Cuộc Sống Ở Bắc Tống

Chương 90 : Trọng Vi đi làm con thừa tự

Ngày đăng: 00:35 19/04/20


Trương Trọng Vi trả lời. “Tôi thì có năng lực gì, bản thân tôi

rõ, chỉ bằng văn thơ của mình nhất định không thể đứng vị thứ ba, tất cả đều dựa vào Lí thái thú, chịu ân của ông ấy, làm sao cự không thu nha

hoàn ông ấy tặng được, nếu không chẳng phải là đánh vào mặt mũi ông ấy,

làm ông ấy mất thể diện sao?”.



Lâm Y thấy chàng biết nặng nhẹ, rất là vui mừng, âm thầm nghĩ chàng tuy là thành thật vậy nhưng không hề ngu ngốc, nàng nói. “Vậy sau này anh có tính toán gì không?”.



Trương Trọng Vi thấy nàng quan tâm, liền giải thích chuyện làm quan sau khoa

cử, ở Đại Tống thi đậu xong đã là mệnh quan rồi, bước lên con đường làm

quan là mười phần chắc chắn, chỉ chờ triều đình bổ nhiệm chức danh.

Chàng vừa nói vừa nghĩ nên đề cập với Lâm Y việc hôn sự sao đây, nhưng

nghĩ lúc lâu vẫn cảm thấy nên phái bà mối đến mới đủ trịnh trọng, vì thế thẳng tới khi cả hai tạm biệt cũng không nói vào chính đề.



Nhị phòng họ Trương có hai cậu con trai cùng đậu khoa cử, cả làng quê chấn

kinh, buổi chiều rất nhiều người tới lui chúc mừng, cảnh tượng náo

nhiệt. Dương thị đứng ở cửa viện nhà cũ nhìn sang, trở về cảm thán với

Trương Đống. “Chuyện tốt đều là chuyện nhà người ta”.



Trương Đống an ủi bà. “Đó cũng không phải người ngoài, là cháu trai ruột thịt của chúng ta mà”.



Dương thị nhìn phu quân, nói. “Cháu trai có thân đi nữa thì làm sao bằng con trai?”.



Trương Đống không lên tiếng, đứng trước cửa sổ nghe tiếng chúc tụng cách vách

ầm ĩ, trên mặt không khỏi tỏ vẻ hâm mộ. Dương thị đứng bên cạnh ông ta,

làm như vô tình lẩm nhẩm. “Tuổi gần nửa trăm, dưới gối không con, về già không chỗ dựa vào, hay là xin một đứa cháu trai đến làm con thừa tự mà dưỡng lão”.



Ở Đại Tống, người gần năm mươi thật sự được

xưng là ông già. Trương Đống hiểu, đề nghị nhận một đứa cháu làm con

thừa tự thật là có lý, nhưng ông ta không muốn nhận mình già, vẫn nghĩ

chỉ cần trả hết nợ nần xong, vào kinh mưu một chức quan, lại nạp thêm

vài mỹ thiếp… Đang nghĩ ngợi, Dương thị lên tiếng ngắt mạch suy nghĩ của ông ta. “Quan nhân, tôi thấy Trọng Vi đứa nhỏ này rất tốt, không bằng thừa dịp nó còn ở nhà, cho làm con thừa tự đi”.



Trương Đống vẫn đang nghĩ đến chuyện nạp thiếp, nghe câu này có chút mất hứng. “Cháu trai làm con thừa tự làm sao bằng con ruột của mình?”.



Dương thị cười. “Trọng Vi là tân tiến sĩ, chớp mắt sẽ làm quan, có đứa con như vậy mặt lão gia cũng thêm sáng rọi”. Nói xong ghé vào bên tai Trương Đống thì thầm, bảo ông ta rằng nhận
biết đáp lễ thế nào, vội sai Thanh Miêu mời thím Dương đến thỉnh giáo

thím.



Thím Dương lật khăn phủ lên xem, thấy bên trong có châu ngọc và trang sức, còn có bảy thứ trà bánh, vân vân, chậc lưỡi không thôi. “Đại phòng tặng lễ đính hôn chiếu theo quy củ nhà quan lại, phong phú hơn cả lúc Nhị phòng cầu cưới Đại thiếu phu nhân”.



Lâm Y ngạc nhiên. “Đại phòng thiếu nợ chưa trả hết, ở đâu ra tiền?”.



Thím Dương trả lời. “Chắc là vay nữa”.



Thanh Miêu oán giận. “Vay tiền mua lễ đính hôn, sau này cũng là Tam nương tử phải trả, thực vô nghĩa”.



Thím Dương cười. “Nha đầu này, người ta còn chưa mở miệng đòi Tam nương tử trả đâu, cháu đã

chộp nói trước. Hơn nữa lễ đính hôn phong phú, Tam nương tử cũng có thể

diện, Đại phòng thà vay tiền cũng muốn cho Tam nương tử hãnh diện, đây

không phải chuyện tốt ư?”.



Thanh Miêu nghe xong, lập tức vui vẻ, vội nói. “Vẫn là Đại phòng tốt, nếu đổi thành Nhị phòng, nhất định không thể tưởng tượng nổi”.



Lâm Y thấy Đại phòng tôn trọng nàng, đột nhiên cảm thấy Dương thị tốt hơn

Phương thị gấp trăm lần, nghĩ bụng : quả nhiên người hiểu quy củ làm

việc cũng tận tình. Nàng cảm động và thương Đại phòng nhà họ Trương, ấn

theo thím Dương dạy bảo, đáp lễ đính hôn thật nhiều, đỡ cho bọn họ bị

thiếu hụt. Nhưng cảm động thì cảm động, vẫn phải cẩn thận đề phòng, lúc

trước điền thảo thiếp rồi định thiếp, khi liệt kê của hồi môn, Lâm Y đều giảm bớt một nửa con số, hiện giờ dù Đại phòng làm việc có tâm, nàng

vẫn không sửa lại ý định.



Thanh Miêu vô cùng khó hiểu hành động đó, hỏi. “Tam nương tử gả vào nhà họ Trương không mang theo tiền tài sao? Chờ chủ tử

xuất giá, nữ hộ cũng không người, lưu lại một nửa gia sản ghi vào danh

nghĩa ai?”.



Lâm Y nói. “Đã không người, tiền tài ruộng đất tất nhiên phải mang theo toàn bộ vào nhà họ Trương”.



Thanh Miêu lại càng chẳng hiểu gì, hỏi tiếp. “Nếu mang theo hết, vì sao không viết vào của hồi môn?”.