thu nạp nam đồ
đệ! Chẳng may lọt tới tai bọn rỗi chuyện ưa đàm tiếu thì thật không hay!
Lương Tiêu chẳng tần phiền gì chuyện nữ sư phụ nam đồ đệ, nhưng thấy Liễu
Tình xem trọng chuyện đó như vậy, cũng đành thôi. Liễu Tình nhìn gã,
cười bảo:
- Kiếm pháp là của vị đại tông sư đó, bần đạo chẳng qua là người truyền đạt hộ. Nếu ngươi có lòng, sau này hội ngộ thì bái
người làm thầy là được rồi.
Lương Tiêu nghe vậy mới biết, bà
không chịu thu gã làm học trò là cố ý chừa đường cho gã dùng Quy Tàng
kiếm làm vật dẫn đưa đường đến bái sư trực tiếp ở vị đại kiếm khách kia. Gã cảm động vô cùng, vái lạy sát đất:
- Đạo trưởng tuy không thu đồ đệ nhưng ơn truyền nghệ, Lương Tiêu cả đời không quên.
Liễu Tình mỉm cười, bắt đầu giảng đến tâm pháp. Tâm pháp của Đường kiếm Càn
không hoàn toàn là số thuật, mà phần nhiều là võ học. Đến khi trời tang
tảng sáng, Lương Tiêu đã lĩnh hội được ba bốn tầng tâm pháp, muốn học
tiếp nữa, nhưng Liễu Tình thấy gã cả đêm chưa chợp mắt, sợ hôm sau gã
mệt, bèn giục về phòng nghỉ ngơi.
Lương Tiêu xúc động vô cùng,
trở về giường, nhưng trằn trọc khó ngủ, khó khăn lắm mới chợp mắt được
hai canh giờ là đã dậy rồi, cầm kiếm ra cửa. Lúc này trời đã sáng bạch,
chợt nghe có tiếng kiếm rít vun vút, gã ngước mắt nhìn ra, thấy Ách nhi
đang luyện kiếm trong rừng tùng, tiến thoái lên xuống nhanh như chớp,
đoản kiếm trên tay phát muôn hào quang, kiếm khí cắt lìa những lá thông
nhỏ khiến chúng bay ào ào. A Tuyết thì đứng bên xem, thấy Lương Tiêu ra, liền gọi:
- Ca ca mau lại xem, kiếm pháp của Ách nhi tuyệt lắm!
Lương Tiêu cau mày;
- A Tuyết, muội chẳng biết xấu tốt gì cả, xem trộm người ta luyện kiếm là điều đại kỵ. Chẳng may cô ta đâm muội một nhát thì làm thế nào?
A Tuyết tủi thân, cúi đầu nói:
- Nhưng Ách nhi cho muội xem mà.
Lương Tiêu liếc mắt ra, thấy kiếm pháp của Ách nhi biến ảo khôn lường, ngẫu
nhiên lại sử một chiêu Đường kiếm Càn thì ngứa ngáy cả người, lao vù lên gọi:
- Xem chiêu đây! – rồi khua một nhát kiếm ra, chính là một chiêu trong Đường kiếm Càn.
Ách nhi không ngờ Lương Tiêu đột nhiên lại vận dụng lộ kiếm pháp đó, trố
mắt buông kiếm xuống, lại quên chống đỡ, trường kiếm của Lương Tiêu chạm đến ngực, cô mới sực tỉnh, cả kinh thất sắc. A Tuyết la lên:
- Ca ca...
Cô chưa dứt lời, Lương Tiêu đã thu kiếm về:
- Bị đâm mà không hoàn thủ à?
Ách nhi xịu mặt, vung kiếm đâm ra, Lương Tiêu định tâm luyện chiêu, bèn
dùng Đường kiếm Càn đối phó. Hiềm nỗi gã mới học, luyện tập chưa tinh,
còn hơi bỡ ngỡ, được vài chiêu đã bị sống kiếm của Ách nhi đập lên cổ
tay, đau điếng người, gã rít lên:
- Đồ mũi trâu ranh...
Gã chưa dứt lời, đã bị vả một cái vào miệng, đau đến méo cả miệng đi.
Hai người trao đổi đến hơn hai mươi chiêu, Lương Tiêu nhất quyết luyện kiếm nên trước sau chỉ dùng Đường kiếm Càn công thủ, kế quả chỉ nghe những
tiếng lép bép vang lên liên tiếp, Ách nhi chặt ngang chém dọc, cầm bảo
kiếm như một mũi gai, một tay chống nạnh, điệu bộ đanh đá, càng đấu càng vui thích. A Tuyết tuy biết cô bé không đời nào làm Lương Tiêu bị
thương, nhưng xem mà cũng giật mình thon thót, cứ kêu “thôi đi, thôi đi” liên tục. Liễu Tình nghe tiếng kêu cũng ra xem, cau mặt.
Lương Tiêu lĩnh liền mấy nhát, toàn thân từ đầu xuống chân nóng rát, mất hết kiên nhẫn bèn mắng:
- Đồ mũi trâu ranh, ngươi thử đánh nữa xem! – Rồi quẳng kiếm đi, nhảy xổ tới định vật lộn. Liễu Tình bèn quát lên:
- Gượm đã!
Lương Tiêu trông thấy bà thì bối rối nghĩ bụng: “Chết toi, mải mắng nó là mũi trâu, không ngờ vô tình mắng lây sang cả Liễu Tình đạo trưởng.” Gã nóng bừng cả mặt. Liễu Tình thở dài:
- Ách nhi, ta dạy y mấy chiêu kiếm pháp, con cùng luyện với y thì tới điểm là dừng, không được thừa cơ đánh người.
Ách nhi lắc đầu quầy quậy. Liễu Tình cau mày bảo:
- Con bé này, lại cãi cự gì nữa đây!
Ách nhi liếc Lương Tiêu, đột ngột vạch mũi kiếm xuống đất: “Thằng quái này
đáng ghét lắm, con không luyện kiếm với hắn đâu.” Lương Tiêu tái mặt,
tức giận mắng:
- Được, ngươi không thích thì thôi, ta cũng thèm
vào! – Rồi rũ tay áo bỏ đi. A Tuyết tất tả chạy theo, nhưng Lương Tiêu
đang tức giận bừng bừng, guồng chân chạy như gió, chỉ thoáng chốc đã
không thấy tăm dạng đâu nữa. A Tuyết gọi với, mắt đỏ hoe lên.
Liễu Tình buồn bực trong lòng, định trách mắng Ách nhi thêm mấy câu nữa,
nhưng chực nói ra cuối cùng lại nén lại, nghĩ ngợi một hồi đành thở dài, tự nhủ: “Nó với Lương Tiêu sao cứ mâu thuẫn suốt, phải nghĩ cách để hai đứa hòa hảo mới được.”